vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại khu công nghiệp Thịnh Long
33
Các giải pháp đều mang tính chất tự phát, cảm tính mà không dựa trên một cơ sở khoa học nào hết:
- Sử dụng nguồn nước mưa dự trữ và nước ngầm để sinh hoạt.
- Sử dụng các loại rau sống từ nơi khác đến và thực hiện chế độ ăn chín uống sôi.
- Thu gom chất thải, thứ phẩm trong quá trình chế biến để làm thức ăn chăn nuôi cho các trang trại lợn và bán cho các công ty sản xuất thức ăn cho gia súc gia cầm…
- Chất thải trong chăn nuôi cũng cần được xử lý, với các trang trại nuôi có thế xây bể biogas…
- Các hộ dân có bể lọc nước dân dụng, hoặc mua nước từ nhà máy nước (Dùng phèn chua loại bỏ tạp chất trong nước, có thể để lắng nước, lọc nước bằng vải trước khi sử dụng,dùng 100g vôi cho 1000 lít nước để khử trùng nguồn nước trước khi sử dụng)
- Hàng năm phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng xung quanh nơi ở nhưng chỉ mang tính chất tự phát.
3.3.2. Giải pháp của chính quyền địa phương
- Tuyên truyền, giáo dục nhân dân giữ gìn vệ sinh, tự chăm lo sức khỏe cho bản thân, cụ thể:
+ Không sử dụng nước sông để sinh hoạt mà dùng nước ngầm, nước mưa thay thế.
+ Không nên sử dụng nguồn nước thải để tưới trực tiếp cho các loại rau ăn.
+ Tổ chức khám sức khỏe định kì cho người dân. + Tổ chức thu gom chất thải để xử lí tập trung
- Kiến nghị lên huyện và tỉnh về hỗ trợ biện pháp xử lí ô nhiễm. 3.3.3 Giải pháp của huyện Hải Hậu, của UBND tỉnh Nam Định
- Thường xuyên cử người thuộc phòng (Sở) Tài nguyên - Môi trường và Y tế dự phòng huyện kiểm tra mức độ ô nhiễm của vùng, tình trạng sức khỏe của người dân để có hướng giải quyết.
34
- Tổ chức tuyên truyền về những bệnh tật phát sih từ ô nhiễm môi trường, cấp phát thuốc miễm phí cho người dân khi có dịch bệnh.
3.4 Một số giải pháp của đề tài về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tại thị trấn Thịnh Long. thị trấn Thịnh Long.
3.4.1. Xử lí ô nhiễm nguồn nƣớc
Đối với lượng nước thải tạo ra trong quá trình chế biến của các cơ sở sản xuất có thể được xử lý theo mô hình sau:
Nƣớc thải Bể lắng cát Hầm tiếp nhận Máy sàng rác Bể điều hòa Bể UASB Anoxic Bể Aerotank Xử lý định kỳ Bể trung gian Bể lọc áp lực Bể khử trùng Bể trung gian Sân phơi cát Xử lý định kỳ Thùng thu rác Cấp khí Cấp khí Bể chứa bùn Bể lắng Máy nén bùn Bể lắng Hóa chất Bể trung gian
35
Hình 3.11: Quy trình công nghệ xử lý nƣớc thải thủy sản
Nước thải từ các phân xưởng sản xuất theo mương dẫn của công ty qua song chắn rác thô đến bể lắng cát được đặt âm sâu dưới đất, ở đây sẽ giữ lại cát và các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn để đảm bảo sự hoạt động ổn định của các công trình xử lý tiếp theo. Trước khi vào bể lắng cát, nước thải được dẫn qua thiết bị lọc rác thô nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn như: giấy, gỗ, nilông, lá cây,… ra khỏi nước thải. Nước thải ra khỏi bể lắng cát sẽ đến hầm tiếp nhận rồi bơm qua máy sàng rác (thiết bị lọc rác tinh), tại đây các chất rắn có kích thước lớn hơn 1mm tiếp tục được tách ra khỏi nước thải để bảo vệ các máy móc thiết bị ở các công đoạn xử lý nước theo. Sau đó nước tự chảy xuống bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, lưu lượng và nồng độ nước thải ra sẽ được điều hòa ổn định. Trong bể, hệ thống máy khuấy sẽ trộn đều nhằm ổn định nồng độ các hợp chất trong nước thải, giá trị pH sẽ được điều chỉnh đến thông số tối ưu để quá trình xử lý sinh học hoạt động tốt.
Nước thải được bơm từ bể điều hòa vào bể UASB. Tại bể UASB, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60 – 80%) thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới
Sau bể UASB nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic và bể aerotank. Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3-
36
việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-
.
Nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 1.000-3.000 mg MLSS/L. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn. Oxy (không khí) được cấp vào bể aerotank bằng các máy thổi khí (airblower) và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-, (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý, (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Tải trọng chất hữu cơ của bể trong giai đoạn xử lý aerotank dao động từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm. Các quá trình sinh hóa trong bể hiếu khí được thể hiện trong các phương trình sau:
Oxy hóa và tổng hợp
COHNS (chất hữu cơ) + O2 + Chất dinh dưỡng + vi khuẩn hiếu khí -> CO2 + H2O + NH3 + C5H7O2N (tế bào vi khuẩn mới) + sản phẩm khác
Hô hấp nội bào
C5H7O2N (tế bào) + 5O2 + vi khuẩn -> 5CO2 + 2H2O + NH3 + E
Bên cạnh quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ thành carbonic CO2 và nước H2O, vi khuẩn hiếu khí Nitrisomonas và Nitrobacter còn oxy hóa ammonia NH3 thành nitrite NO2- và cuối cùng là nitrate NO3-.
Vi khuẩn Nitrisomonas:
2NH4+ + 3O2 -> 2NO2- + 4H+ + 2H2O
37 2NO2- + O2 > 2 NO3-
Tổng hợp 2 phương trình trên: NH4+ + 2O2 > NO3- + 2H+ + H2O
Lượng oxy (O2) cần thiết để oxy hóa hoàn toàn ammonia NH4+
là 4,57g O2/g N với 3,43g O2/g được dùng cho quá trình nitrite và 1,14g O2/g NO2 bị oxy hóa.
Trên cơ sở đó, ta có phương trình tổng hợp sau:
NH4+ + 1,731O2 + 1,962HCO3- -> 0,038C5H7O2N + 0,962NO3- +1,077H2O + 1,769H+
Phương trình trên cho thấy rằng mỗi một (01)g nitơ ammonia (N-NH3) được chuyển hóa sẽ sử dụng 3,96g oxy O2, và có 0,31g tế bào mới (C5H7O2N) được hình thành, 7,01g kiềm CaCO3 được tách ra và 0,16g carbon vô cơ được sử dụng để tạo thành tế bào mới.
Quá trình khử nitơ (denitrification) từ nitrate NO3- thành nitơ dạng khí N2 đảm bảo nồng độ nitơ trong nước đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường. Quá trình sinh học khử Nitơ liên quan đến quá trình oxy hóa sinh học của nhiều cơ chất hữu cơ trong nước thải sử dụng Nitrate hoặc nitrite như chất nhận điện tử thay vì dùng oxy. Trong điều kiện không có DO hoặc dưới nồng độ DO giới hạn ≤ 2 mg O2/L (điều kiện thiếu khí).
C10H19O3N + 10NO3- -> 5N2 + 10CO2 + 3H2O + NH3 + 100H+
Quá trình chuyển hóa này được thực hiện bởi vi khuẩn khử nitrate chiếm khoảng 10-80% khối lượng vi khuẩn (bùn). Tốc độ khử nitơ đặc biệt dao động 0,04g đến 0,42g N-NO3-/g MLVSS.ngày, tỷ lệ F/M càng cao tốc độ khử tơ càng lớn.
Nước sau cụm bể anoxic – aerotank tự chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể anoxic, một phần được đưa đến bể chứa bùn. Tiếp theo, nước trong chảy qua bể trung gian để chuẩn bị quá trình lọc áp lực.
Bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những
38
chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ nhằm xử lý các chỉ tiêu đạt yêu cầu quy định.
Nước thải thủy hải sản sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể khử trùng trước khi nước thải được xả thải vào nguồn tiếp nhận.Bùn ở bể chứa
bùn đượ ợc các cơ quan chức năng
thu gom và xử lý theo quy định. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.
Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản:
- Quá trình co khả năng xử lý đạt hiệu quả xử lý cao (đạt 98%).
- Có khả năng xử lý nước thải có BOD cao, khử nitơ photpho mà không cần thêm hóa chất.
Nhược điểm công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản: - Vận hành phức tạp, đòi hỏi người vận hành phải có trình độ. - Diện tích sử dụng lớn.
Để khắc phục nước nhiễm mặn người dân nên trồng các loại cây chịu mặn đang còn thời vụ như:
+ Khoai tây, khoai lang, đậu các loại như đậu đen, đậu xanh… rau cải, củ cải và một số loại cây trồng làm thức ăn gia súc khác…
+ Trồng các giống lúa như: M6, MT163, MT6, BM9855, BM9820, CM1, CM5 để giải quyết tình thế nước mặn.
- Trước khi trồng cấy vãi vôi khử mặn, phủ đất ruộng lên đất mặn - Cần khoanh vùng nước ngọt, mặn để dễ dàng cho việc xử lý khắc phục.
- Về nguồn nước nhiễm mặn có thể xử lý bằng cách dẫn qua bể lọc chứa cát vàng.
3.4.2. Xử lí chất rắn
- Thu gom chất thải, thứ phẩm trong quá trình chế biến để làm thức ăn chăn nuôi cho các trang trại lợn và bán cho các công ty sản xuất thức ăn cho gia súc gia cầm…
39
- Lượng xỉ thải ra trong quá trình sấy tại các hộ dân sản xuất nhỏ lẻ cần được tập trung tại một nơi xử lý riêng.
