Ngày sẽ kéo dài nửa năm và

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THIÊN VĂN HÀNG HẢI PART 1 (Trang 26 - 33)

dài nửa năm và đêm sẽ kéo dài nửa năm. _ Trong CĐ ngày đêm, ¤ CĐ theo đường đẳng cao và h ¤ = δ ¤ . _ ¤ đạt độ cao lớn nhất ( H = 23o 5 ) vào hai ngày chí điểm : 22 - 6 và 22 – 12.

THỜI GIAN TRÊN NHỮNG KINH TUYẾN KHÁC NHAU

_ Đối với mọi người quan sát trên cùng một kinh tuyến, tức là có cùng một kinh độ, thì có cùng một giờ địa phương của cùng một hệ thống.

_ Thời gian trên kinh tuyến đã cho thì khác với thời gian trên kinh tuyến Greenwich một lượng bằng kinh độ.

_Thời gian trên những kinh tuyến khác nhau thì khác nhau một lượng bằng hiệu kinh độ giữa chúng.

CÔNG THỨC VỀ THỜI GIAN LHA * = LHA Aries + SHA * LHA = GHA ± Long ( E W ) LMT = GMT ± N ( E W )

Trong đó :

LHA - Local Hour Angle - Góc giờ địa phương. GHA - Greenwich Hour Angle - Góc giờ thế giới. LMT - Local Mean Time - Giờ địa phương.

GMT - Greenwich Mean Time – Giờ thế giới. SHA - Sideral Hour Angle – Xích kinh nghịch GIỜ MÚI

_ Trái đất được chia ra làm 24 múi giờ, mỗi múi trải dài 15 o kinh độ ( 1h ), trong đó 12 múi giờ mang tên Đông ( E ) và 12 múi mang tên Tây ( W ).

_ Các KT 0o ; 15o ... cách nhau 15o một cho đến 180o là KT trung tâm của múi. Các KT 7o 30 ; 22o 30 ... và những KT có bội số của 7o 30 sẽ là giới hạn của múi.

_ Giờ múi là giờ địa phương của KT trung tâm và được thừa nhận là giờ chung của toàn bộ phần lãnh thổ của múi. Tiếng Anh gọi là Zone Time ( ZT ).

ZT = GMT ± N ( Số múi )

_ Múi có KT trung tâm là KT Greenwich thì được coi là múi số 0, từ múi này sẽ đánh số các múi về phía Đông hay phía Tây đến múi số 12.

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỐ MÚI

_ Để xác định số múi ( N ) mà một vị trí hoặc một con tàu đang ở, ta lấy kinh độ của điểm đó hay của tàu chia cho 15 o .

_ Thương số của phép chia sẽ cho ta số thứ tự của múi nếu số dư nhỏ hơn 7 o 5.

_ Nếu số dư của phép chia lớn hơn 7 o 5 thì ta cộng 1 vào thương số sẽ được số múi giờ.

_ VD : Tàu ở kinh tuyến 65 o 40’ E sẽ có N = 4. Tàu ở kinh tuyến 67 o 40’ W sẽ có N = 5. TÍNH CHẤT CỦA GIỜ MÚI ( ZT )

_ ZT trong những múi kề nhau cách nhau đúng 1 giờ .

_ Thời gian trong 2 múi bất kỳ thì khác nhau bằng hiệu các số thứ tự múi của chúng.

_ ZT của một múi bất kỳ nào đó sẽ khác với giờ GMT ( ZT của múi 0 ) một lượng bằng số thứ tự của múi. ZT = GMT ± N ( Số múi )

_ Càng về phía Đông thời gian càng lớn.

_ Giờ địa phương trong phạm vi một múi giờ sẽ không khác với ZT quá 30m. Trong thực tế,ZT sẽ khác một chút so với giờ địa phương của những hiện tượng thiên nhiên như qua kinh tuyến, giao thời giữa ngày và đêm ...

GIỜ LUẬT

_- Nếu một quốc gia trải dài trên nhiều múi giờ khác nhau, để thuận tiện cho cuộc sống hằng ngày hay giao dịch... Chính phủ nước đó sẽ chọn một hay nhiều múi giờ dùng chung cho cả đất nước.

_ Một số quốc gia có vị trí địa lý nằm trên múi giờ này nhưng lại chọn một múi giờ khác làm thời gian của mình ( Thường chọn UTC ).

_ Thời gian đó được gọi là Giờ luật.

_ VD : Ấn độ ( 0530 ) – Indonesia ( 07 08 09 )... GIỜ MÙA HÈ ( DST )

_ Ở một số quốc gia ở vùng ôn đới và hàn đới, vào mùa hè thời gian ban ngày rất dài, để chuyển giờ làm việc vào những giờ được chiếu sáng nhiều hơn của ban ngày, thời gian sẽ được lấy thêm 1 giờ ( đôi khi 2 giờ ) so với ZT gọi là Giờ mùa hè ( Summer time ), thời gian còn lại trong năm vẫn dùng giờ múi.

_ Summer Time còn gọi là DST ( Daylight – Saving Time ).

_ VD : ZT của Pháp ( France ) là 1E nhưng từ 26 – 03 đến 29 – 10 ( gần 7 tháng ) Pháp sẽ dùng Summer Time là 2E.

GIỜ TÀU

_ Giờ tàu là thời gian của một múi giờ nào đó mà các đồng hồ của tàu lấy theo, tại một thời điểm đã cho.

_ Thông thường các đồng hồ trên tàu được lấy theo giờ múi hay giờ luật.

_ Đôi khi giờ tàu có thể không trùng với giờ múi. Điều này thường xảy ra khi các đồng hồ trên tàu chưa được chỉnh lại theo giờ múi của múi mà tàu đang ở.

GIỜ UTC – Univeral Coordinated Time

_ Từ ngày 1 - 1 - 1972, hầu hết các trạm Radio trên thế giới đã phát Thời gian phối hợp toàn cầu, ký hiệu là UTC.

_ UTC được điều chỉnh cho phù hợp với Đồng hồ nguyên tử quốc tế ( TAI ) bằng cách đều đặn cộng thêm hay trừ đi 1s.

_ UTC khác với GMT một lượng hiệu chỉnh là DUT ( Difference of Universal Time ).

_ DUT không vượt quá 0, 9 s nên trong Thiên văn hàng hải ta bỏ qua và thừa nhận UTC = GMT.

GIỜ CHUẨN ( STANDARD TIME )

_ Là thời gian mà một quốc gia hay khu vực nào đó đang sử dụng.

_ Standard Time có thể là giờ múi, giờ luật hay giờ mùa hè.

_ Standard Time thường được sử dụng để tính ETA ( Estimated Time of Arrival ) và các công việc liên quan đến thời gian. _ Standard Time được cho trong Lịch Thiên văn và nhiều tài liệu hàng hải khác.

ĐIỀU CHỈNH ĐỒNG HỒ TÀU KHI TÀU CHUYỂN ĐỘNG _ Để cho thời gian trên tàu trùng với thời gian của múi mà tàu đang ở, thì sau khi tàu đi sang múi giờ mới, ta phải xoay kim đồng hồ tới trước hay lùi lại.

_ Ta phải tăng thời gian lên 1h nếu hướng đi của tàu nằm trong khoảng từ 0o - 180o ( tàu đi về hướng Đông ) và lùi lại 1 h nếu hướng đi của tàu từ 180o - 360o ( tàu đi về hướng Tây ).

_ Để thuận tiện cho công việc sinh hoạt, việc điều chỉnh đồng hồ trên tàu nên được tiến hành vào các ca trực đêm.

_ Tất cả các trường hợp điều chỉnh đồng hồ tàu phải được ghi vào nhật ký boong.

_ IDL - Interchange Date line .

_ Khi tàu hành trình về phía Đông ( từ 0 - 180 ) thì khi tàu cắt qua IDL ngày hôm đó sẽ được lặp lại.

_ Khi tàu hành trình về phía Tây ( 180 - 360 ) thì khi tàu cắt qua IDL sẽ cộng thêm một ngày vào ngày lịch kế tiếp. _ Mọi sự thay đổi khi tàu đi qua IDL đều phải ghi vào nhật ký.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THIÊN VĂN HÀNG HẢI PART 1 (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w