Lịch sử hệ điều hành Android

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ điều hành Android và xây dựng ứng dụng Android Explorer (Trang 25 - 28)

Năm 2003, một công ty hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm cho các thiết bị di động mang tên là Android được thành lập bởi 4 thành viên là:

1. Andy Rubin (nhà đồng sáng lập công ty Danger - công ty chuyên về các nền

tảng, phần mềm, thiết kế, và dịch vụ cho các thiết bị điện toán di động)

2. Rich Miner (nhà đồng sáng lập công ty truyền thông Wildfire

Communications)

3. Nick Sears (một trong những vị phó chủ tịch của nhà cung cấp mạng viễn

Trần Đức Trình và Trần Hoàng Quân – Lớp 09T4 – Nhóm 10

4. Chris White (trưởng bộ phận thiết kế và phát triển giao diện của WebTV)

Năm 2005, sau hơn 2 năm hoạt động thì Android được Google mua lại với một khoản tiền không được tiết lộ và chính thức trở thành một trong những công ty con của gã khổng lồ ngành tìm kiếm. Đồng thời cả Andy Rubin, Rich Miner và Chris White đều quyết định tiếp tục làm việc tại chính công ty của mình sau khi được mua lại. Ở thời điểm đó, nhiều người không thực sự chú ý vào thương vụ này, thế nhưng nó lại đánh dấu bước đi đầu tiên của Google trong thị trường thiết bị di động thế giới.

Tại Google, một nhóm nghiên cứu đứng đầu là Rubin đã bắt đầu phát triển một nền tảng dành cho thiết bị di động dựa trên nhân của hệ điều hành Linux. Và sau đó, hệ điều hành này cũng được giới thiệu đến các nhà phát triển phần cứng lẫn phần mềm, báo hiệu sự có mặt của một "ngôi sao" khác trên "thiên hà" thị trường công nghệ di động.

Đến tháng 12 năm 2006, suy đoán về ý định gia nhập thị trường truyền thông di động của Google tiếp tục được củng cố sau khi BBC và The Wall Street Journal cho biết rằng hãng này muốn đưa ứng dụng và chức năng tìm kiếm của mình lên các thiết bị di động. Lập tức ngay sau đó, nhiều tin đồn về chiếc điện thoại mang thương hiệu Google xuất hiện khắp các phương tiện truyền thông.

Tháng 5 năm 2007, liên minh các nhà sản xuất thiết bị cầm tay - Open Handset Alliance (OHA) được thành lập bao gồm Google và một số thành viên khác của cộng đồng Linux mở như: Broadcom Corporation, Google, HTC, Intel, LG, Marvell Technology Group, Motorola, Nvidia,Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint Nextel, T-Mobile và Texas Instruments. Mục tiêu của OHA là phát triển tiêu chuẩn mở cho các thiết bị di động và sản phẩm đầu tiên của liên minh này đó là Android, một nền tảng di động được xây dựng trên nhân Linux phiên bản 2.6.

Tính cho đến thời điểm này, Google Android đã có 10 phiên bản chính thức và 1 phiên bản sắp ra mắt được đặt tên theo những món tráng miệng, với ngụ ý người dùng sẽ dễ dàng sử dụng hệ điều hành của họ như thưởng thức các món ăn đó. Các phiên bản Android có tên mã lần lượt là: Cupcake 1.5, Donut 1.6, Eclair 2.0, Froyo 2.2, Gingerbread 2.3, Honeycomb 3.0/3.1, Android Ice Cream Sandwich 4.0, Jelly Bean 4.1,4.2 và phiên bản sắp ra mắt là Key Lime Pie 5.0.

Trần Đức Trình và Trần Hoàng Quân – Lớp 09T4 – Nhóm 10

Số hiệu Ngày phát hành Tên

1.0 23/9/2008 1.1 9/2/2009 1.5 30/4/2009 Cupcake 1.6 15/9/2009 Donut 2.0/2.1 26/10/2009 Eclair 2.2.x 20/5/2010 Froyo 2.3.x 6/12/2010 Gingerbread 3.x 22/2/2011 Honeycomb

4.0.x 19/10/2011 Ice Cream Sandwich

4.1/4.2 27/6/2012 Jelly Bean

Phiên bản 1.5 (Cupcake): Ra mắt tháng 4/2009: Phiên bản này có một số tính năng đáng chú ý như: khả năng ghi lại và xem video thông qua chế độ máy ghi hình, tải video lên YouTube và ảnh lên Picasa trực tiếp từ điện thoại, tích hợp bàn phím ảo với khả năng đoán trước văn bản, tự động kết nối với một thiết bị Bluetooth trong một khoảng cách nhất định, các widget và thư mục mới có thể cài đặt linh động trên màn hình chủ.

