Đây là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.
Theo luật về khuyến khích ĐTNN tại CHDCND Lào doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp của người nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào. Sự thành lập doanh nghiệp có thể thành lập pháp nhân mới hoặc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài.
Vốn đăng ký của doanh nghiệp ĐTNN tối thiểu phải bằng 30% tổng vốn hoạt động. Trong toàn bộ thời gian hoạt động, giá trị tài sản của doanh nghiệp không được nhỏ hơn vốn đăng ký.
Ưu điểm:
- Hình thức này đảm bảo tính độc lập tự chủ của nhà đầu tư. Họ không bị lệ
thuộc, chia sẻ quyền lợi với một bên nào khác, do đó dự ánđược triển khai nhanh, hoạt
động có hiệu quả, nhanh thu hồi vốn và có lãi. 34
- Đây là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ 100% vốn, nước sở tại không pgải bỏ vốn, không tham gia trực tiếp quản lý mà NSNN vẫn có được nguồn thu từ hoạt động của doanh nghiệp này đồng thời giải quyết được việc làm cho người lao động.
Nhược điểm:
- Đối với nước đầu tư thì lĩnh vực kinh doanh bị hạn chế hơn do nước sở tại
không cho phép và nếu nhà đầu tư không hiểu rõ về chính sách – pháp luật, văn hoá,
chính trị, nguồn lao động, thị trường của nước sở tại thì rất dễ bị thiệt hại, gặp nhiều trắc trở trong kinh doanh.
- Đối với nước nhận đầu tư: Sẽ phải đối phó với một những hiện tượng tiêu cực do nhà đầu tư nước ngoài mang lại, một số ngành nghề, lĩnh vực bị chi phối vì mục tiêu của nhà đầu tư là lợi nhuận tối đa. Do nước sở tại không được tham gia hoạt động kinh doanh nên các nhà quản lý rất khó kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp này. Nếu hình thức này được thực hiện tràn lan nó sẽ kìm hãm sự phát
triển của doanh nghiệp trong nước vì các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tiềm
lực vốn lớn, có nhiều kinh nghiệm trong chiến lược kinh doanh.
- Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành của tỉnh Chăm Pa Sắc
Cơ cấu đầu tư vào các ngành là một yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao khảnăng cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bởi
vì nó tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Qua việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ V (2008 - 2013) đạt được kết quả
sau đây: Khu vực nông - lâm nghiệp chiếm 42,8%, trung bình tăng 3,6%; so với kế
hoạch đề ra thực hiện được 65%. Khu vực công nghiệp - thủ công nghiệp chiếm
26,4%, trung bình tăng 8,8%; so với kế hoạch đề ra thực hiện được 9%. Khu vực dịch vụ gồm 30,5%, trung bình tăng 12%; sơ với kế hoạch thực hiện được 71%.
Bảng 2.4: Số dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành năm 2008 - 2013 Stt Chỉ tiêu Tổng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
1 Nông - lâm nghiệp
Số DA 76 14 23 8 12 9 10 Vốn ĐT (USD) 210.875.000 28.125.000 74.750.000 24.625.000 20.625.000 49.875000 12.875.000 % 13% 35% 12% 10% 24% 6% 2 CN-Thủ công ghiệp Số DA 48 5 6 14 9 6 8 Vốn ĐT (USD) 391.375.000 6.500.000 8.500.000 24.750.000 62.125.000 90.875.000 198.625.000 % 2% 2% 6% 16% 23% 51% 3 TM và dịch vụ Số DA 38 6 9 6 5 6 6 Vốn ĐT (USD) 93.750.000 40.125.000 16.500.000 21.875.000 5.250.000 8.250.000 1.750.000 % 43% 18% 23% 6% 9% 2%
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Champasak
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc, 20013