V. Các hình thức tổ chứa lại, giải thể và phá sản của công ty TNHH một thànhviên 1.Các hình thức tổ chức lạ
2. Hình thức giải thể
- Công ty TNHH một thành viên bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
o Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
o Theo quyết chủ sở hữu công ty.
o Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục.
o Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty TNHH một thành viên chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.(Theo điều157 Luật Doanh nghiệp 2005)
- Thông qua quyết định giải thể công ty. Quyết định giải thể công ty phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
o Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty.
o Lý do giải thể.
o Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của công ty; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.
o Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
o Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.(điều 158 Luật Doanh Nghiệp)
- Chủ sở hữu công ty TNHH một thànhviên trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
- Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong công ty và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể công ty phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo
thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
- Các khoản nợ của công ty được thanh toán theo thứ tự sau đây:
o Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
o Nợ thuế và các khoản nợ khác.
o Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể công ty, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu công ty.
- Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi hồ sơ giải thể công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.
Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể công ty thì công ty đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên công ty trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.
- Kể từ khi có quyết định giải thể công ty, nghiêm cấm công ty, chủ sở hữu công ty thực hiện các hoạt động sau đây(điều 159 Luật Doanh Nghiệp):
o Cất giấu, tẩu tán tài sản.
o Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ.
o Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của công ty.
o Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể công ty.
o Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản.
o Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực.