462 JPY
2.2.3 Chiến lược phân phối (Place)
Hệ thống phân phối thường bị ảnh hưởng bởi các định chế xã hội. Nhật Bản là một trong những quốc gia trên thế giới còn giữ được nét văn hóa nho giáo. Người Nhật rất thân thiện và nồng hậu với những người quen biết, còn những người không quen, họ thường không quan tâm. Xu hướng bài ngoại khá cao. Vì vậy, Kênh phân phối thiết lập thông thường sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều nếu có mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết…và họ rất thích nhu vậy. Chính vì vậy, công ty sẽ sử dụng kênh phân phối như sau:
Để đưa sản phẩm của công ty chúng tôi đến với người tiêu dùng Nhật, chúng tôi sẽ sử dụng kênh phân phối như sau:
Biểu đồ 6: Mô hình kênh phân phối bình Ohana
Từ xưởng gốm của Doanh nghiệp, chúng tôi vận chuyển đến cảng và xuất hàng sang thị trường Nhật Bản. Tại thị trường Nhật Bản, để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng, chúng tôi thông qua hai kênh chính sau:
- Nhà nhập khẩu, nhà phân phối: Đối tác của chúng tôi bao gồm cả những doanh nghiệp người Nhật lẫn kiều bào đang sinh sống tạo đất nước Nhật. Đây là một kênh phân phối quan trọng của doanh nghiệp chúng tôi. Các nhà nhập khẩu sẽ nhập hàng của chúng tôi từ cảng và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua các nhà bán lẻ. Đầu tiên, sản phẩm sẽ được ra mắt người tiêu dùng tại các hội chợ thương mại, nơi mà người tiêu dùng Nhật dễ dàng tiếp cân nhất với sản phẩm theo thói quen tiêu dùng của người Nhật. Sau đó, sản phẩm được phân phối qua các nhà bán lẻ rồi đến tay người tiêu dùng.
Khách hàng trực tiếp: đối tượng khách hàng này của chúng tôi chủ yếu là các khách sạn, các nhà hàng và người tiêu dùng lẻ. Kênh phân phối này chỉ được sử dụng sau khi sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thông qua việc phân phối như trên. Công ty sẽ bỏ ra chi phí để xây dựng các showroom bán hàng để phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Cụ thể, Công ty sẽ tấn công vào thị trường Tokyo- một thị trường có thể coi là tiềm năng nhất nhì đất nước Nhật Bản với dân số gần 40 triệu người cùng vô số các trung tâm thương mại, siêu thị lớn nhỏ. Công ty đã liên hệ được với ông Ngô Hùng Lâm, một doanh nhân Việt thành đạt trên đất nước Nhật Bản, kinh doanh trên lĩnh vực cây cảnh, đồ gốm, thủ công mỹ nghệ với hàng trăm siêu thị lớn nhỏ trên đất nước Nhật Bản để phân phối sản phẩm bình hoa Ohana tại thị trường. Đồng thời, qua quá trình nghiên cứu thị trường, chúng tôi sẽ xây dựng showroom đầu tiên tại trung tâm thương mại Tokyo- trung tâm mua sắm sầm uất bậc
nhật Tokyo nói riêng và Nhật Bản nói chung, nơi thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mua sắm mỗi ngày. Đây sẽ là nơi trao đổi sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Hình ảnh mặt tiền và bên trong Trung tâm Thương mại Tokyo
Ngoài ra, chúng tôi còn hướng đến việc phân phối thông qua thương mại điện tử.. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, đây là một trong những kênh phân phối hiệu quả với chi phí không cao. Cụ thể, ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình xâm nhập thị trường, công ty sẽ thành lập một website chính thức của công ty với tên miền và ngôn ngữ Nhật Bản, đưa hình ảnh cũng như mô tả cụ thể về sản phẩm lên website để người tiêu dùng nhật bản dễ dàng tiếp cận với sản phẩm, đồng thời có thể lựa chọn mua sản phẩm ngay trên website.
Trong vòng 5 năm, chúng tôi sẽ đặt đầu mối giao hàng tại 4 thành phố: Tokyo, Sapporo, Kyoto và Osaka.
2.2.
4 . Chiến lược xúc tiến bán hàng (Promotion)
Để đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hóa tại thị trường Nhật Bản, công ty đưa ra chiến lược xúc tiến bán hàng thông qua các kênh như quảng cáo trên truyền hình, qua internet, qua poster; các hoạt động quan hệ công chúng PR; các hoạt động khuyến mãi.
Đối với hoạt động quảng cáo, truyền hình là một kênh quảng bá hình ảnh, thương hiệu phổ biến, truyền thống, được mọi lứa tuổi biết đến, do vậy đây sẽ là một kênh tiếp thị hình ảnh được công ty chú trọng. Những đoạn quảng cáo ngắn có độ dài khoảng 3 phút với nội dung, hình thức phù hợp với văn hóa, thị hiếu của người Nhật. Quảng cáo sẽ được phát tại một số khung giờ tại các kênh truyền hình địa phương nơi sản phẩm được tiếp thị. Bên cạnh đó, internet là công cụ quảng cáo hữu hiệu, tiết kiệm, tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng là giới trẻ Nhật Bản, do vậy song song với các đoạn video clip quảng cáo trên truyền hình, công ty sẽ đăng kí quảng cáo trên những website có lượt truy cập nhiều hàng ngày bằng các banner tĩnh, banner động, hay cái clip ngắn từ 30 – 60 giây với hình ảnh màu sắc, nhằm thu hút sự chú ý của người xem. Công ty sử dụng email là một trong những kênh để tiếp thị với khách hàng. Những email với nội dung giới thiệu sản phẩm, chúc mừng sinh nhật khách hàng, giới thiệu các chương trình khuyến mại của công ty sẽ được gửi tới khách hàng. Đặc biệt, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Classmates, … có lượng người truy cập lớn cũng sẽ là công cụ quảng cáo hữu hiệu. Tham gia vào các sàn giao dịch trực tuyến, bán hàng trực tiếp trên web site cũng sẽ là các kênh tiếp thị sản phẩm trong thời gian dài. Ngoài hình thức quảng cáo qua truyền hình, qua internet, công ty vẫn sẽ sử dụng cách truyền tin qua các băng rôn, biển hiệu tại những nơi công cộng có nhiều người qua lại, dễ tầm mắt nhìn.
