Diễn biến pH nước mặt trước và sau khi thu mẫu ở hai điều kiện pH khác nhau

Một phần của tài liệu đánh giá sự bốc thoát ammonia của phân urea hạt trong và phân urea hạt đục trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 27 - 29)

nhau

Kết quả ghi nhận diễn biến pH nước mặt trước và sau khi thu mẫu trong quá trình 20 ngày ở giá trị pH đất bình thường (pH ≈ 7) được trình bày ở Hình 3.1. Nhìn chung, trong giai đoạn 10 ngày trước khi thu mẫu, ở tất cả các nghiệm thức pH nước mặt tăng dần dao động trong khoảng 5,39 – 6,83. Sau khi bón phân vào các keo nhựa thì pH tăng và sau đó giảm dần là do khi Urea được bón vào đất dưới sự xúc tác của enzyme Urease sẽ chuyển thành (NH4)2CO3 tiếp tục chuyển thành NH4OH và làm cho đất có tính kiềm (Lê Văn Căn, 1978).

14

Hình 3.1 Diễn biến pH nước mặt trước và khi thumẫu ở giá trị pH đất bình thường (pH ≈ 7). Mỗi điểm là kết quả đo trung bình của 5 lặp lại (n=5).

Hình 3.2 Diễn biến pH nước mặt trước và sau khi thu mẫu ở giá trị pH đất nâng pH ≈ 9. Mỗi điểm là kết quả đo trung bình của 5 lặp lại (n=5).

Ở giá trị đất nâng pH ≈ 9 (nâng pH bằng CaO), giai đoạn 10 ngày trước khi bón phân thì pH nước đạt cao nhất trong ngày thứ nhất và giảm dần theo thời gian đo đến ngày thứ 10 giá trị pH khoảng 8,3. Quá trình ủ đất trong 10 ngày sẽ làm hệ thống đất có giá trị pH ổn định, nâng pH ≈ 9 để loại được NH4+ trong đất và hiệu quả hơn trong việc đo bốc thoát NH3. Sau khi bón phân giá trị pH đo được tăng vào 1, 3 NSKB (pH = 9,9) và thấp nhất ở thời điểm 10 NSKB (pH =8,3). Như vậy, có

4 6 8 10 12 1 3 5 7 10

Trước khi bón phân

pH nước ON Urea hạt trong Urea hạt đục Urea + N2 4 6 8 10 12 1 3 5 7 10

Sau khi bón phân

Ngày 4 6 8 10 12 1 3 5 7 10

Trước khi bón phân

pH nước ON Urea hạt trong Urea hạt đục Urea + N2 4 6 8 10 12 1 3 5 7 10

Sau khi bón phân

15

thể giải thích pH tăng là do phản ứng thủy phân thường xuyên diễn ra vào những ngày đầu tiên sau khi urea được hòa tan trong nước. Khi nước ruộng có giá trị pH cao (pH lớn hơn 7,5) một lượng lớn NH4+ sẽ bị mất đi do bị chuyển thành NH3. Theo nghiên cứu của Ferguson và ctv., (1984) cho rằng ở tại thời điểm pH = 7,5 có ít hơn 7% và pH > 9 có 50% ammonical chuyển sang NH3. và sẽ hoàn thành trong khoảng thời gian 48 giờ dưới điều kiện đồng ruộng.

Theo Hayashi et al., (2006) cho rằng nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự bốc thoát NH3 là pH. NH3 sẽ tăng 10 lần khi tăng 1 đơn vị pH của dung dịch lên đến pH = 9 cụ thể là NH3 tăng lần lượt từ 0.1% đến 1%; 10%; 50% khi tăng pH từ 6 đến 7, 8, 9 (Freney và ctv., 1983). Do đó, sự hình NH3 và sự bốc thoát NH3 tăng lên cùng với sự gia tăng pH.

Một phần của tài liệu đánh giá sự bốc thoát ammonia của phân urea hạt trong và phân urea hạt đục trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)