Chính sách tài chính công

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ SINGAPORE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 26 - 36)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.1.2. Chính sách tài chính công

Đối với nền tài chính công, Việt Nam có thể học Singapore một số bài học sau:

Chống tham nhũng, lãng phí quyết liệt và có hiệu lực trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế – xã hội và chi tiêu tuỳ tiện công quỹ nhà nước không thể không là biện pháp lành mạnh hóa ngân sách nhà nước trong điều kiện hiện nay.

Theo giáo sư Jon S.T. Quah, khoa chính trị học ở Đại học Quốc gia Singapore, kinh nghiệm của Singapore không dễ lặp lại ở các nước vì hoàn cảnh đặc thù và vì những chi phí chính trị và kinh tế của việc trả lương cao. Tuy nhiên, có sáu bài học có thể tham khảo:

Một là, bộ máy lãnh đạo phải thực tâm chống tham nhũng và trừng phạt bất cứ ai có hành vi tai tiếng. Hai là, phải có các biện pháp chống tham nhũng đầy đủ, không có lỗ hổng và thường xuyên được xem lại để thay đổi, nếu cần

thiết. Ba là, cơ quan chống tham nhũng phải trong sạch. Không nhất thiết phải có quá nhiều nhân viên, và bất kỳ thanh tra nào tham nhũng cũng phải bị trừng phạt và đuổi ra khỏi ngành.

Bốn là, cơ quan chống tham nhũng phải tách khỏi bộ máy cảnh sát.

Năm là, để giảm cơ hội tham nhũng tại các ngành dễ sa ngã như hải quan, thuế vụ, công an giao thông, các cơ quan này phải thường xuyên kiểm tra và thay đổi qui định làm việc. Sáu là, động cơ tham nhũng trong khối nhân viên nhà nước và quan chức có thể giảm bớt nếu lương và phụ cấp cho họ có tính cạnh tranh với khu vực tư nhân.

Và dĩ nhiên, mọi chiến lược đều trở thành công cốc nếu lãnh đạo chỉ nói suông và thiếu ý chí chính trị.

Tập trung nhiều hơn vào khu vực kinh tế tư nhân thay vì dồn vốn quá nhiều cho cá doanh nghiệp nước. Khu vực tư nhân chính là điểm xuất phát cho sự tăng trưởng quốc gia, là điểm bắt nguồn của sự sáng tạo vô hạn, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và thu hút lực lượng lao động khổng lồ. Singapore chính là điển hình trong việc tập trung vào kinh tế tư nhân khi gói kích cầu trị giá 20.5 tỉ SGD của họ đã giành tới 8,4 tỉ cho khu vưc doanh nghiệp này. Để sử dụng một cách hợp lý nguồn tài sản quốc gia, nước láng giềng Singapore đã có một cách hữu hiệu đó là lập công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước Temasek vào năm 1974.

Mới đây, Việt Nam cũng đã thành lập tập đoàn kinh doanh và đầu tư vốn nhà nước (SCIC) như vậy với số vốn điều lệ lên tới 15.000 tỉ đồng. Nhìn vào thành công của Temasek, “cha đẻ” trong công cuộc phát triển của Singapore đã có một bài học rất lớn giành cho Việt Nam. Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Công thương của Singapore đã từng nói: “Một trong những ảo tưởng tai họa mà nhiều nước thuộc thế giới thứ ba đang nuôi dưỡng là quan niệm cho rằng các nhà chính trị và các quan chức có thể đảm nhận

thành công các vai trò kinh doanh. Cho dù có phải đứng trước thực tế ngược lại hoàn toàn thì càng lạ lùng là người ta vẫn cứ tin vào ảo tưởng đó”. Từ đó, một kinh nghiệm trong quản lý vốn nhà nước của Việt Nam đó chính là để phát huy có hiệu quả số tiền khổng lồ này, cần phải có một đội ngũ chuyên gia hàng đầu chứ không phải là những nhà chính trị và các quan chức với đầu óc “công chức” cùng những “mệnh lệnh cách” của họ. Tính chuyên nghiệp của Temasek còn ở nơi tính “quốc tế” của đội ngũ nhân viên, trong đó 40% vị trí quản lý là người nước ngoài. Ngay cả đội ngũ nhân viên bản địa cũng vào hàng cao cấp trên trường quốc tế, tỉ như giám đốc điều hành bậc cao Vijay Parekh từng là Phó chủ tịch Ngân hàng American Express.

