CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KÌ NÀY

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH tế vĩ mô : tình hình lạm phát của Việt Nam (Trang 33 - 37)

II: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Biến động về lạm phát ở Việt Nam trong những năm 2010-2017.

CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KÌ NÀY

KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KÌ NÀY

Theo chương hai chúng ta có thể thấy tình hình lạm phát của Việt Nam từ năm 2014 đến nay biến động không ổn định. Chương này chúng ta sẽ tìm hiểu đến mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong giao đoạn 2014 đến nay.

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau.Chúng có mối quan hệ hai chiều, qua lại và tác động lẫn nhau. Khi ở mức vừa phải từ 2% -5%, lạm phát có thể là động lực giúp nền kinh tế phát triển. Ngược lại khi lạm phát ở mức quá cao(lạm phát phi mã và siêu lạm phát) sẽ gây cản trở cho nền kinh tế.

Tăng trưởng và lạm phát 2014

Về tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96%. Đây là mức tăng cao nhất so với 2 năm trước Điều này cho thấy, đà phục hồi của nền kinh tế năm 2014 đã có dấu hiệu tích cực.kinh tế năm 2014 phản ánh tín hiệu phục hồi rõ nét. Tỷ lệ tăng trưởng theo quý ngày càng tăng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao nhất và chỉ số hàng tồn kho tăng thấp, chỉ số PMI gần đạt mức đỉnh của tháng 5, vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất và là khu vực đóng góp hơn 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Về lạm phát

tỷ lệ lạm phát của các tháng năm 2014 so với cùng kỳ đạt cao nhất vào tháng 1 cũng chỉ là 5,45%. Kể từ tháng 6, tỷ lệ tăng của CPI ngày càng giảm. CPI tháng

12 chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013, kéo tỷ lệ lạm phát bình quân tháng chỉ còn 4,09%/năm, thấp hơn mức trung bình của năm 2013 là 2,5 điểm phần trăm.

Tính đến ngày 15/12/2014, tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 968,5 nghìn tỷ, bằng 96,2% dự toán năm. Tính đến ngày 27/12/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng 15,65% và tín dụng tăng 12,62% so với cuối năm 2013. Như vậy, với thực tế về số liệu chi ngân sách nhà nước, cung tiền và tín dụng năm 2014 đều gần bằng và vượt mức của năm 2013, nhưng lạm phát lại thấp hơn cho thấy, lạm phát có những nguyên nhân ngoài chính sách tiền tệ và tài khóa, như: sức cầu còn yếu, giá xăng dầu sụt giảm liên tục...

Như vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2014 đã vượt kế hoạch, lạm phát ở mức thấp nhất trong 10 năm gần đây.

Năm 2015 :

Tăng trưởng kinh tế:

Mặc dù phải đối mặt với những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới, song khép lại năm 2015 kinh tế Việt Nam vẫn có những “điểm sáng”. “Điểm sáng” đáng chú ý nhất là tín hiệu tích cực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 là GDP đạt 6,68%, cao nhất kể từ năm 2008 khi tính theo giá so sánh năm 2010 (Hình

1).

Lạm phát ở mức thấp

Năm 2015 ghi nhận Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, chỉ ở mức 0,63%. Trái với thường lệ, lạm phát năm qua thấp đặc biệt

trong những tháng cuối năm, CPI hầu như không thay đổi so với cùng kỳ năm trước

Bên cạnh ảnh hưởng ngoại sinh từ phía cung, tổng cầu suy yếu trong những năm trước cũng có những tác động tới mặt bằng giá trong năm 2015. Sau khi loại trừ các mặt hàng lương thực - thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước quản lý khỏi rổ hàng hóa, lạm phát lõi của Việt Nam chỉ tăng 2,05% trong năm 2015. Mức tăng này tương đối phù hợp và cần được duy trì ổn định trong thời gian dài để giữ kỳ vọng lạm phát ở mức thấp, từ đó giúp cho mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục đứng ở mức tương đối thấp, tạo thuận lợi cho quá trình hồi phục kinh tế.

Năm 2016 đến quý 1 năm 2017:

Với tốc độ tăng trưởng 6,68% trong năm 2015, VN đã gần đạt mức tăng trưởng của Trung Quốc.

Năm 2016 kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động. Tốc độ tăng trưởng GDP không đạt chỉ tiêu đề ra; ngành nông – lâm – thuỷ sản gặp khó vì thiên tai, hại hán; ngành khai khoáng giảm sâu tác động mạnh đến mức tăng trưởng chung... Tuy nhiên, về chủ đạo, kinh tế Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể.

GDP 2016 không đạt chỉ tiêu: năm 2016 ước đạt tăng 6,21% so với năm 2015. Trong đó, quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%, quý IV tăng 6,68%.

Mặc dù mức tăng của năm 2016 cao hơn so với năm 2015 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.

Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước và tang 1,87% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83% so với bình quân năm 2015.

tăng trưởngGDP thấp, lạm phát cao là một trong những nỗi lo của kinh tế quý I/2017 cũng như những tháng tiếp theo. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn vững niềm tin về một lộ trình tăng trưởng ổn định dài hạn và cảnh báo cần tránh tâm lý nôn nóng đạt mục tiêu tăng trưởng cao dẫn tới buông lỏng ổn định vĩ mô. Số liệu công bố ngày 29/3 của Tổng cục Thống kê cho thấy tăng trưởng GDP quý

I/2017 chỉ là 5,1%, thấp nhất trong 2 năm trở lại đây (quý I/2015 là 6,12%; quý

I/2016 là 5,48%).

Tăng trưởng GDP quý I/2017 chững lại.

Mức tăng trưởng GDP này cũng chỉ nhỉnh hơn một chút so với tăng trưởng GDP của quý I các năm 2012-2014. Tuy nhiên, so với 3 năm trở lại đây, thì con số của quý I/2017 lại cao hơn. CPI bình quân của 3 tháng đầu năm 2014 chỉ là 4,83% và lần lượt ở các năm 2015 - 2016 là 0,74% và 1,25%. Vì thế, nguy cơ lạm phát tăng trở lại là hiện hữu

Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần chấp nhận đánh đổi giữa mục

tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế, nghĩa là “hy sinh” mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm được tăng trưởng ở mức hợp lý, khi có điều kiện thuận lợi phấn đấu đạt mức tăng trưởng có hơn. Đây là một quyết định khó khăn, nhưng lạm phát hiện tại đã đạt mức độ tiêu cực và ưu tiên hàng đầu kiềm chế lạm phát là cần thiết và điều này phù hợp với quan điểm, chủ trương của Chính phủ:"kiềm chế lạm phát là ưu

tiên số một, khi có điều kiện thuận lợi sẽ phấn đấu để đạt mức tăng trưởng cao hơn”

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH tế vĩ mô : tình hình lạm phát của Việt Nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w