Bảo tồn ngoại vi (Ex situ)

Một phần của tài liệu Những loài dược liệu bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn (Trang 27 - 33)

III. Các phương pháp bảo tồn nguồn dược liệu ở Việt Nam

2. Bảo tồn ngoại vi (Ex situ)

* Khái niệm: Bảo tồn ngoại vi hay bảo tồn chuyển chỗ, bảo tồn chuyển vị, bảo

tồn ex-situ là một trong những biện pháp quan trọng và có hiệu quả trong bảo tồn và phát triển ĐDSH. Biện pháp bảo tồn ngoại vi là chuyển dời và bảo tồn các loài hoặc các nguyên liệu sinh học của chúng trong môi trường mới không phải là nơi cư trú tự nhiên vốn có của chúng.

Bảo tồn ngoại vi bao gồm các vườn thực vật (VTV), vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy... Các biện pháp gồm di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng.

* Mục đích: Để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp:

- Nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên.

- Dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng.

* Thành tựu đã đạt được:

Tuy công tác bảo tồn ngoại vi còn tương đối mới ở Việt Nam, nhưng trong những năm qua, công tác này đã đạt được một số thành tựu nhất định.

- Bước đầu hình thành mạng lưới các VTV, vườn sưu tập, các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, các vườn động vật trên toàn quốc và dần đi vào hoạt động ổn định hơn. Trong thực tế, hệ thống bảo tồn ngoại vi đã hỗ trợ tương đối hiệu quả cho công tác nghiên cứu, học tập về bảo tồn đa dạng sinh học. Nhiều đề tài nghiên cứu thành công ở nhiều khía cạnh trong công tác bảo tồn ngoại vi ở các VTV và vườn động vật.

- Các VTV, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, vườn cây thuốc và vườn động vật đã sưu tập được số lượng loài và cá thể tương đối lớn. Trong số đó, nhiều loài cây rừng bản địa đã được nghiên cứu và đưa vào gây trồng thành công; nhiều loài động vật hoang dã đã gây nuôi sinh sản trong điều kiện nhân tạo. Đặc biệt là các vườn cây thuốc chuyên đề hoặc các vườn cây thuốc trong các VTV đã đóng góp đáng kể trong công tác nghiên cứu dược liệu và gây trồng phát triển cây thuốc nam cung cấp nguyên liệu cho ngành dược.

- Bảo tồn ngoại vi đã đóng góp đáng kể cho bảo tồn nội vi đối với các loài thực vật đã và đang bị diệt chủng ngoài tự nhiên. Một số loài thực vật hoang dã đã bị tiêu diệt trong tự nhiên đã được gây nuôi thành công như Sưa, Lim xanh…

- Bước đầu xây dựng được ngân hàng giống bảo tồn nguồn gen của các loài thực vật, dự trữ lâu dài, hổ trợ cho công nghệ sinh học và phát triển nông lâm nghiệp v.v.

* Các hình thức bảo tồn ngoại vi chủ yếu hiện nay: - Các khu rừng thực nghiệm

Trong hệ thống phân loại mới rừng thực nghiệm, nghiên cứu khoa học được xếp thành một hạng nằm trong hệ thống quản lý các KBT. Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2006 đã xác định có 17 khu rừng thực nghiệm với diện tích 8.516 ha. Các khu rừng thực nghiệm bao gồm các vườn cây gỗ, vườn thực vật, vườn sưu tập cây rừng và các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, Một số khu thực nghiệm điển hình như: Vườn cây gỗ Trảng Bom (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai): có 155 loài, thuộc 55 họ và 17 loài tre nứa, Thảo cầm viên Sài gòn với hơn 100 loài cây. Vườn cây gỗ của Trạm thí nghiệm Lâm sinh Lang Hanh (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), Vườn cây gỗ Mang Lin (thành phố Đà Lat), Vườn Bách Thảo Hà Nội v.v.

- Vườn cây thuốc:

Theo số liệu điều tra của Viện Dược liệu năm 2000, Việt Nam có tới 3.800 cây thuốc thuộc khoảng 270 họ thực vật (Lã Đình Mỡi, 2001). Các loài cây thuốc phân bổ khắp trên các vùng sinh thái ở Việt Nam. Trong số đó, phần lớn các cây thuốc là mọc tự nhiên và khoảng 20% đã được gieo trồng. Từ năm 1988, công tác bảo tồn nguồn gen cây thuốc đã được triển khai. Tuy vậy, trong số 848 loài cây thuốc được xác định cần bảo tồn mới chỉ có 120 loài, dưới loài được bảo tồn trong các vùng và các cơ sở nghiên cứu. Hiện nay có rất nhiều vườn cây thuốc đã được thành lập, ngoài ra còn có hệ thống các vườn cây thuốc của các hộ gia đình làm nghề thuốc nam và thuốc bắc. Dưới đây là một số vườn cây thuốc hiện có:

+ Viện Dược liệu có trạm cây thuốc Sa Pa, sưu tập được 63 loài đang bảo quản các cây thuốc ở độ cao 1.500 m.

