Các dịch vụ tài chín h kế toán

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 36)

Dịch vụ tài chính kế toán là loại hình hoạt động nhằm trợ giúp, tư vấn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về luật pháp, chếđộ, thể chế tài chính kế toán của nhà nước, cũng như việc lập, ghi sổ kế toán, tính thuế và lập báo cáo tài chính. Hiện nay, các dịch vụ tài chính kế toán phổ biến thường là dịch vụ làm kế toán, lập báo cáo tài chính, các dịch vụ thuế như hướng dẫn và tư vấn thuế, lập tờ khai thuế… và các dịch vụ về kế toán quản trị như phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh và lập chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Hiện nay loại hình dịch vụ này đang phát triển rất mạnh và mang tính chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu kế toán ngày càng cao của doanh nghiệp. Bên cạnh

đó, dịch vụ này còn giúp doanh nghiệp giải quyết mâu thuẫn: vừa mong muốn một hệ thống kế toán hiệu quả, vừa mong muốn bỏ ít chi phí để đầu tư.

Sự ra đời của thị trường cung cấp dịch vụ này có ảnh hưởng lớn đến tổ chức công tác kế toán trong các DNVVN. Trước đây, khi muốn tổ chức một hệ thống kế

toán, các doanh nghiệp phải thuê hẳn một đội ngũ nhân viên. Điều này làm tốn chi phí, tốn thời gian của doanh nghiệp nhưng đôi khi hiệu quả lại không như mong muốn. Còn bây giờ, các doanh nghiệp sẽ nghĩ ngay đến một công ty cung cấp các dịch vụ tài chính kế toán. Với tính chuyên nghiệp cao, các dịch vụ do công ty này cung cấp giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian mà vẫn đem lại hiệu quả như doanh nghiệp mong đợi.

Chương II:

THC TRNG T CHC CÔNG TÁC K TOÁN TRONG DOANH NGHIP VA VÀ NH VIT NAM

2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở các DNVVN ở Việt Nam trong thời gian qua

Từ năm 1986, chính sách đổi mới của Đảng và Chính phủ Việt Nam đã tạo ra một sự bùng nổ các DNVVN. Trên thực tế những đổi mới này đã tạo ra một khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô, khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế

khác nhau, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Kể từđó, DNVVN phát triển nhanh chóng về cả số lượng và quy mô, trở thành khu vực kinh tế quan trọng, năng động và hiệu quả. Số lượng doanh nghiệp đăng ký chính thức tăng từ 567 (năm 1986), 959 (năm 1991), lên 6.311 (năm 1995). Năm 1999, Việt nam có khoảng 35.000 doanh nghiệp. Năm 1999, Luật Công ty được sửa đổi và bổ sung theo hướng đơn giản hóa các thủ tục đăng ký, thành lập. Số lượng doanh nghiệp tư nhân trong giai

đoạn từ 1999 đến nay tăng rất nhanh, đạt đến con số hơn 75.000 vào năm 2003, hơn 200.000 vào thời điểm hiện nay .

Hoạt động sản xuất kinh doanh ở các DNVVN trong thời gian qua rất sôi

động nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về qui mô, về vốn nên hiệu quả hoạt động của các DNVVN chưa cao. Thông qua số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Tổng Cục Thống kê, có thể thấy như sau:

1. Xét kết hợp tiêu chí về vốn với tiêu chí về lao động: Trong tổng số 88.222 DNVVN năm 2004 có 2.211.895 lao động, tương đương với tỷ lệ bình quân mỗi doanh nghiệp có 25 lao động.

2. Về hiệu quả kinh doanh: Lợi nhuận bình quân trong năm 2004 của DNVVN là 240 triệu đồng (khoảng 16.000 USD), thấp hơn nhiều so với mức lợi nhuận bình quân/doanh nghiệp của cả nước (khoảng 1,14 tđồng).

3. Xét về tiêu chí tỷ suất lợi nhuận/vốn và lợi nhuận/doanh thu: ở mức 3 t

đồng và 2,57 tđồng so với các mức bình quân chung các doanh nghiệp cả nước là

4,85 tỷđồng và 5,99 tđồng

4. Về cơ cấu ngành: DNVVN chủ yếu tập trung vào các ngành thương mại, sửa chữa động cơ, xe máy (chiếm 40,6% doanh nghiệp của cả nước), tiếp đến là các ngành chế biến (20,9%), xây dựng (13,2%) và các ngành còn lại như kinh doanh tài sản, tư vấn, khách sạn, nhà hàng (25,3%).

5. Hệ thống máy móc, thiết bị : Hầu hết máy móc thiết bị đều lạc hậu, máy móc thiết bị sử dụng trong ngành điện tử khoảng 15-20 năm, trong ngành cơ khí là 20 năm, 70% công nghệ ngành dệt may đã sử dụng được 20 năm. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của Việt Nam chỉ ở mức 5%-7% so với 20% của thế giới.

6. Tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh: Khả năng tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của các DNVVN rất thấp. Điều này có thể nói là do hai nguyên nhân: Thứ nhất là chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế

về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ của giám đốc và đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Thứ hai là việc đầu tư cho hệ thống thông tin thấp, chưa có phương tiện kỹ

thuật nên chưa theo kịp diễn biến của thị trường.

