Trong các nghiên cứu tiếp theo, tác giả có ý định thực hiện các cải tiến sau đây:
(i) Tăng cỡ mẫu: cả về không gian lẫn thời gian. Việc tăng cỡ mẫu của mô hình sẽ làm tăng độ tin cậy của ước lượng. Trong các công ty không niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, có nhiều công ty lớn có báo cáo tài chính được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán uy tín. Do hạn chế về
thời gian nên tác giả không thể tập hợp hết các công ty này. Trong tương lai, hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ là tập hợp tất cả các công ty dược phẩm tại Việt Nam có báo cáo tài chính được kiểm toán.
(ii) Cải thiện mô hình: hiện nay trên thế giới có một mô hình phổ
biến được sử dụng rộng rãi nhằm khắc phục hiện tương nội sinh, đó là mô hình SEM. Đây là một mô hình kết hợp giữa phân tích khám phá và phân tích hồi quy. Đồng thời đây là một mô hình phi tham số, do đó nó
được đánh giá là cực kỳ thích hợp để sử dụng trong nghiên cứu các vấn
đề kinh tế. Thực tế, có một vài nghiên cứu về đề tài này đã được thực hiện bằng mô hình SEM. Hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả là sử
dụng mô hình SEM để xác định các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu tập trung vào xác định các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành dược phẩm tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp, dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh và chu kỳ chuyển hoán tiền mặt có tác động đến nhu cầu vốn lưu động. Khả năng giải thích của mô hình đạt mức 26,85%, tương đương với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về đề tài này. Hướng nghiên cứu trong tương lai của đề tài này là mở rộng cỡ mẫu và sử dụng các mô hình hiện đại hơn để giải quyết vấn đề nội sinh cũng như