3.4.3. Giải pháp hỗ trợ làm giảm tác động tiêu cực tới sức khỏe con ngƣời ngƣời
Trước tình hình sản xuất của khu công nghiệp ngày càng phát triển kéo theo sự ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước nói riêng ngày càng gia tăng, vậy làm thế nào để đảm bảo hoạt động sản xuất của khu công nghiệp ngày càng phát triển mà không tác động tiêu cực tới môi trường sống, sức khỏe của người dân.
* Biện pháp giáo dục
Giáo dục cho người dân hiểu biết về hoạt động sản xuất chế biến thủy sản ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và sức khỏe của người dân để từ đó mối người dân tự ý thức được BVMT chính là bảo vệ lợi ích, bảo vệ sự sống của thế hệ hôm nay và mai sau. Do đó, phải giáo dục sao cho BVMT trở thành ý thức ăn sâu vào mỗi người dân, là một thói quen, nếp sống của nhân dân có như vậy người dân mới có ý thức được hành động nào tốt và những hành động nào không tốt làm tổn hại tới môi trường và sức khỏe con người.
Giáo dục mọi người có ý thức tham gia trồng và bảo vệ cây xanh ở hai bên đường và xung quanh khu sản xuất.
Các cập chính quyền với vai trò lãnh đạo trong việc thực hiện các biện pháp quản lý môi trường, cần tổ chức, giáo dục tuyên truyền theo nhiều hình thức như: Hệ thống truyền thanh, phát tờ rơi, tổ chức các cuộc thi (đã có cuộc thi tổ chức trong nhà trường phổ thông về đưa ra các sang kiến trong bảo vệ môi trường được các em học sinh nhiệt tình tham gia và thu được những kết quả nhất định.
* Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động:
Dụng cụ bảo hộ lao động đối với người dân hầu như không được trang bị đầy đủ, chỉ các công nhân trong các xưởng chế biến của các nhà máy mới được trang bị tương đối đầy đủ. Chính vì vậy phải tuyên truyền,
40
khuyến khích người dân mang đầy đủ các dụng cụ bảo hộ: khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ… để giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm trong quá trình sản xuất đối với sức khỏe người lao động.
3.4.4 Kết luận
Với những giải pháp mà tôi đề ra để các biện pháp này đạt hiệu quả cao thì cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về vấn đề kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, chuyển giao công nghệ… và ý thức của mối người dân góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cuộc sống.
41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau khi nghiên cứu một vài ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động sản xuất chế biến thủy sản tại khu công nghiệp Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định tới môi trường nước và sức khỏe con người, chúng tôi đưa ra một số kết luận:
Hoạt động sản xuất chế biến thủy sản đã thải ra những sản phẩm độc hại mà không qua xử lý, đưa trực tiếp vào môi trường tự nhiên gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nước. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân trong vùng. Cụ thể khi nghiên cứu về chỉ số thành phần các chất trong mẫu nước mặt( nước sông Ninh Cơ, nước sông đồng nội) và nước sinh hoạt (nước giếng), nước thải cảu hộ dân chế biến thủy sản thấy có chỉ số thành phần một số chất như COD, BOD, DO, tổng chất rắn lơ lửng…vượt mức và gần vượt mức giới hạn quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt và con người sử dụng nguồn nước phục vụ cho các hoạt động trong đời sống như ăn uống, tắm giặt, tưới tiêu... đã mắc một số bệnh như bệnh lị, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu… và trong những năm gần đây những bệnh này có xu hướng gia tăng.
Để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân thì chính quyền và nhân dân địa phương phải cùng nhau đưa ra các phương pháp xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. Mỗi người dân đều phải có ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho mình, thường xuyên làm vệ sinh sạch nơi sản xuất, xung quanh khu vực sống đảm bảo sao cho sản xuất phát triển và đảm bảo sức khỏe bản thân, gia đình cũng như những người dân xung quạnh
42
2. Kiến nghị
Đề nghị các cơ quan chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền giáo dục cho người dân về hoạt động chế biến thủy sản theo phương pháp truyền thống đã gây những ảnh hưởng nhất định tới đời sống của người dân.
Các cơ quan chính quyền sát sao tới tình hình vệ sinh sạch sẽ tại các cơ sở sản xuất
Tổ chức các buổi phun thuốc khử trùng làm sạch môi trường như phun thuốc diệt bọ gậy phòng chống số xuất huyết….
Các cơ quan chính quyền sát sao tới tình hình sức khỏe của người dân bằng các công tác y tế định kì.
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trần Chiến (2012), “Một số bệnh thường gặp liên quan đến ô nhiễm nguồn nước”, Báo sức khỏe và đời sống.
2.Võ Quốc Hướng, Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản đông lạnh với năng suất 8 tấn sản phẩm/ngày,Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 3.Hoàng Thị Sản (2009), Phân loại học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.