Đổi mới về quản lý biên chế trên cơ sở xác định vị trí việc làm

Một phần của tài liệu chế độ công vụ và quản lý cán bộ công chức (thi chuyên viên đảng đoàn thể) (Trang 38 - 39)

II. NHỮNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

2. Những đổi mới quản lý công chức từ năm 2008 đến nay

2.2. Đổi mới về quản lý biên chế trên cơ sở xác định vị trí việc làm

Biên chế là số lượng người làm việc trong mỗi cơ quan, tổ chức. Thời gian trước đây, việc quản lý biên chế vẫn còn mang những dấu ấn của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008, từ nay trở đi, việc quản lý công chức dựa trên cơ sở kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh với vị trí việc làm và từ đó mới xác định biên chế - số lượng người làm việc trong từng cơ .

quan, tổ chức. Để thực hiện việc đổi mới quản lý biên chế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 8-3-2010 về quản lý biên chế công chức. Trong đó, quy định rất rõ ràng biên chế công chức luôn phải dựa trên cơ sở xác định vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức. Ngoài ra, còn phải tính đến các nhân tố ảnh hưởng khác.

Việc quản lý biên chế công chức phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa quản lý biên chế công chức với tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

- Kết hợp giữa quản lý biên chế công chức với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm của công chức.

- Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm biên chế công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý biên chế công chức.

Với các nguyên tắc trên, việc xác định biên chế công chức trong từng cơ quan, đơn vị phải dựa đầu tiên và trước hết vào vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền quy định. Để xác định vị trí việc làm, Chính phủ quy định và hướng dẫn các phương pháp được thực hiện để xác định vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức.

Ngoài ra, việc xác định biên chế công chức còn phải căn cứ vào các yếu tố khác như tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp và quy mô, phạm vi, đối tượng quản lý của ngành, lĩnh vực; Quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành; Mức độ hiện đại hoá công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin; Thực tế tình hình quản lý biên chế công chức được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, việc xác định biên chế công chức còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; Đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu chế độ công vụ và quản lý cán bộ công chức (thi chuyên viên đảng đoàn thể) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)