7. Việc ra quyết định kinh doanh: Quyết định kinh doanh được đưa ra chủ

yếu dựa vào kinh nghiệm và phán đoán cảm tính của người chủ doanh nghiệp.

8. Đóng góp cho xã hội: Các DNVVN đóng góp đáng kể vào nguồn thu

ngân sách quốc gia và chi phối hầu hết các hoạt động phân phối (bán lẻ) của cả

nước (chiếm tỷ trọng khoảng 80% năm 2003). Chiếm 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp

9.Tình hình nhập khẩu nguyên liệu đầu vào: Trên 80% các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các DNVVN chủ yếu từ nhập khẩu. 5

2.2. Thực trạng của việc tổ chức công tác kế toán ở các DNVVN hiện nay

2.2.1. Quá trình phát triển của các qui định về kế toán DNVVN ở Việt Nam Nam

Quá trình hình thành và phát triển của chế độ kế toán Việt Nam đã trải qua một thời gian dài với nhiều thay đổi. Qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, kế toán không những đã đảm nhận tốt vai trò là công cụ quản lý kinh tế mà còn trở thành một nghề nghiệp độc lập, một loại hình dịch vụ kinh doanh đang hội nhập với quốc tế và khu vực.

Cùng với quá trình phát triển của chế độ kế toán Việt Nam, quá trình phát triển của các qui định về kế toán DNVVN có thể nói đã có những bước đột phá rõ nét, đóng góp rất nhiều cho việc tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp.

Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế quản lý hành chính bao cấp, tập trung, tất cả các cơ sở kinh tế của Việt Nam đều thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Trong thời gian này, Việt Nam vừa trải qua hai cuộc chiến tranh, toàn bộ nhân lực, vật lực đều dồn hết cho cuộc kháng chiến và đang từng bước xây dựng đất nước, về kinh tế hầu hết các xí nghiệp đều có qui mô vừa và nhỏ, chỉ trừ một số ít công ty kinh doanh cấp một. Về nhân lực, hầu hết đều không đủ

chuyên môn để xây dựng một hệ thống kế toán hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian này khái niệm “DNVVN” vẫn chưa ra đời. Với mục đích thực hiện vai trò là công cụ quản lý kinh tế của đất nước trong điều kiện khó khăn, các chếđộ kế toán trong giai đoạn này được ban hành cho từng ngành nghề cụ thể.

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, sau những năm đầu còn lúng túng, từ

năm 1991 chúng ta đã thực sự hòa nhập vào công cuộc đổi mới, hội nhập và mở

cửa. Các nguồn vốn từ những nhà đầu tư nước ngoài liên tục đổ vào Việt Nam và

các dự án ODA của các tổ chức quốc tếđã góp phần cải tạo bộ mặt nền kinh tếđất nước. Doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp thu hẹp lại, thực hiện cải cách, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và bắt đầu thực hiện bán, khoán, cho thuê, chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên… đã tạo điều kiện cho hàng loạt loại hình công ty ra đời. Lúc này, việc ban hành một chế độ kế toán cho các doanh nghiệp là điều cần thiết. Vì thế, ngày 01/11/1995, Bộ Tài chính đã ký QĐ 1141-TC/QĐ/CĐKT (viết tắt QĐ 1141) ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Song thực tế khi áp dụng cho thấy, chế độ kế

toán này chưa phù hợp với một số doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. Do đó, khái niệm “DNVVN” ra đời và ngày 23/12/1996 Bộ Tài chính đã ký quyết định số

1177/TC/QĐ/CĐKT (viết tắt QĐ 1177) ban hành chếđộ kế toán DNVVN áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 01/01/1997 cho tất cả các loại hình doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ.

Ngày 12/6/1999, Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được ban hành nhằm nâng cao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh, liên kết, huy

động vốn qua mua bán cổ phần. DNVVN đã chiếm vị trí quan trọng và ngày càng quan trọng hơn trong nền kinh tếđất nước. Tất cả những đổi mới nói trên, đòi hỏi phải sửa đổi và hoàn thiện cơ chế quản lý DNVVN, trong đó có chếđộ kế toán.

Nhằm đáp ứng yêu cầu hạch toán của chủ doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của Nhà nước, Bộ Tài chính đã tiến hành sửa đổi, bổ sung chếđộ kế toán DNVVN nói trên. Ngày 21/12/2001, Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC (viết tắt QĐ 144) qui

định sửa đổi, bổ sung chếđộ kế toán DNVVN được ban hành.

