Ưu, nhược điểm khi sử dụng cọc ximăng-đất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN CÁC CƠ CHẾ PHÁ HOẠI TƯỜNG CHẮN LOẠI CỌC XI MĂNG - ĐẤT GIA CỐ HỐ ĐÀO SÂU (Trang 43 - 44)

Cọc ximăng - đất là một trong những giải pháp xử lý nền đất yếu. Nhằm xử lý móng, nền đất yếu cho các công trình giao thông, xây dựng, thủy lợi, sân bay, bến cảng… như làm tường hào chống thấm cho đê đập, sửa chữa chống thấm cho mang cống, đáy cống, gia cố đất xung quanh đường hầm, ổn định tường chắn, chống trượt

đất cho mái dốc, gia cố nền đường, mố cầu dẫn…

So với một số giải pháp xử lý nền và gia cốổn định hốđào hiện có thì công nghệ

thi công cọc ximăng - đất có những ưu điểm sau:

Về tính năng sử dụng

Tăng khả năng chịu tải của đất nền. Tăng khả năng chống trượt của mái dốc. Giảm ảnh hưởng của công trình lân cận. Giảm độ lún của công trình.

Ổn định vách hốđào.

Ngăn dòng thấm xâm nhập vào hốđào. Cô lập mặn và vùng đất, nước bị ô nhiễm. Thi công đơn giản, nhanh chóng.

Có thể kiểm tra địa chất công trình trong khi khoan nhờ thiết bị tự động đo và ghi moment xoắn ở cần khoan.

Độ sâu cọc lên tới khoản 40-50 m.

Về kinh tế

Sử dụng vật liệu có sẵn, giá thành thấp (ximăng, đất tại chỗ và một số phụ gia) so với cọc nhồi bêtông cốt thép.

Thiết bị thi công không quá đắt.

Về môi trường

Hạn chế gây ô nhiễm môi trường do không có chất thải dung dịch bitonite như

cọc nhồi và tường barette.

Ít gây tiếng ồn trong quá trình thi công.

Nhược điểm

Khả năng chịu uốn, cắt kém.

Tải trọng bản thân tường tương đối lớn. Diện tích bề mặt thi công lớn.

Chất lượng của cọc ximăng - đất phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người và đặc trưng điều kiện địa chất khu vực thi công. Cho nên, vấn đề kiểm tra chất lượng cọc dưới sâu có độ chính xác chưa cao.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN CÁC CƠ CHẾ PHÁ HOẠI TƯỜNG CHẮN LOẠI CỌC XI MĂNG - ĐẤT GIA CỐ HỐ ĐÀO SÂU (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)