Sử dụng BĐTD trong việc dạy tiết ôn tập, tổng kết kiến thức

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng phần mềm imindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học sinh học 6 (Trang 26)

III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3.4.Sử dụng BĐTD trong việc dạy tiết ôn tập, tổng kết kiến thức

* Sử dụng BĐTD

Bước 1. Giao nội dung nhiệm vụ tổng kết chương về nhà cho HS hoàn thành Bước 2. Hướng dẫn HS ôn tập theo những chủ điểm đã có trong BĐTD. Bước 3. Cho HS hoàn thiện BĐTD của mình như phần củng cố bài học: Một số BĐTD phục vụ cho tiết ôn tập và tổng kết chương

CHƯƠNG III THÂN

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Với những biện pháp trên tôi đã áp dụng vào các kiểu bài dạy: Dạy bài học tìm hiểu kiến thức mới, tiết ôn tập tổng kết… và áp dụng trong các phần như: kiểm tra bài cũ, củng cố kiến thức hoặc xuyên suốt quá trình của một tiết học.

HS tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn, nắm vững kiến thức sâu hơn và có khả năng nhớ lâu hơn nhờ tác dụng của sơ đồ tạo hình sinh động và khoa học. Theo chủ quan tôi phân ra 5 cấp độ cho HS khi học theo BĐTD

Cấp độ 1: HS quan sát BĐTD theo mẫu đã vẽ sẵn

Cấp độ 2: HS tái hiện lại BĐTD sau khi đã quan sát, đã học về kiến thức cần trình bày trong BĐTD

Cấp độ 3: HS tự vẽ được BĐTD sau khi đã học xong nội dung kiến thức Cấp độ 4: HS tự đọc kiến thức mới và tự tổng kết được bằng BĐTD

Cấp độ 5: HS trình bày được các nội dung kiến thức đã học, đã tìm hiểu mà không cần bất kì tài liệu nào.

Kết quả cụ thể

Kết quả bài khảo sát của hai lớp 7B (Sử dụng BĐTD) và 7A (Không sử dụng BĐTD) (hai lớp có số HS và lực học tương đương) cụ thể qua bảng so sánh sau:

Sĩ số Giỏi 8,0-10 Khá 6,5-7,9 T. Bình 5,0-6,4 Yếu 3,0-5,0 Kém 0,0-3,0 7A 25 3 5 9 4 4 7B 22 8 10 4 0 0 Nhận xét Áp dụng BĐTD

HS từ TB trở lên tăng, đặc biệt điểm giỏi

HS yếu, kém giảm - Tôi hi vọng các GV, HS sẽ sử dụng BĐTD để hệ thống kiến thức một cách

thành sáng kiến kinh nghiệm "Sử dụng phần mềm imindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6" .

- Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp chuyên môn để vốn kinh nghiệm giảng dạy của tôi được phong phú hơn.

2. Kiến nghị

Để đáp ứng được mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là với môn Sinh học tôi có một số kiến nghị sau:

- Vận dụng BĐTD vào việc hệ thống hóa kiến thức các chương trong chương trình Sinh học 6.

- Cũng giống như BĐTD, bản thân nó đã là một sơ đồ mở, có thể thêm bớt, thay đổi linh hoạt mềm dẻo sao cho khả năng ghi nhớ vận dụng là tốt nhất. Phương pháp dạy học cũng vậy, ta không nên tuyệt đối hóa cũng như phủ định bất kì một phương pháp nào cho dù là truyền thống hay hiện đại vì bao giờ nó cũng bao gồm ưu điểm và nhược điểm. Vậy nên, trên đây tôi đã nêu ra những cơ sở lí luận, phương hướng, biện pháp thường dùng thông thường đã mang lại hiệu quả và đan xen vào nó là sử dụng BĐTD để cho tiết học thêm phần sôi nổi, GV linh hoạt trong các phương pháp dạy học giáo dục, tiết học không nhàm chán, HS hứng thú tiếp thu bài học, vận dụng sáng tạo vào bài tập và thực tiễn.

- Cần tổ chức cho GV dạy Sinh học, đồng chí phụ trách thiết bị được học bồi dưỡng sử dụng thiết bị, sử dụng phần mềm từ đầu năm học.

- Vì các giờ dạy Sinh học thường có nhiều đồ dùng, mẫu vật thực hành khi dạy bằng phương pháp mới cũng đòi hỏi có sự đầu tư cơ sở vật chất nên cần sắp xếp thời khóa biểu cho gọn, đầu tư máy tính máy chiếu cho lớp học.

- Nhà trường, tổ chuyên môn cần có những chuyên đề, thảo luận về sử dụng BĐTD và xây dựng thư viện BĐTD để GV và HS có thể khai thác, sử dụng.

Trên đây là một số ý kiến của tôi, kính mong các cấp lãnh đạo nghiên cứu và xem xét để đề tài được áp dụng rộng rãi nhằm thực hiện tốt mục tiêu đổi mới giáo dục và giảng dạy bộ môn đạt hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT (Bộ Giáo dục và đào tạo)

2. Sinh học lớp 6 (NXBGD)

3. Sinh học lớp 6 – Sách GV (NXBGD)

4. Giáo trình tin học (NXB Đại học sư phạm Hà Nội - 2003)

5. Hướng dẫn thiết kế bài giảng trên máy vi tính (NXBGD - 2006) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Công nghệ thông tin với việc đổi mới phương pháp dạy học

(Tiến sĩ Nguyễn Đức Sĩ - Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục Trung học)

7. http://www.edu.net.vn (Website của Bộ GD - ĐT)

8. http://www.giaovien.net.vn (Website hỗ trợ GV)

9. http://www.thuviensinhhoc.com (Website về Sinh học)

10. http://www.google.com.vn

11. Lập bản đồ tư duy (Tác giả Tony Buzan. Dịch giả Nguyễn Thế Anh - NXB Lao động Xã hội - 2008)

12. Bản đồ tư duy trong công việc (Tác giả Tony Buzan. - Dịch giả: Hải Hà.

Hồng Hoa. NXB Lao động Xã hội )

LỜI CẢM ƠN

PHỤ LỤC 1. Cách sử dụng iMindmap 9

Chắc hẳn với nhiều người khi dùng BĐTD cũng đang gặp khó khăn khi đưa hình ảnh từ phần mềm iMindMap 9 vào phần mềm PowerPoint sao cho ta hiệu ứng lần lượt được các nhánh theo đúng ý tưởng. Dưới đây, bằng kinh nghiệm của mình tôi thường dùng theo cách sau:

Vào File –> Export & share

Sau đó vào Presentation

Sau đó chọn Single Animated Slide -> Export

Lưu BĐTD vào thư mục mình lựa chọn sau đó nhấn Export

Sau khi lưu SĐTD được chuyển sang định dạng powerpoind chúng ta chỉ việc trình chiếu các nhánh sẽ lần lượt hiện ra.

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng phần mềm imindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học sinh học 6 (Trang 26)