Khảo sát một số tính chất của gốm cordierit

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp gốm cordierit từ cao lanh (Trang 44 - 48)

Sau khi khảo sát nhiệt độ nung, Ta thấy ở 1240oC cho sản phẩm tốt nhất với sự xuất hiện hoàn toàn pha cordierit. Từ đây, tôi lấy mẫu ở nhiệt độ này đi khảo sát tính chất cơ lý của nó được kết quả như sau:

Bảng 3.6. Một số tính chất của mẫu gốm cordierit

Phối liệu H (%) ρr (g/cm3) ρv (g/cm3) Mẫu nghiên cứu ở

1240oC 5.3 1.9 2.5

Trong đó: H là độ hút nước ρr:Khối lượng riêng ρv: Khối lượng thể tích

Ta lấy kết quả của mẫu nghiên cứu ở 1240oC đem so sánh với kết quả nghiên cứu tác giat Trần Ngọc Tuyền [4] ở 1250oC (Mẫu so sánh 1) và của tác giả

A.Yamuna [13] ở 1350oC (Mẫu so sánh 2) như sau:

Bảng 3.7. Bảng so sánh tính chất của mẫu gốm cordierit

Phối liệu H (%) ρr (g/cm3) ρv (g/cm3) Mẫu nghiên cứu ở

1240oC 5.3 2.5 1.9

Mẫu so sánh 1 14.41 2.59 -

Mẫu so sánh 2 4.91 - 2.33

So sánh tính chất cơ lý của các mẫu nhận thấy mẫu nghiên cứu ở 1240oC có khối lượng riêng và độ hút nước nhỏ hơn mẫu so sánh 1 ở 1250 oC của tác giả Trần Ngọc Tuyền, điều này cho thấy cordierit tổng hợp được sít đặc hơn, độ xốp bé hơn và nhiệt nung của mẫu nghiên cứu cũng bé hơn.

So sánh với mẫu so sánh 2 ở 1350oC của tác giả A.Yamuna thì có hút nước lớn hơn và khối lương thể tích bé hơn, điều này do mẫu so sánh 2 của A.Yamuna được ve viên với áp lực lớn (350MPa) trong khi mẫu nghiên cứu ở 1240oC chỉ ve viên bằng tay nhưng nhiệt độ nung của mẫu nghiên cứu ở 1240oC lại thấp hơn nhiều so với tác giả A.Yamuna.

Từ đây rút ra được rằng mẫu nghiên cứu của tôi ở 1240oC đã đạt được yêu cầu tạo gốm cordierit và đã hạ được nhiệt độ nung so với tác giả trong nước là 10oC và tác giả nước ngoài là 150oC.

4.1. Kết luận

- Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tổng hợp được vật liệu gốm cordierit theo phương pháp truyền thống với bài phối liệu là cao lanh (40.6%), tacl (38.7%) và nhôm hidroxit (20.7%).

- Qua quá trình khảo sát các nhiệt độ nung ở 1000oC, 1100oC, 1200oC và 1240oC thì nhiệt độ nung ở 1240oC thu được cordierit tốt nhất nên tôi chọn đây là nhiệt độ tối ưu để tổng hợp gốm cordierit.

- Cordierit tổng hợp được đã hạ nhiệt độ nung so với tác giả trong nước là 10oC và tác giả nước ngoài là 150oC.

- Nguyên liệu sử dụng là sẵn có tại địa phương nên giảm được giá thành sản phẩm.

4.2. Kiến nghị

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tổng hợp được gốm cordierit. Nếu như có thời gian và kinh phí trong tương lai tôi tiếp tục thực hiên các thí nghiệm sau:

- Xác định hệ số giãn nở nhiệt của vật liệu cordierit. - Xác định độ bền nhiệt của cordierit.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Dũng, Tính toán trong công nghệ gốm sứ,NXB Văn hóa dân tộc, 2010.

[2] Nguyễn Văn Dũng,Công nghệ sản xuất gốm sứ, NXB KH & KT,Hà Nội 2008.

[3] Lê Quang Linh (2008), Tổng hợp cordierite bằng phương pháp hóa học, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

[4] PGS.TS Trần Ngọc Tuyền “Nghiên cứu tổng hợp gốm cordierit từ cao lanh

Lâm Đồng và tacl Phú Thọ”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế (2008).

[5] PGS.TS Trần Ngọc Tuyền (2007), Nghiên cứu tổng hợp gốm cordierit bằng

phương pháp phân tán rắn - lỏng, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa

học công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Khoa học Huế.

[6] Trần Ngọc Tuyền (2006), Nghiên cứu tổng hợp gốm Cordierit và composite

mullite-cordierite từ Cao lanh A Lưới – Thừa Thiên Huế, Tóm tắt luận án tiến

sĩ hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Trường Đại học quốc gia Hà Nội.

[7] Nguyễn Bá Trung (1998), Điều chế màng Ceramic trên cơ sở Al2O3 và nghiên

cứu khả năng chống ô nhiễm của màng xúc tác, Luận văn tốt nghiệp, Trường

Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội.

[8] Ewais, E. M. M; et al (2009), “Preparation of porous cordierite ceramic using a silica secondary resource (silica fumes) for dust filtration purposes”, Journal

of Ceramic Processing Research, 10(6), pp. 721-728.

[9] Einarsrud M.A., Pedersen S., Larsen E., Grande T. (1999), “Journal of the European Ceramic Society, (19), pp. 389-397.

[10] Kim S.J., Bang H.G., Park S.Y. (2005), “Synthesis of cordierit using high energy ball milling”, Materials Science Forum, Vols. 486-487, pp.476-480

[11] Shu C., Mingxia X., Cailou Z., Ziaqi T. (2002), “Fabrication of cordierit power from magnesium- aluminum hydroxide and sodium silicate: its

characteristics and sintering”, Materials Research Bulletin, (37), pp.1333- 1340.

[12] Tamar-Agha, M. Y; et al (2013), “Synthesis And Characterization Of Cordierite From Serpentineite, Kaolinitic Clay And Bauxite”, Journal of

Applied Sciences Research, 9(8), pp. 4946-4959

[13] Yamuna, A; et al (2003), “Kaolin-based cordierite for pollution control”,

Journal of the European Ceramic Society, 24(2004), pp. 65 – 73.

[14] http://talchoabinh.blogspot.com/p/talc-la-gi.html [15] http://hctm.com.vn/thong-tin-chuyen-muc/talc-la-gi-talc-o-dau-talc-su-dung- nhu-the-nao-93.html [16] http://talchoabinh.blogspot.com/p/bot-talc-trong-gom-su.html [17] https://congnghehoahoc.wordpress.com/2012/03/20/cao-lanh/ [18] http://luanvan.co/luan-van/tong-hop-cordierite-bang-phuong-phap-hoa-hoc- 282/ [19] http://www.akhon.net/Nhom-hidroxit-AlOH3-Aluminium-hydroxide.html [20] http://tai-lieu.com/tai-lieu/nhom-va-hop-chat-cua-nhom-5450/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp gốm cordierit từ cao lanh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w