Thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên đến năm 2015 (Trang 26 - 28)

b) Nguyên nhân của hạn chế:

3.2.4.Thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội:

- Trên cơ sở đặt mục tiêu XĐGN là nhiệm vụ hàng đầu và gắn chặt với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của Cấp ủy với các ban ngành đoàn thể từ phường đến khóm và toàn thể nhân dân trong công tác XĐGN, lấy đây làm cơ sở quan trọng tạo ra nguồn lực xã hội để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch đề ra.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đóng trên địa bàn phường từ đó góp phần nâng cao phát triển kinh tế xã hội của phường để phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển kinh tế thương mại dịch vụ theo hướng đổi mới..

- Tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng thực tốt chương trình y tế quốc gia. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền và vận động để hạn chế mức thấp nhất việc sinh con lần 3.

3.2.5.Tăng cường vai trò của phụ nữ trong công tác xóa đói giảm nghèo:

- Hỗ trợ phụ nữ nghèo làm kinh tế, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo.

- Mở rộng huy động vốn hình thành nguồn vốn xoay vòng hỗ trợ phụ nữ nghèo và thực hành tiết kiệm: nuôi heo đất, tiết kiệm 5.000đ/tháng/chị theo kế hoạch của Hội Liên hiệp Phụ nữ phường phát động.

- Đào tạo nghề cho phụ nữ.

- Xây dựng mô hình phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, liên kết các mô hình sản xuất cùng ngành nghề để chị em phụ nữ có điều kiện trao đổi hàng hoá sản phẩm.

- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em nghèo, xây dựng phong trào chống suy dinh dưỡng trẻ em và nâng cao chế độ ăn uống hợp dinh dưỡng cho gia đình, bảo vệ sức khỏe bà mẹ.

- Vận động chị em phụ nữ thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên đến năm 2015 (Trang 26 - 28)