Thành phần năng suất vàn ăng suất

Một phần của tài liệu so sánh năng suất và phẩm chất bộ giốngdòng lúa thơm không chịu ảnh hưởng quang kỳ tại huyện bến lức tỉnh long an (Trang 36)

L ỜI CẢ M TẠ

3.1.2 Thành phần năng suất vàn ăng suất

Sau khi tiến hành thu lúa từ lô thí nghiệm, các giống/dòng lúa thí nghiệm

được tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu về thành phần năng suất được trình bày trong Bảng 3.3

Bảng 3.3 Các chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An vụĐông Xuân năm 2013 – 2014

STT Giống/dòng Bông/m2 Số hạt chắc/ bông (hạt) TL 1000 hạt (g) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) 1 TP6 203c 120,67a 28,77c 6,95abc 5,43bcd 2 BN3 251ab 100,67bc 27,67d 7,00abc 6,46a 3 Bảy Núi Đột Biến

dòng 3 214c 97,67bc 29,3c 6,10c 4,56d 4 OM4900 274a 79,67bc 26,9d 7,28ab 6,06abc 5 Bảy Núi Đột Biến

dòng 13 233bc 103b 26,67d 7,55a 5,26cd 6 Bảy Núi Đột Biến

dòng 15 272a 84,67c 29,5bc 6,75abc 4,93d 7 KDM x TP5 dòng 3 232bc 97,67bc 29,6bc 6,70abc 5,23cd

8 KDM x TP5 dòng 4 232bc 106ab 30,83a 7,55a 5,967abc

9 KDM x TP5 dòng 9 262ab 89,33bc 30,5ab 7,14ab 6,167ab

10 TP9 x TP5

dòng 1-3-4 174d 90,67bc 29,83abc 4,71d 2,90e

F * * * * *

CV% 10,42 14,31 9,65 13,61 10,91

Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (*) khác biệt có ý nghĩa 5%, NSLT: năng suất lý thuyết, NSTT: năng suất thực tế

Theo Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997 thì số bông/m2 là yếu tố quan trọng trong việc gia tăng năng suất. Bên cạnh đó, số bông/m2 còn đóng góp 74% năng suất. Tuy nhiên số bông/m2 còn phụ thuộc vào mật độ sạ, khả năng mọc chồi của cây lúa. Ngoài ra số bông/m2 còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như: Giống, kỹ thuật canh tác, môi trường đất, mùa vụ và thời tiết.

Số bông/m2 của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm được trình bài ở Bảng 3.3 biến thiên từ 174 – 274 bông/m2. Trong đó dòng OM900 đối chứng (274 bông/m2) và Thơm Bảy Núi Đột Biến dòng 15 (272 bông/m2) là hai giống/dòng có số bông/m2 cao nhất. Ngược lại, TP9 x TP5 dòng 1-3-4 (174 bông/m2) và BN3 (213 bông/m2) là hai giống/dòng có số bông/m2 thấp nhất. Số bông/m2 của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt thống kê với mức ý nghĩa 5%.

Số hạt chắc/bông bịảnh hưởng bởi từng loại giống, kỹ thuật canh tác và thời vụ nếu trong quá trình trổ bông gặp mưa nhiều hoặc bị mặn thì khả năng những bông lúa bị bất thụ cũng như quá trình vào chắc bịảnh hưởng (Nguyễn Ngọc Đệ,

2008). Vì vậy, cần trú trọng kỷ thuật canh tác cũng như chọn thời vụ thích hợp để

tăng số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc.

Theo kết quả trình bài ở Bảng 3.3 cho thấy số hạt chắc/bông của các giống/dòng lúa thí nghiệm biến thiên trong khoảng 74 - 120 hạt/bông. Hạt chắc trên bông cao nhất là giống/dòng TP6 (120 hạt/bông), BN3 (100 hạt/bông), KDM x TP5 dòng 4 (106 hạt/ bông). Và giống/dòng Bảy Núi Đột Biến dòng 15 (84 hạt/ bông) có số hạt chắc trên bông thấp nhất. Số hạt chắc/bông của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt thống kê với mức ý nghĩa 5%.