Điểm khác biệt giữa chế độ kế toán ban hành theo QĐ 1177 và chế độ kế

toán ban hành theo QĐ 144 được tóm tắt như sau: * Về hệ thống tài khoản kế toán:

QĐ 144 bổ sung thêm 12 tài khoản cấp 1, năm tài khoản cấp 2 và hai tài khoản ngoài bảng (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1. Những tài khoản bổ sung trong hệ thống tài khoản theo QĐ 144 Tài khoản Số hiệu Đầu tư tài chính 121, 229 Thuế GTGT 133, 33311 và 33312 Hàng tồn kho 153, 156 Các loại hình nợ phải trả 315, 335, 341, 342 Nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn kinh doanh) 4111, 4112, 4113

Lợi nhuận tích lũy 412

Cổ phiếu mua lại 419 Chi phí sản xuất kinh doanh 635 Tài khoản ngoài bảng 010, 011

* Về hệ thống báo cáo tài chính:

- Đối với Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): QĐ 144 bổ sung thêm Bên “Tài sản”: phần đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Bổ sung thêm Bên “Nguồn vốn”: ba tài khoản chi tiết của nguồn vốn kinh doanh là vốn góp, thặng dư vốn và vốn khác.

- Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: QĐ 144 giữ lại “Phần 1: của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” trong QĐ 1177, tách “Phần 2: phần thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước” trong QĐ 1177 làm thành một báo cáo riêng.

- Đối với Bảng Thuyết minh báo cáo tài chính: QĐ 144 tách “Bảng cân đối số phát sinh” thành một báo cáo riêng và lấy tên là Bảng cân đối tài khoản.

Trong QĐ 1177, các báo cáo tài chính qui định cho DNVVN gồm: Bảng cân

đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng Thuyết minh báo cáo tài chính. Còn QĐ 144, các báo cáo tài chính qui định cho DNVVN cũng gồm ba loại báo cáo trên, nhưng nội dung đơn giản hơn vì hai loại báo cáo phụ là “Bảng cân đối tài khoản” và “Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước” chỉ phải lập khi gửi báo cáo cho cơ quan thuế.

Theo đà phát triển của lịch sử và sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế, chế độ kế toán cũng cần được cập nhật, sửa đổi, bổ sung để ngày càng hoàn thiện. Và gần đây nhất, Bộ Tài chính đã ban hành QĐ 48/2006/QĐ-BTC (viết tắt QĐ 48) vào ngày 14/9/2006 dựa trên Luật kế toán số 03/2001/QH11. Chế độ kế toán mới được xây dựng hoàn toàn dựa trên các chuẩn mực kế toán. Bước đột phá này đã đưa chế độ kế toán Việt Nam gần hơn với chếđộ kế toán khu vực và quốc tế.

2.2.2. Qui định hiện hành về tổ chức công tác kế toán DNVVN.

- Qui định chung : Lut kế toán.

Luật kế toán số 03/2003 do Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19/6/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2004.

Luật Kế toán không có chương mục riêng về DNVVN, nhưng có những quy

định tính đến khả năng áp dụng cho DNVVN, thí dụ như hướng dẫn tổ chức công tác kế toán, nội dung công tác kế toán, điều kiện của kế toán trưởng, các quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp...

- Qui định riêng: QĐ 48

Quyết định 48/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành vào ngày 14/9/2006, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày công báo.

QĐ 48 về chếđộ kế toán DNVVN gồm năm phần:

Phần 1: Quy định chung

- Chế độ kế toán DNVVN áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, bao gồm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân và Hợp tác xã. Chế độ này không áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.

- Chếđộ kế toán DNVVN được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 chuẩn mực kế toán do không phát sinh ở DNVVN hoặc do quá phức tạp không phù hợp với DNVVN (xem Bảng II.2)

Bảng 2.2. Các chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ

Số hiệu Tên chuẩn mực

01 Chuẩn mực chung 05 Bất động sản đầu tư

14 Doanh thu và thu nhập khác 16 Chi phí đi vay

18 Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

23 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 26 Thông tin về các bên liên quan

Bảng 2.3. Các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ

Số hiệu Tên chuẩn mực

02 Hàng tồn kho 03 TSCĐ hữu hình 04 TSCĐ vô hình 06 Thuê tài sản

07 Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

08 Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh

Số hiệu Tên chuẩn mực

10 Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái 15 Hợp đồng xây dựng

17 Thuế thu nhập doanh nghiệp 21 Trình bày báo cáo tài chính 24 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng 2.4. Các chuẩn mực kế toán không áp dụng

Số hiệu Tên chuẩn mực

11 Hợp nhất kinh doanh 19 Hợp đồng bảo hiểm

22 Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự

25 Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con 27 Báo cáo tài chính giữa niên độ

28 Báo cáo bộ phận 30 Lãi trên cổ phiếu

- Ngoài ra, chế độ kế toán DNVVN còn quy định chữ số, chữ viết, đơn vị

tính sử dụng trong kế toán, kỳ kế toán, các trường hợp phải kiểm kê tài sản, các nội dung phải công khai trong báo cáo tài chính, hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính, việc bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán, các quy định về kế toán trưởng.

- QĐ 144 không có phần này. Nếu so với QĐ 144 thì đây là phần mang tính tư duy cao nhất của QĐ 48. Điều này thể hiện qua hai vấn đề sau:

1. Chế độ kế toán này được ban hành dựa trên các văn bản của Nhà nước như: Luật kế toán và các Nghị định, nhưng có những phạm vi áp dụng phù hợp cho DNVVN. Phần “Qui định chung” đã chỉ rõ những qui định mà người làm kế toán

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)