Vừa qua, việc thành lập Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước Tp.HCM có thể được coi như là một bước tiếp theo để nhân rộng mô hình này.

3.2.1.3. Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực

Năm 2009, Global Financial Centres Index, London đưa ra một bảng xếp hạng 14 yếu tố cạnh tranh cho một trung tâm tài chính. Đứng đầu là sự sẵn có nguồn nhân lực có kỹ năng, thứ hai là môi trường pháp lý, thứ ba là tiếp cận thị trường tài chính quốc tế, thư tư là sự sẵn có về hạ tầng kinh doanh. Trong số các yếu tố tiếp theo, mức độ quan trọng được dành cho môi trường kinh doanh công bằng và hợp lý; mức độ phản hồi của Chính phủ, chính sách thuế doanh nghiệp; chất lượng cuộc sống...

Xét về nhiều mặt, thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều điểm phải nỗ lực. Ngay ưu thế lớn nhất của thành phố là hệ thống ngân hàng sâu rộng, thì nhân lực cho ngành này vẫn thiếu và chưa đạt chuẩn. Với các định chế phi ngân hàng, vai trò các công ty tài chính và cho thuê tài chính còn mờ nhạt. Dịch vụ của các công ty bảo hiểm khá hạn chế. Đã có nhiều quỹ đầu tư ngoại hoạt động ở thành phố nhưng lại đăng ký và niêm yết ở nước ngoài...

Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, khi đề cập đến cơ hội nào giúp thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc gia, nêu lên bốn yếu tố: quản lý thị trường minh bạch nghiêm khắc, pháp luật rõ ràng, cởi mở cho sáng kiến và sản phẩm mới, môi trường cạnh tranh lành mạnh. “Giá trị cốt lõi của một trung tâm tài chính, sự thành công của nó nằm ở sự cân đối bốn nhân tố trên”, ông Scriven nhấn mạnh.

Không phải ngẫu nhiên, Global Financial Centres Index đưa mức độ phản hồi của Chính phủ vào bảng các yếu tố cạnh tranh. Chính phủ có vai trò hàng đầu trong việc phát triển trung tâm tài chính thành phố. Chính phủ là người thiết lập cơ chế, tăng cường trách nhiệm và quyền hạn cho thành phố trong quản lý lĩnh vực tài chính trên địa bàn.

Với sự bật đèn xanh của Chính phủ, ngay bây giờ thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập Ủy ban Xúc tiến phát triển trung tâm tài chính. Đây là bước đầu tiên để biến ước mơ trung tâm tài chính của thành phố thành hiện thực.

3.2.2. Chính sách phát triển ngoại thương.

3.2.2.1 Xây dựng chiến lược xuất khẩu hợp lý

Quá trình phát triển xuất khẩu của một quốc gia thường được chia thành các thời kỳ nhất định với chiến lược phát triển lâu dài.

Singapore đã có một chiến lược xuất khẩu rất thông minh với một lộ trình rõ ràng, đi từ xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản, sang xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng lao động lớn, và cuối cùng là xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Việt Nam hiện nay đã và đang đi trên con đường xuất khẩu nguyên liệu thô ( chiếm tới gần 40% GDP) và tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng lao động lớn như dệt may và các mặt hàng nông thủy sản.

