Cái hài trong cuộc sống và trong nghệ thuật

Một phần của tài liệu cái hài trong mỹ học (Trang 28 - 33)

• Cái hài có mặt từ rất sớm trong xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên trong những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian (folklor) của xã hội tiền giai cấp. Xã hội loài người không chỉ là vương quốc của cái đẹp, cái bi còn là vương quốc của cái hài. Bởi vì, cái hài nảy sinh bởi những mâu thuẫn xã hội, và quá trình giải quyết những mâu thuẫn đó. Khái quát lại đó có thể là mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, giữa bộ phận với toàn thể, giữa ý nghĩa và phương tiện, giữa ước muốn và khả năng, giữa cái được phép và không được phép, quen và không quen, bình thường và không bình

– Cái hài trong cuộc sống:

Trong cuộc sống, cái hài nảy sinh trong cuộc đối đầu giữa cái đẹp với cái xấu. Khi xã hội đang còn cái xấu thì cái hài đang còn lí do dể xuất hiện. Sở dĩ mỹ học chú ý đến cái hài, vì trong cuộc sống thiếu gì hiện tượng trống rỗng, vô nghĩa ở bên trong lại được che đậy một vẻ huênh hoang bên ngoài và luôn tự cho rằng nó còn có một nội dung, một ý nghĩa thật sự và quyền được tồn tại bất chấp qui luật.

– Cái hài trong nghệ thuật:

Cái hài trong nghệ thuật là sự phản ánh cái hài trong cuộc sống nhưng ở dạng tiêu biểu, tinh túy và ổn định hơn. Trong hầu hết các loại hình nghệ thuật cái hài đều có mặt (chỉ trừ kiến trúc là một ngoại lệ). chẳng hạn : tranh châm biếm đả kích trong hội họa, hài kịch trong sân khấu, thơ trào phúng, truyện tiếu lâm trong văn học, phim hài trong điện ảnh... Các thủ pháp của cái hài cũng khác nhau trong loại hình nghệ thuật. Ví dụ như trong văn học chơi chữ, ẩn dụ, phúng dụ, trong sân khấu ngoài ngôn ngữ còn có sử dụng động tác, điệu bộ, nét mặt.

• Trong đó, hài kịch trong sân khấu là một thể loại thể hiện được mọi đặc trưng bản chất của cái hài ở dạng điển hình nhất.

Vở hài kịch vui nhộn “Đàn ông cũng khóc” nói về nhiều tình huống dở khóc, dở cười của cánh đàn ông khi bỗng dưng bị

nhiễm phóng xạ và thay phụ nữ ...mang bầu!

Cảnh các bà vợ chăm chồng đi ...đẻ

• Nghệ thuật có khả năng thâm nhập sâu vào bản chất của cái hài, tập trung tô đậm, khắc sâu những mâu thuẫn mang tính hài, khiến cho nó nổi bật hơn, tiếng cười vì vậy nổ ra giòn giã, khoái trá hơn, ý nghĩa phê phán cũng vì vậy mà thâm thía sâu sắc hơn. So với cái hài trong cuộc sống, cái hài trong nghệ thuật còn có ưu thế hơn hẳn về sức tác động mạnh mẽ đối với dư luận xã hội, bởi vì việc cảm thụ cái hài trong nghệ thuật thường mang tính tập thể, phản ánh tinh thần công khai và dân chủ . Trong đó tiêu biểu là vở hài kịch Tartufe của Molière.

• Để làm tốt nghĩa vụ xã hội của mình, các tác phẩm nghệ thuật châm biếm bao giờ cũng phải ra đời kịp thời để vạch trần những cái xấu, cái ác đúng lúc nó đang hoành hành nghiêng ngửa, góp phần thúc đẩy, kích thích mạnh mẽ hơn không khí phê bình của xâ hội.

• Vai trò của cái cười trong nghệ thuật đối với sự phát triển của tiến bộ xã hội, đối với đời sống con người là không thể thiếu.

• Cười là một hình thứ phê phán cái xấu, xoá bỏ cái xấu, chế ngự cái xấu, là sự tự tin, tự sự khẳng định cái tốt, cái đẹp.

• Cái hài được phản ánh trong nghệ thuật chính là sự phản ánh cái hài dưới các hình thức khác nhau của cuộc sống một cách sáng tạo.

• Nghệ thuật hài xứng đáng giữ vai trò là vũ khí trong đấu tranh xã hội, giải quyết những xung đột, những mâu thuẫn luôn hướng con người đến với cái tốt, cái đẹp với niềm tin và khát vọng sống một cuộc sống tốt hơn, đẹp

Một phần của tài liệu cái hài trong mỹ học (Trang 28 - 33)