Phiên bản 1.6 (Donut) : Ra mắt tháng 9/2009: Phiên bản này giúp Nâng cao trải nghiệm trên kho ứng dụng Android Market, tích hợp giao diện tùy biến cho phép người dùng xóa nhiều ảnh cùng lúc, nâng cấp Voice Search, nâng cấp khả năng tìm kiếm bookmarks, history, contacts và web trên màn hình chủ, bước đầu hỗ trợ màn hình độ phân giải WVGA.

Phiên bản 2.0/2.1 (Eclair): Ra mắt tháng 10/2009. Phiên bản này có sự cải thiện rõ rệt trong giao diện người dùng, tối ưu hóa tốc độ phần cứng, hỗ trợ nhiều kích cỡ và độ phân giải màn hình hơn, thay đổi giao diện duyệt web và hỗ trợ chuẩn HTML5, Exchange ActiveSync 2.5, nâng cấp Google Maps 3.1.2, camera zoom kĩ thuật số tích hợp đèn flash, nâng cấp bàn phím ảo và kết nối Bluetooth 2.1.

Phiên bản 2.2 (Froyo): Ra mắt tháng 5/2010: Phiên bản này chú trọng nâng cấp tốc độ xử lí, giới thiệu engine Chrome V8 JavaScript, hỗ trợ Adobe Flash10.1, thêm tính năng tạo điểm truy cập Wi-Fi. Một tính năng đáng chú ý khác hỗ trợ chuyển đổi

Trần Đức Trình và Trần Hoàng Quân – Lớp 09T4 – Nhóm 10

nhanh chóng giữa các ngôn ngữ và từ điển trên bàn phím đồng thời cho phép cài đặt và cập nhật ứng dụng ở các thiết bị mở rộng bộ nhớ. Một trong những smartphone đầu tiên chạy phiên bản Android 2.2 Froyo là LG Optimus One.

Phiên bản 2.3 (Gingerbread): Ra mắt tháng 12/2010: Phiên bản này đã nâng cấp đáng kể giao diện người dùng, cải thiện bàn phím ảo, thêm tính năng copy/paste, hỗ trợ công nghệ giao tiếp tầm sóng ngắn NFC, hỗ trợ chuẩn video WebM và nâng cao tính năng copy–paste. Cùng với phiên bản Gingerbread, Google cũng ra mắt điện thoại đầu tiên của hãng sử dụng nền tảng này là Google Nexus S.

Phiên bản 3.0 (Honeycomb): Ra mắt tháng 2/2011: Đây là phiên bản hệ điều hành dành riêng cho máy tính bảng tablet với giao diện mới tối ưu hóa cho tablet, từ các thao tác đều phụ thuộc màn hình cảm ứng (như lướt web, duyệt mail..). Honeycomb hỗ trợ bộ xử lí đa nhân và xử lý đồ họa đồng thời hỗ trợ nhiều màn hình home khác nhau, cho phép người dùng dễ dàng tùy biến giao diện nếu muốn.

Phiên bản 4.0 (Icecream Sandwich): Ra mắt tháng 10/2011: Được Google giới thiệu như một bản nâng cấp toàn diện cho các phiên bản trước đó với rất nhiều thay đổi, từ cách sử dụng cho đến giao diện và bổ sung nhiều tính năng mới. Trong tương lai, Android 4.0 sẽ tiếp tục xuất hiện trên cả những chiếc điện thoại lẫn máy tính bảng và trên mọi phân khúc sản phẩm chứ không chỉ nhắm vào người dùng cao cấp.

Phiên bản 4.1(Jelly Bean): Ra mắt tháng 6/2012: Hỗ trợ mạnh mẽ khả năng thực hiện các tác vụ bằng giọng nói, hỗ trợ mạnh các mạng xã hội, tăng khả năng kết nối cũng nhưng sự tiết kiệm điện đối với các thiết bị sử dụng Android.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ điều hành Android và xây dựng ứng dụng Android Explorer (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)