Tuy nhiên dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công ( chiếm tới hơn 70%) còn tỉ lệ xuất khẩu hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm ) lại thấp, chỉ chiếm 30% xuất khẩu. Điều này khiến thực tế rằng năm 2008 hàng may mặc Việt Nam (VN) chính thức lọt vào top 10 nước XK dệt may hàng đầu thế giới. Cùng với đó, kim ngạch XK hàng dệt may đã từng bước vượt qua nhiều ngành hàng khác để trở thành quán quân trong các ngành hàng XK của VN. Tuy nhiên, sự tăng trưởng hàng tỷ USD mỗi năm cũng chỉ là con số “hữu danh vô thực”. Vấn đề thay đổi cơ cấu trong xuất khẩu dệt may đang là mục tiêu hàng đầu của chính phủ và các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu dệt may, vấn đề trước hết mà chính phủ cần quan tâm đó là tăng cường xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ và hỗ trợ việc nhập khẩu đầu vào, tạo điều kiện để giảm chi phí cho các doanh nghiệp, từng bước nâng cao số lượng cũng như chất lượng hàng FOB, giảm tỉ lệ gia công.

Ngoài ra cần kể tới hướng đi mới trong xuất khẩu là gia công phần mềm. Đây là lĩnh vực sử dụng công nghệ cao của Việt Nam, tuy còn rất non trẻ nhưng dẫu sao đó cũng là bước đầu để chúng ta có hướng phát triển thích hợp trong tương lai.

3.2.2.2 Đầu tư cho xuất khẩu

Theo các nhà chuyên môn, mức tiêu dùng thực tế của dân ta trong những năm gần đây thực tế đã giảm. Nhà nước đang có chủ trương kích cầu chính là tăng mức tiêu dùng của dân cư nhằm tạo ra tiền đề cho sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên với nhu cầu có khả năng thanh toán không nhiều do 75% dân cư sống ở nông thôn, nguồn thu nhập chủ yếu trông cậy vào lượng hàng nông sản thực phẩm, mà giá hàng nông sản thực phẩm thô trong nước cũng như quốc tế thường hay có biến động. Vai trò đẩy mạnh xuất khẩu đang là hướng trọng điểm nhằm cải thiện mức tổng cung, tăng thu nhập cho nông dân, đạt mục tiêu kích cầu đã đề ra. Đầu tư cho sản xuất nói chung

và cho xuất khẩu nói riêng là một động lực cho sự phát triển, vì vậy, nhà nước cần áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư nhằm hướng vào xuất khẩu.

Cũng cần nhắc tới kinh nghiệm thành công của Singapore chỉ ra rằng đồng ngoại tệ kiếm được từ xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô, nông hải sản phải được dùng để mua máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp thâm dụng lao động (labour intensive) để có thể xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng lao động lớn. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn cho Việt Nam. Chính phủ cần có cơ chế hợp lý trong việc giám sát hoạt động xuất khẩu máy móc công nghiệp sao cho tận dụng và phát triển được các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động ở Việt Nam hiện nay như dệt may và dần đưa máy móc thiết bị chất lượng cao vào sản xuất và chế biến nông thủy sản, một ngành công nghiệp mà Việt Nam có nhiều thuận lợi cả về mặt tự nhiên và con người. Hiện nay , vấn đề này đã được đề cập nhiều nhưng chính phủ vẫn chưa có những động thái tích cực để phát triển. Nước ta 75% dân số vẫn ở nông thôn và phần rất lớn lao động làm trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nhưng tỉ lệ cơ giới hóa trong sản xuất còn thấp. Mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông lâm thủy sản vào loại lớn trên thế giới nhưng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam lại không được đánh giá cao về mặt chất lượng khiến việc mở rộng và thâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu trở nên rất khó khăn. Chính vì thế, bài toán nâng cao chất lượng, cơ giới hóa khu vực sản xuất nông lâm thủy sản đi kèm với ngành công nghiệp chế biến cần được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển xuất khẩu trong tương lai gần của nước ta.

* Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu:

Vốn đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu ở ta hiện nay gồm vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài gồm có: (1) ODA (Official Development Assistance): Vốn hỗ trợ phát triển chính thức, bao gồm

ODA không hoàn lại và ODA với lãi suất ưu đãi, hàm chứa 25% vốn không hoàn lại; (2) FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp của nước ngoài; (3) Vốn vay thương mại từ nước ngoài, vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, viện trợ nhân đạo...

