ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THIÊN VĂN HÀNG HẢI PART 4 (Trang 29 - 44)

_ Trong Thiên văn hàng hải, ban ngày chỉ có một mục tiêu là Mặt trời nên ta phải áp dụng phương pháp không đồng thời để XĐ VTT.

_ Khi XĐ VTT bằng 2 ĐCVT không đồng thời, việc xác định các sai số khá phức tạp vì những ĐCVT nhận được có những sai số không giống nhau : ĐCVT thứ nhất ngoài sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống như ĐCVT thứ 2, còn mắc thêm sai số do sự di chuyển theo hướng đi đoạn đường tàu chạy giữa hai lần quan trắc.

_ Trong thực tế, ta thường chọn 30 ≤ ∆A ≤ 60.

_ Để giảm bớt sai số trong vị trí xác định, phải tiến hành những biện pháp cần thiết để làm giảm tác dụng của những sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.

_ Vị trí dự đoán của tàu càng chính xác càng tốt. _ Ở vĩ độ trung bình, nên xác định vị trí tàu vào lúc

trước và sau khi Mặt trời qua kinh tuyến thượng khoảng từ 2 H - 2H 30 M.

_ Ở vĩ độ nhỏ, nên chọn thời điểm quan sát vào lúc trước và sau khi Mặt trời qua kinh tuyến khoảng 1H.

+ XĐ VTT BẰNG QS KĐT MẶT TRỜI TRONG TRƯỜNG HỢP CHUNG Thực hiện các công việc theo trình tự sau :

_ CHUẨN BỊ.

_ QUAN TRẮC VÀ TÍNH TOÁN LẦN 1.

_ TÍNH TOÁN THỜI ĐIỂM QUAN TRẮC LẦN 2. _ TÍNH TOÁN QUAN TRẮC LẦN 2.

_ THAO TÁC.

+ THAO TÁC XĐ VTT BẰNG QS KĐT MẶT TRỜI

Typical celestial plot at sea.

+ XĐ VTT BẰNG MẶT TRỜI CÓ HIỆU PHƯƠNG VỊ NHỎ

Mc Mc S=V/60*(T2-T1) I I I’ I’ II II n1 n2 HT

_ Hiệu phương vị có lợi nhất trong XĐ VTT bằng Mặt trời là trong khoảng từ 30o - 60o và cần khoảng thời gian giữa những lần quan sát từ 1, 5 - 4, 0 giờ.

_ Trong một số trường hợp ta không thể chờ đến thời điểm của lần quan sát thứ 2, ví dụ như : mây mù đang kéo đến hay trong trường hợp khẩn cấp ... Khi đó ta phải tiến hành quan sát lần thứ 2 dù hiệu phương vị vẫn còn nhỏ hơn 30o.

_ Do vậy độ chính xác của vị trí xác định sẽ thấp và sẽ càng thấp nếu hiệu phương vị càng nhỏ. Vì vậy, phương pháp này chỉ có giá trị tham khảo.

+ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TÀU BẰNG ĐỘ CAO MẶT TRỜI LỚN HƠN 88o

_ Tàu hành trình ở vĩ độ thấp, khi vĩ độ tàu và xích vĩ MT lệch nhau không quá 2o, vào buổi trưa, khi độ cao MT lớn hơn 88o ( đỉnh cự của MT nhỏ hơn 2o ) ta có thể vẽ VĐC trực tiếp trên hải đồ để XĐ VTT.

_ Đỉnh cự Z ≤ 2o nên bán kính VĐC ≤ 120 NM, ta có thể coi nó gần đúng là một vòng tròn trên hải đồ Mercator và vẽ trực tiếp trên hải đồ vì phù hợp với khẩu độ compa và phạm vi bao phủ của hải đồ.

_ Khi Z ≤ 2o trong thời gian từ 2 - 7 phút, phương vị của MT biến thiên đủ lớn để có ĐCVT thứ hai.

+ VỊ TRÍ TÀU LÀ GIAO ĐIỂM CỦA CÁC VÒNG ĐẲNG CAO

+ XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM QUAN SÁT

+ THAO TÁC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TÀU

CHƯƠNG 19 : CÁC TRƯỜNG HỢP XĐ RIÊNG TỌA ĐỘ VTT TRÊN BIỂN

_ Những phương pháp xác định riêng rẽ vĩ độ và kinh độ của tàu chỉ có thể ứng dụng ở một số vị trí đặc biệt của thiên thể.