+ Trạm cây thuốc Tam Đảo bảo quản 175 loài, ở độ cao 900m. + Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội) - 294 loài.

+ Vườn trường Đại học Dược Hà Nội - 134 loài. + Vườn Học Viện Quân Y - 95 loài.

+ Trung tâm giống cây thuộc Đà Lạt sưu tầm 88 loài và bảo quản ở độ cao 1500m.

+ Trung tâm Sâm Việt Nam bảo quản 6 loài. Ngoài ra, còn thu hạt một số cây thuốc để bảo quản ngắn hạn và trung hạn trong điều kiện nhiệt độ thấp.

- Ngân hàng giống

Việc lưu trữ nguồn giống cây trồng, vật nuôi mới được thực hiện ở một số cơ sở nghiên cứu. Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam có 4 cơ quan có kho bảo quản lạnh: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ và Viện Cây lương thực và Thực phẩm. Các kho lạnh đều quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, mới đạt yêu cầu bảo quản ngắn hạn và trung hạn, chưa có kho đạt tiêu chuẩn bảo quản dài hạn.

Đến nay, ngân hàng gen cây trồng quốc gia đang bảo quản tại kho hơn 14.300 giống

của 115 loài, gồm 3 ngân hàng gen: [9]

+ Ngân hàng gen hạt giống: 12.500 giống của 83 loài cây có hạt.

+ Ngân hàng gen đồng ruộng: 1.720 giống của 32 loài cây sinh sản vô tính. + Ngân hàng gen in vitro: bảo quản 102 giống khoai môn- sọ.

Tại 19 cơ quan mạng lưới của hệ thống bảo tồn quỹ gen cây trồng đang bảo tồn 5000 giống của 50 loài cây trồng và 3.340 kiểu gen (Genotype), 200 tiêu bản hạt của cây cao su. Đang xây dựng tập đoàn 300 kiểu gen, tư liệu hoá 2.000 kiểu gen cây cao su.

* Tồn tại đối với công tác bảo tồn ngoại vi ở Việt Nam

Qua quá trình thực hiện công tác bảo tồn ngoại vi ở Việt Nam đã bộc lộ một số tồn tại đồng thời cũng là các thách thức, có thể nhóm thành các nhóm sau:

- Công tác sưu tập chưa chú ý tới các loài quý hiếm, các loài lâm sản ngoài gỗ, số lượng loài trong các vườn sưu tập còn ít, chưa có VTV nào vượt quá số lượng 500 loài (không kể các loài thực vật tự nhiên có sẵn trong quá trình quy hoạch).

- Việc đào tạo cán bộ bảo tồn ngoại vi rất hạn chế, nhất là cán bộ chuyên sâu về bảo tồn ngoại vi làm việc tại các VTV, vườn động vật và các trạm cứu hộ.

- Vấn đề bảo tồn ex-situ chưa được quan tâm đúng mức trong các chủ trương chính sách về bảo tồn thiên nhiên. Cho đến nay mới chỉ có một số văn bản như: Quyết định 225/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp có nói đến VTV; Quyết định 86/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng tự nhiên Việt Nam đến năm 2020. Chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện các hoạt động bảo tồn ngoại vi.

- Cho tới nay, việc đầu tư phát triển các VTV, vườn cây gỗ, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, vườn động vật và các trạm cứu hộ chưa được thực sự chú ý. Chưa có chính sách để thu hút đầu tư từ các nguồn khác như các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân, cộng đồng v.v…

Kết luận

Tóm lại nguồn tài nguyên động - thực vật làm thuốc ở Việt Nam là đặc biệt phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, sự phong phú này cũng chỉ có giới hạn. Chúng chỉ có thể thực sự trở thành tiềm năng lâu dài, nếu biết giữ gìn và khai thác một cách hợp lý. Và khi nào nghịch lí “xuất đi dược liệu tốt- nhập về dược liệu kém” chưa chấm dứt

thì sức khỏe của người dân và nên Y học cổ truyền còn bị đe dọa. Hơn nữa, đây lại là nhóm tài nguyên tái tạo được. Vì thế, việc đẩy mạnh nuôi trồng và bảo vệ dược liệu là con đường phát triển tất yếu trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

1. http://www.vienduoclieu.org/

3. Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

4. Thực trạng nghiên cứu phát triển dược liệu của Việt Nam và trên thế giới 123.doc.org

5. Chảy máu dược liệu quý. moitruong.net.vn

6. http://www.nhandan.org.vn- Ngăn chặn nạn khai thác cây dược liệu trái phép ở

Nghệ An-Bài và ảnh: SƠN TỬ PHƯỚC.

7. Theo chuyển động 24h kênh VTV.vn – Nhức nhối nạn săn bắt động vật hoang dã trái phép

8. Số liệu thống kê đến 10/2006- Cục Kiểm lâm và Viện Điều tra quy hoạch rừng. 9. Thống kê của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (2005)

Một phần của tài liệu Những loài dược liệu bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w