Đây là những nguồn vốn vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Về vấn đề này, Singapore chính là hình mẫu lý tưởng để Việt Nam noi theo trong việc tận dụng các nguồn vốn đầu tư. Với một chính sach kiểm soát vốn hợp lý, ngăn chặn tối đa khả năng lãng phí vốn của một số cá nhân và tập đoàn nhà nước lớn, đưa ra chiến lược đầu tư một cách cụ thể, tập trung vào đẩy mạnh thương mại, thu về lợi nhuận trong ngắn hạn rồi tiếp tục sử dụng nguồn vốn đó để nâng cao đời sống người dân trong nước, chắc chắn Việt Nam sẽ đạt được những mục tiêu tăng trưởng mong muốn

* Khắc phục những hệ quả của giai đoạn đầu tư

Khoảng cách thời gian của những nỗ lực đầu tư nói trên thông thường đều gây ra một chu kỳ lạm phát. Kinh nghiệm của Singapore cũng chỉ ra rằng những chu kỳ này được khắc phục bằng nỗ lực tiết kiệm của toàn thể cộng đồng dân tộc (cả nhà nước lẫn nhân dân), một sự cải cách thủ tục hành chính, một quyết tâm xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất tốt (đường sá, điện nước, trường học, bệnh viện, hệ thống an sinh xã hội). Thời gian đầu tư sẽ được rút ngắn, hệ số ICOR sẽ giảm, hiệu quả của đầu tư sẽ tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tiến rất nhanh và lạm phát sẽ được kiểm soát.

Hệ thống tiết kiệm bắt buộc của Singapore cũng là một bài học để Việt Nam xem xét. Tăng đầu tư xuất khẩu nhưng cần phải có chính sách tiết kiệm hợp lý để giảm ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước.

Tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển đất nước, cụ thể là cân bằng giữa thương mại với nước ngoài (Xuất khẩu và nhập khẩu) và ổn định kinh tế nhằm tăng cường tiêu thụ hàng hoá trong nước, hướng tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tỷ giá hối đoái luôn bị tác động bởi tình hình lạm phát trên thị trường nội địa và thị trường thế giới. Nhà nước phải tiến hành điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo các quá trình lạm phát có liên quan, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế. Điều cần lưu ý là trên thực tế, một nước có quan hệ với rất nhiều bạn hàng, vì vậy khi tính toán tỷ giá hối đoái cần tính tỷ giá đó ở dạng song phương. Nhưng có thể có rất nhiều loại hàng và nhiều bạn hàng, nên trong tính toán chỉ chọn những khách hàng quan trọng nhất, mặt hàng quan trọng nhất để tính tỷ giá hối đoái.

Trong cấu thành các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỉ trọng đến 70% là giá trị hàng nhập khẩu. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thì dầu thô, hàng dệt may, thủy sản và gạo chiếm tỉ trọng tương đối lớn (khoảng gần 40%), mà giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động sản xuất và khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỉ giá hối đoái. Do vậy, một sự giảm giá VND không chắc đã làm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu bởi năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu chịu tác động bởi nhiều yếu tố đan xen nhau.

Học tập kinh nghiệm của nước láng giềng Singapore, vào thời điểm này, Việt Nam nên nâng tỉ giá đồng nội tệ so với các đồng ngoại tệ mạnh khác trên thế giới, cụ thể là USD và EURO. Tuy rằng với chính sách này, việc xuất khẩu sẽ có đôi chút ảnh hưởng xấu, đặc biệt sẽ làm hàng hoá trở nên đắt tương đối hơn so với một vài bạn hàng khác trong cùng khu vực cũng như trên thế giới, nhưng về dài hạn, đây là công cụ hữu hiệu để ổn định kinh tế trong

nước, kiềm chế lạm phát và nâng cao mức sống người dân. Không những thế, nó còn làm khoản nợ Chính phủ tính tới năm 2010 (gần 52% GDP) trở nên bớt khủng khiếp.

Với một chính sách thắt chặt tiền tệ trong nước, Việt Nam còn tránh được những căng thẳng không đáng có với các quốc gia khác, gia tăng vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Còn đối với nhu cầu phải đẩy mạnh xuất khẩu tạo nguồn vốn tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, Việt Nam có thể sử dụng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ SINGAPORE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w