Trọng lượng 1000 hạt biến thiên từ 26,6 - 30,83 gram (Bảng 3.3). Trong đó có hai giống có trọng lượng cao nhất là KDM x TP5 dòng 3 (30,83g) và KDM xTP5 dòng 4 (30,5g) có trọng lượng 1000 hạt cao nhất. Trọng lượng 1000 hạt nhẹ nhất là dòng Bảy Núi Đột Biến dòng 13 (26,6g) và giống đối chứng OM4900 (26,9g). Trọng lượng 1000 hạt của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt thống kê với mức ý nghĩa 5%.

Theo Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997 đặc tính của trọng lượng 1000 hạt ít chịu tác động của điều kiện môi trường và có hệ số di truyền cao. Ngoài ra theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng trọng lượng 1000 hạt thường trong khoảng 20-30 gram. Vì vậy cần chọn ra những giống có trọng lượng hạt cao để gia tăng năng suất.

Năng suất lý thuyết của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm trình bày qua bảng 3.3 cho thấy năng suất lý thuyết của các giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Các giống/dòng lúa có năng suất lý thuyết biến thiên từ 4,7 - 7,5 tấn. Trong đó giống/dòng Bảy Núi Đột Biến dòng 13 và KDM x TP5 dòng 14 có năng suất lý thuyết cao nhất (7,55 tấn) và thấp nhất là giống/dòng TP9 x TP5 dòng 1-3-4 (4,7 tấn). Trong khi đó dòng đối chứng OM4900 đạt 7,2 tấn.

Năng suất thực tế là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá một giống nào đó có thích hợp trong chọn giống và phát triển thành giống chủ lực của vùng. Kết quả năng suất thức tế vụĐông - Xuân năm 2013 - 2014 tại xã Thạnh Phú, huyện Bến Lức tỉnh Long An được trình bày qua bảng 3.3 cho thấy năng suất thực tế của các giống/dòng lúa thí nghiệm biến thiên từ 2,9 - 6,46 tấn. Trong

đó giống/dòng BN3 có năng suất cao nhất (6,46 tấn) cao hơn so với dòng đối chứng OM4900 (6,06 tấn). Giống/dòng có năng suất thực tế thấp nhất là TP9 x TP5 dòng 1-3-4 ( 2,9 tấn) do giống/ dòng lúa này bị lẫn. Năng suất thực tế của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt thống kê với mức ý nghĩa 5%.

3.2 Tình hình sâu bệnh xuất hiện trên 10 giống/dòng lúa thí nghiệm

Trong quá trình thí nghiệm ngoài đồng của vụ Đông - Xuân 2013- 2014 tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức tỉnh Long An có sự xuất hiện của nhiều loại dịch hại như bệnh cháy lá lúa, rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, lem lép hạt... Kết quảđược trình bày qua Bảng 3.4.

Bảng 3.4 Tình hình bệnh hại trên lúa của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An vụĐông Xuân năm 2013 – 2014

STT Giống/dòng Rầy nâu (cấp) Sâu cuốn lá(cấp) Đạo ôn cổ bông (cấp) Bệnh cháy lá (cấp) Sâu đục thân (cấp) Lem lép (% L/B) 1 TP6 3 1 1 3 0 23,94 2 BN3 1 1 1 3 0 15,25 3 Bảy Núi ĐB Dòng 3 3 3 3 5 0 29,87 4 OM4900 5 3 1 3 0 34,0 5 Bảy Núi ĐB Dòng 13 1 1 3 3 1 27,12 6 Bảy Núi ĐB Dòng 13 1 3 3 3 0 28,0 7 KDM x TP5 Dòng 3 0 3 1 5 0 29,0 8 KDM x TP5 Dòng 4 0 1 3 5 0 24,03 9 KDM x TP5 Dòng 9 1 1 3 3 1 24,0 10 TP9 x TP5 Dòng 1-3-4 1 3 1 5 1 33,51

Kết quả đánh giá khả năng kháng rầy của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm

được trình bày trong Bảng 3.4 cho thấy phản ứng của các giống/dòng lúa thí nghiệm với rầy nâu như sau: dòng KDM x TP5 dòng 3, KDM x TP5 dòng 4 có khả năng rất kháng rầy nâu (cấp 0). Còn giống/dòng BN3, Bảy Núi Đột Biến dòng 13, Bảy Núi Đột Biến dòng 15, KDM x TP5 dòng 9, TP9 x TP5 dòng 1-3-4 có khả năng kháng rầy ( cấp 1), TP6, Bảy Núi Đột Biến dòng 3 được coi là hơi kháng rầy (cấp 3). Trong khi đó giống/dòng đối chứng OM4900 (cấp 5) được

đánh giá là hơi nhiễm.

Kết quả đánh giá đạo ôn của các giống/dòng lúa thí nghiệm được trình bày qua Bảng 3.4. Trong đó giống/dòng BN3, TP6, OM4900, KDM x TP5 dòng 3, TP9 x TP5 dòng 1-3-4 có khả năng kháng đạo ôn (cấp 1). Còn lại là các giống /dòng Bảy Núi Đột Biến dòng 3, Bảy Núi Đột Biến dòng 13, Bảy Núi Đột Biến dòng 15, KDM x TP5 dòng 4 và KDM x TP5 dòng 9 được đánh giá là hơi kháng

đạo ôn cổ bông (cấp 3).

Kết quả đánh giá sâu cuốn lá vụ Đông - Xuân 2013-2014 tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức tỉnh Long An được trình bày qua Bảng 3.4 cho thấy phản ứng của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm với sâu cuốn lá như sau: Các giống/dòng TP6, BN3, Bảy Núi Đột Biến dòng 13, KDM x TP5 dòng 4, KDM x TP5 dòng 9 được

Núi Đột Biến dòng 3, OM4900, Bảy Núi Đột Biến dòng 15, KDM x TP5 dòng 3, TP9 x TP5 dòng 1-3-4 được đánh giá là hơi kháng sâu cuốn lá.

Qua Bảng 3.4 cho thấy kết quả của10 giống/dòng lúa thí nghiệm bị nhiễm bệnh lem lép hạt như sau: Giống/dòng TP9 x TP5 dòng 1-3-4 ( 35,1%) bị nhiễm bệnh lem lép hạt cao nhất và nhiễm bệnh lem lép hạt thấp nhất là giống/dòng BN3 (15,25%). Giống/dòng đối chứng OM4900 và các giống/dòng còn lại nhiễm lem lép hạt biến thiên trong khoảng (15,25-35,1%).

Kết quả đánh giá sâu đục thân cho thấy phản ứng của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm đa số ở cấp 0 và được đánh giá là rất kháng. Riêng ba giống/dòng Bảy Núi Đột Biến dòng 13, KDM x TP5 dòng 9, TP9 x TP5 dòng 1-3-4 được đánh giá là kháng sâu đục thân với mức phản ứng là cấp 1.

Kết quả đánh giá bệnh cháy lá được trình bày qua Bảng 3.4 cho thấy các giống/dòng Bảy Núi Đột Biến dòng 3, KDM x TP5 dòng 3, KDM x TP5 dòng 4, TP9 x TP5 dòng 1-3-4 được đánh giá là hơi nhiễm bệnh cháy lá ( cấp 5). Còn lại là các giống/dòng TP6, BN3, OM4900, Bảy Núi Đột Biến dòng 13, Bảy Núi Đột Biến 15, KDM x TP5 dòng 9 (cấp 3) được đánh giá là hơi kháng với bệnh cháy lá.

3.3 Đánh giá phẩm chất hạt gạo

Bảng 3.5 Các chỉ tiêu về phẩm chất hạt gạo của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Bến Lức tỉnh Long An STT Giống/dòng A% P% Nhiệt trở hồ (cấp) Mùi thơm Độ bền gel Chiều dài(mm) Phân nhóm Cấp 1 TP6 16.3a 10.1a 3 TN 75 Mềm 3 2 BN3 15.9ab 7.06b 1 T 65 Mềm 3 3 Bảy Núi ĐB dòng 3 13.3bc 6.7b 1 TN 70 Mềm 3 4 OM4900 16.4a 6.2b 1 TN 75 Mềm 3 5 Bảy Núi ĐB dòng 13 12.9c 6.31b 3 T 90 Rất mềm 1 6 Bảy Núi ĐB dòng 15 15.2abc 6,75b 5 TN 85 Rất mềm 3 7 KDM x TP5 dòng 3 13.5bc 6.62b 6 T 85 Rất mềm 1 8 KDM x TP dòng 4 13.5bc 6.61b 5 T 80 Mềm 3 9 KDM x TP5 dòng 9 13.1c 6.65b 6 TN 90 Rất mềm 1 10 TP9 x TP5 dòng 1-3-4 14.8abc 7.08b 6 TN 82 Rất mềm 1 F * * * CV % 16,38 11,25 3,09

Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (*) khác biệt có ý nghĩa 5% T: Thơm, KT: Không thơm, TN: Thơm nhẹ

Hàm lượng amylose có trong gạo có thể nói lên tính cứng hay mềm cơm của giống đó. Gạo có hàm lượng amylose cao cơm sẽ nở nhiều nhưng khô cơm và cứng khi nguội. Ngược lại, gạo có hàm lượng amylose thấp khi nấu ít nở, cơm mềm và dẻo (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Dựa vào kết quả trình bài ở Bảng 3.5 cho thấy hàm lượng amylose của các giống/dòng lúa thí nghiệm có sự khác biệt ý nghĩa thống kê 5%. Tất cả các giống/dòng lúa thí nghiệm được đánh giá có hàm lượng amylose thấp thuộc

nhóm gạo dẻo (10 – 19%). Giống/dòng OM4900 có hàm lượng amylose cao nhất ( 16,4%) và thấp nhất là KDM x TP5 dòng 9 với hàm lượng (13,1%). Các giống/dòng lúa còn lại có hàm lượng amylose biến thiên từ 13,1 - 16,4%.

Hàm lượng protein của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm được trình bài ở Bảng 3.5 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê 5%, biến thiên từ 2,2 – 10,1%. Trong đó TP6 là giống/dòng có hàm lượng protein cao nhất (10,1%). Các giống/dòng lúa còn lại có hàm lượng protein tương đối biến thiên từ 6,2 - 10,1%. Các giống/dòng Bảy Núi Đột Biến dòng 3 (6,7%), Bảy Núi Đột Biến dòng 15 (6.75%), KDM x TP5 dòng 3 (6,62%), KDM x TP5 dòng 4 (6,61%), KDM x TP5 dòng 9 (6,65%) không có sự khác biệt thống kê. Hàm lượng protein có trong gạo có thể cho chúng ta biết hàm lượng chất dinh dưỡng có trong hạt gạo. Vì vậy, việc xác định hàm lượng protein có trong gạo là việc hết sức cần thiết trong công tác chọn giống canh tác cũng như xác định chất dinh dưỡng có trong bữa cơm hằng ngày.

Mùi thơm là một đặc tính phẩm chất quan trọng của lúa và được ưa chuộng trên khắp thế giới, qua trắc nghiệm khách quan và được trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy các giống/dòng lúa thí nghiệm đều thơm. Các giống/dòng BN3, Bảy Núi

Đột Biến dòng 13, KDM x TP5 dòng 3, KDM x TP5 dòng 4 được đánh giá là thơm, các giống/dòng còn lại được đánh giá là thơm nhẹ. Theo Nagaraju et al.

(1979), các giống lúa thơm đều có ưu điểm là tính trạng mùi thơm thường liên kết với tính trạng chất lượng nấu nướng. Các giống lúa canh tác có cùng phẩm chất hạt gạo nhưng có thêm tính thơm thì giá của hạt gạo cũng được nâng lên theo.

Bảng 3.6 Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm Stt Tên giống/dòng Chiều dài hạt gạo Dạng hạt Dài hạt (mm) Phân loại Tỷlệ dài/rộng (mm) Hình dạng hạt

1 TP6 7,6c Rất dài (cấp 1) 3,3b Thon dài (cấp 1)

2 BN3 7,3d Dài (cấp 1) 3,2b Thon dài ( cấp 3)

3 Bảy Núi ĐB dòng 3 7,23d Dài (cấp 3) 3,2b Thon dài (cấp 1) 4 OM4900 ĐCĐP 7,4d Dài (cấp 3) 3,3b Thon dài (cấp 1) 5 Bảy Núi ĐB dòng 13 7,16c Dài (cấp 1) 3,3b Thon dài (cấp 1) 6 Bảy Núi ĐB dòng 15 7,23c Dài (cấp 1) 3,2b Thon dài (cấp 1) 7 KDM x TP5 dòng 3 7,96b Rất dài ( cấp 1) 3,5a Thon dài ( cấp 1) 8 KDM x TP5 dòng 4 7,93b Rất dài ( cấp 1) 3,6a Thon dài ( cấp 1) 9 KDM x TP5 dòng 9 8,16a Rất dài (cấp 1) 3,7a Thon dài ( cấp 1) 10 TP9 x TP5 dòng1-3-4 8,2a Rất dài (cấp 1) 3,6a Thon dài ( cấp 1)

F * *

CV% 4,8 12,74

Ghi chú: ĐCĐP: đối chứng địa phương,*: khác biệt ý nghĩa mức 5%, trong cùng một cột, các chữ theo sau số có cùng mẫu tương tự giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa theo phép thử Duncan.

Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy chiều dài và hình dạng hạt gạo của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Chiều dài hạt gạo của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm biến thiên từ 7,2 - 8,2 mm. Các giống/dòng TP6 (7,6 mm), KDM x TP5 dòng 3 (7,76 mm), KDM x TP5 dòng 4 (7,93 mm), KDM x TP5 dòng 9 (8,16 mm), TP9 x TP5 dòng 1-3-4 (8,2 mm) được đánh giá rất dài và các giống/dòng BN3 (7,3 mm), OM4900 (7,4 mm), Bảy Núi Đột Biến dòng 3 (7,23 mm), Bảy Núi Đột Biến dòng 13 (7,16mm), Bảy Núi Đột Biến dòng 15 (7,23 mm) được đánh giá là dài.

Độ bền thể gel của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 tại xã Thanh Phú huyện Bến Lức tỉnh Long An được trình bày ở Bảng 3.5 và hình cho thấy: Giống/dòng BN3 có chiều dài độ bền thể gel thấp nhất (65 mm) được đánh giá mềm cơm và cao nhất là giống/dòng Bảy Núi Đột Biến dòng 13 (90 mm), Bảy Núi Đột Biến dòng 15 (85 mm), KDM x TP5 dòng 3 (85 mm)

đánh giá là rất mềm. Theo Jengnings và ctv., 1979 lúa có hàm lượng amylose dưới 24% thường có gel mềm. Trong cùng nhóm có hàm lượng amylose giống nhau, giống lúa nào có độ bền thể gel mềm hơn, giống đó sẽđược ưa chuộng hơn

(Khush và ctv., 1979).

TP6 BN3 Bảy Núi ĐB Dòng 3

KDM x TP5 D_3 KDM x TP5 D_4 KDM x TP5 D_9

TP9 x TP5 Dòng 1-3-4

Hình 3.2 Độ bền thể gel của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm

Qua kết quả phân tích ở Bảng 3.5 các giống/dòng lúa thí nghiệm có nhiệt trở hồ từ cấp 1 đến cấp 6. Giống/dòng KDM x TP5 dòng 3, KDM x TP5 dòng 9, TP9 x TP5 dòng 1-3-4 có nhiệt trở hồ thấp được đánh giá cấp 6 hạt gạo tan ra hòa chung với viền, giống đối chứng địa phương OM4900, BN3 Bảy Núi Đột Biến dòng 3 có nhiệt trở hồ cấp 1 hạt gạo còn nguyên, còn lại là các giống/dòng TP6, Bảy Núi Đột Biến 13 độ trở hồ cấp 3 hạt gạo phồng lên, viền còn nguyên hay rõ nét và giống/dòng Bảy Núi Đột Biến dòng 15, KDM x TP5 dòng 4 có độ

1) 2) 3)

4) 5) 6)

7) 8) 9)

10)

Hình 3.3 Nhiệt trở hồ của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm

Ghi chú: 1) TP6 2) BN3 3) Núi ĐB dòng 3 4) OM4900 Đ/C 5) Bảy Núi Đột Biến dòng 13 6) Bảy Núi Đột Biến dòng 15 7) KDM x TP5 dòng 3 8) KDM x TP5 dòng 4 9) KDM x TP5 dòng 9 10) TP9 x TP5 dòng 1-3-4

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 Kết luận

Kết quả khảo nghiệm chọn giống lúa thơm theo hướng năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với diện tích canh tác lúa tại xã Thạnh Phú, huyện Bến Lức tỉnh Long An đã chọn được 2 giống/dòng lúa thơm đạt năng suất cao phẩm chất tốt có những đặc điểm như sau:

Giống lúa thơm TP6 thời gian sinh trưởng 95 ngày, hàm lượng amylose 16,3%, hàm lượng protein 10,1%, năng suất thực tế 5,43 tấn/ha. Kháng rầy nâu cấp 1, kháng bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá cấp 1, rất kháng sâu đục thân cấp 0 và

Một phần của tài liệu so sánh năng suất và phẩm chất bộ giốngdòng lúa thơm không chịu ảnh hưởng quang kỳ tại huyện bến lức tỉnh long an (Trang 36)