Đối với hoạt động quan hệ công chúng, với tiềm lực tài chính chưa thực sự lớn, bước đầu công ty sẽ chỉ tổ chức các hoạt động quan hệ công chúng để đến gần hơn với người tiêu dùng với quy mô nhỏ, như tiếp thị tại các siêu thị, tham gia một số hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng, …
Đối với hoạt động khuyến mãi, các hình thức giảm giá trong tháng khai trương cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, nhận quà kèm với các sản phẩm được mua, quà tặng cho các khách hàng tới xem, các khách hàng đóng góp ý kiến phản hồi về sản phẩm, dịch vụ bán hàng. Hình thức thẻ thành viên, tích điểm nhận quà trong những lần mua tiếp sau. Với những khách hàng giới thiệu được thêm khách hàng mới, cà khách hàng cũ và khách hàng mới sẽ được tặng một số điểm thưởng nhất định, hoặc được giảm giá tùy từng đợt khuyến mãi khác nhau.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trên đường hội nhập quốc tế và đã trở thành thành viên của WTO, điều này mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới ở thị trường thế giới.Nhưng thành công ở những thị trường mới không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có những nghiên cứu cẩn thận và chiến lược Marketing phù hợp.
Nhật Bản là một thị trường khó tính nhưng cũng đầy tiềm năng. Nhận thấy nhiều tiềm năng của thị trường này, nhóm đã nghiên cứu thị trường để tìm những cơ hội và những khó khăn khi thâm nhập thị trường gốm sứ Nhật. Do thời gian có hạn nên nhóm chưa thể phân tích và đưa ra những chiến lược tốt hơn trong việc Marketing. Mong rằng những tìm hiểu về thị trường Nhật Bản sẽ góp phần giúp các công ty xuất khẩu gốm sứ nói chung và công ty Hoàng Giang nói riêng có thể đưa ra những quyết định và chiến lược đúng đắn khi thâm nhập vào xứ sở hoa anh đào.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *Sách, tạp chí chuyên đề
1. PGS, TS Bùi Lê Hà, PGS, TS Nguyễn Đông Phong (1997), Marketing Quốc tế - Tài liệu phục vụ giảng dạy Cao học Ngoại thương.
2. Kim Anh (2003), Gốm sứ Bát Tràng - từng bước xây dựng thương hiệu, Khoa học kỹ thuật Kinh tế, số 21, trang 12.
3. Trần Khánh Chương(2002), Gốm Việt Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật, 2002 4. TS. Hồ Hoàng Hoa (2002), Văn hoá Nhật - Những chặng đường phát triển,
Nhà xuất bản Khoa Học.
5. Bùi Chí Hoàng (2003), Gốm sứ Việt Nam và thị trường Đông Nam Á. Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩuViệt Nam, Nhà xuất bản Trẻ.
6. Lê Hiền (2001), Gốm mỹ nghệ Đồng Nai - Những điều kiện để ổn định và phát triển, Việt Nam - Thế giới.
7. Thu Hà, Phương Nhi(2003), Gốm sứ Việt Nam tìm đường xuất ngoại, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - số 4(45)
8. Pḥòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, Hàng gốm sứ nhà bếp, Kinh doanh với thị trường Nhật Bản, Nhà Xuất bản Lao Động tháng 03/2001, trang 64.
9. Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế Thương Mại (ICTC), Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) - Đóng dấu chất lượng và ghi nhăn sản phẩm, Thị trường Nhật Bản, Nhà xuất bản Văn Hoá thông tin Hà Nội 1997, trang 124.
10. Vũ Minh Tâm (2005), Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu. 11. PGS-TS Đoàn Thị Hồng Vân (2004), Một số giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu Gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ B2002 -22-32.
12. David A.Aaker(1998), Developing Business Strategies. Published by Jonh Wieley & Sons.Inc
13. Michael .Porter (1998), Competivie Strategy - Tachniques for Analyzing Industries and Competitors, The Free Press
14. Phan Tu, Binh Duong pottery and ceremics: tradition and present. Trade promotion leaflet, Jan 2003, page 53
Các trang web 1. http://hoanggiangceramics.com 2. www.rakuten.co.jp/ 3. www.hcmtrade.gov.vn 3. www.saigonet.gov.vn 4. www.vnemart.com 5. http://books.jetro.go.jp/cgi-bookdata/db.cgi?cmd=s&sc=anmgb 6. http://www.jetro.go.jp/en/jetro/network 7. http://www.jinjapan.org 8.http://www.vcci.com.vn/TiengViet/XucTienThuongMai/hoSoThiTruong/n hatban .asp 9. http://vnexpress.net/Vietnam/Kinhdoanh/Kinhnghiem 10. http:///vietnam-ceramics.com/sanpham.html 11. http://www.sieuthigomsu.com