_ Những phương pháp xác định riêng rẽ vĩ độ và kinh độ ở trên biển như sau :

1. Xđ vĩ độ bằng độ cao kinh tuyến của thiên thể.

2. Xđ vĩ độ bằng độ cao gần kinh tuyến của thiên thể. 3. Xđ vĩ độ bằng đo độ cao sao Polaris ( Bắc Đẩu ).

4. Xđ kinh độ bằng độ cao của thiên thể ở gần vòng thẳng đứng gốc.

+ XĐ VĨ ĐỘ THEO ĐỘ CAO KINH TUYẾN MẶT TRỜI

_ Phương pháp này có thể áp dụng cho bất kỳ thiên thể nào, nhưng hiện nay chỉ được áp dụng với Mặt trời.

_ Khi xác định vĩ độ bằng độ cao lớn nhất ( mà ta thừa nhận là độ cao kinh tuyến ) có thể xuất hiện những sai số do hiệu số giữa độ cao lớn nhất và độ cao kinh tuyến. _ Sai số ngẫu nhiên trong độ cao quan trắc khó làm giảm được vì chỉ có một độ cao đo, còn sai số hệ thống thì hoàn toàn nằm trong vĩ độ xác định .

_ Do ảnh hưởng của những sai số như trên, nên việc xác định vĩ độ bằng độ cao kinh tuyến không có độ chính xác cao lắm và chỉ có giá trị tham khảo.

ϕ = Z ± δ

_ ( + ) nếu δ và ϕ cùng tên.

_ ( - ) nếu δ và ϕ

+ XĐ VĨ ĐỘ THEO ĐỘ CAO GẦN KINH TUYẾN MẶT TRỜI

_ Xác định vĩ độ ϕ bằng độ cao kinh tuyến có ưu điểm là tính toán đơn giản, nhưng có nhược điểm là chỉ thực hiện được ở một thời điểm.

_ Người ta thấy rằng những điều kiện thuận lợi nhất để xác định vĩ độ không những chỉ khi thiên thể đi qua kinh tuyến mà còn đối với cả những thiên thể ở gần nó. Độ cao của những thiên thể ở gần kinh tuyến gọi là những độ cao gần kinh tuyến và cũng có thể áp dụng trong việc xác định vĩ độ.

+ XĐ VĨ ĐỘ THEO ĐỘ CAO GẦN KINH TUYẾN CỦA MẶT TRỜI

+ XÁC ĐỊNH VĨ ĐỘ NGƯỜI QUAN SÁT THEO ĐỘ CAO SAO BẮC ĐẨU

_ Độ cao của thiên cực bằng vĩ độ NQS.

_ Gần Thiên cực Bắc có một vì sao với độ sáng cấp 2 là sao Bắc đẩu ( Polaris ) với tọa độ là :

δ = 89 o 05 N ( ∆ = 55’ ) α = 29 o ( Bowditch 261 )

_ Trong CĐ hằng ngày sao Polaris sẽ vạch lên một vĩ tuyến với bán kính cầu nhỏ hơn 1o, nên phương vị của sao Polaris luôn gần 0o và nó luôn ở điều kiện thuận lợi nhất đối với việc xác định ϕ.

_ Độ cao của sao Polaris luôn gần bằng vĩ độ và chỉ khác vĩ độ một đại lượng không lớn.

+ XÁC ĐỊNH SAO POLARIS

+ XÁC ĐỊNH VĨ ĐỘ NGƯỜI QUAN SÁT THEO ĐỘ CAO SAO BẮC ĐẨU

ϕ = h + ao + a1 + a2 - 1o

_ h - Độ cao quan trắc của sao Polaris.

_ ao - Đối số vào bảng là góc giờ địa phương của điểm xuân phân LHAγ ( LHA Aries ).

_ a1 - Đối số vào bảng là LHA Aries và ϕc .

_ Trong lịch Thiên văn hàng hải của Anh, các số hiệu chỉnh trên được cho vào chung một bảng Polaris Tables ( Bowditch 324 ).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THIÊN VĂN HÀNG HẢI PART 4 (Trang 29 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w