Nỗi đau khi không chu toàn nghĩa vụ với quê hương đất nước

Một phần của tài liệu biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ trên báo thể thao online (Trang 47)

Nguyễn Trãi là một người có tài, tài năng ấy được mọi người công nhận và đã được chứng minh bằng thực tế chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông không chỉ cống hiến tài trí trong thời chiến mà còn mong muốn đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng lại đất nước. Dù trong thời chiến hay thời bình thì đất nước vẫn cần đến những nhân tài để đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước. Là một người hết mực yêu nước thương dân và luôn mong muốn cho nhân dân được ấm no, hạnh phúc, Nguyễn Trãi lúc nào cũng mong muốn cống hiến tài trí của mình để xây dựng đất nước. Mặc dù Nguyễn Trãi lúc nào cũng canh cánh bên lòng nỗi lo cho dân cho nước nhưng hoàn cảnh đất nước và những thay đổi trong thời bình không cho phép Nguyễn Trãi thực hiện lý tưởng của mình. Vì thế mà trong lòng ông luôn dằn xé những nỗi đau khi không được cống hiến hết tài trí của mình cho quê hương đất nước, không chu toàn được nghĩa vụ với quê hương đất nước, với nhân dân.

2.1. Đau đớn trước sự suy tàn của giai cấp thống trị

Cuộc sống có những thay đổi mà người ta không thể nào lường trước được. Chiến tranh có hoàn cảnh riêng của chiến tranh, thời bình lại có những đổi thay của thời bình. Khi đứng trước những thay đổi đó, Nguyễn Trãi nhận ra rằng, sau khi kết thúc cuộc chiến đấu đánh đuổi giặc ngoại xâm, thì đất nước lại bước sang một cuộc chiến khác phức tạp hơn, và cũng gay go hơn, đó chính là việc xây dựng lại một đất nước thái bình. Vì thế đòi hỏi giai cấp thống trị cần phải có đường lối đúng đắn, hết lòng gắn bó với dân, với nước thì mới có thể làm được điều đó. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại, một bộ phận không nhỏ giai cấp thống trị sau khi kết thúc chiến tranh thì bản chất cũng thay đổi hẳn. Lúc này họ không còn quan tâm đến việc “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược” nữa mà lại chuyển sang lối sống hưởng

thụ, lo cho lợi ích cá nhân, bòn rút nhân dân. Lòng Nguyễn Trãi vô cùng đau đớn và xót xa khi chứng kiến những cảnh ấy:

事 堪 涕 淚 非 言 說

“Sự kham thế lệ phi ngôn thuyết”

(Thù hữu nhân kiến ký) (Việc đời đáng rơi nước mắt không thể nói thành lời).

Hơn nữa, Lê Lợi sau khi lên ngôi vua lại đem lòng nghi ngờ các bậc trung thần, nghe lời sàm tấu của bọn gian thần đã giết hại những bậc trung thần như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, ngay cả Nguyễn Trãi cũng đã từng bị bắt giam và sau đó được tha. Chúng ta thấy con người ngay thẳng, liêm chính như Nguyễn Trãi đã biết rằng có nhiều thế lực đang tìm cách hãm hại ông bằng cách bịa ra điều này điều khác nhưng ông vẫn một lòng trung thành với vua, và luôn giữ tấm lòng son, tấm lòng ngay thẳng của mình. Và sống giữa bọn quan thần bè cánh sua nịnh, ganh ghét, đố kỵ chúng không lo góp sức xây dựng đất nước mà luôn tìm cách hãm hại những bậc trung thần ngay thẳng, Nguyễn Trãi rất bực bội đến chán nản. Trước sự thay đổi, sự suy tàn của giai cấp thống trị đã có lúc ông ghê sợ cái lòng hiểm độc của con người, ông đã than rằng:

外蒸每准 調 通 歇

盃 蔑 㝵 極 險 台

Bui một lòng người: cực hiểm thay”

(Mạn thuật 4) (Mọi chuyện trên đời ta đã hiểu được hết – Duy có lòng người rất hiểm (ta khó lường trước được)).

Chính sự đối lập giữa một nhà chính trị mang tư tưởng nhân ái, một con người có tâm hồn nồng cháy yêu nước, thương dân như Nguyễn Trãi với một bọn triều thần tối tăm, vô sỉ, càng làm cho chúng ta thấy được bản chất của giai cấp thống trị đương thời. Bọn chúng chỉ lo hưởng thụ, lo cho lợi ích cá nhân hơn là việc chăm lo cho dân, xây dựng đất nước. Ngược lại thay vì gần dân, xem xét đời sống nguyện vọng của nhân dân thì bọn triều thần lại lo hưởng thụ xa rời nhân dân, tham ô, chèn ép bóc lột nhân dân. Khi chứng kiến cảnh ấy từ trong đáy lòng Ức Trai đau đớn, cảm giác xót xa ớn lạnh đối với cuộc đời: “Tục cảnh kinh lâm suyễn nguyệt ngưu” (Cõi tục ghê lòng tựa trâu thở dốc khi trăng lên) trong bài Mạn hứng 3.

“Cõi tục” hay chính là sự suy tàn của giai cấp thống trị đã làm cho nhà thơ

cảm thấy nhói đau, chán trường đến ghê sợ. Có thể nói nỗi ưu tư trong thơ Nguyễn Trãi xuất phát từ những uất ức bực bội ngấm ngầm của ông đối với tầng lớp phong kiến thống trị lúc bấy giờ. Nguyễn Trãi càng đau xót càng bực bội bao nhiêu thì ông càng ghê sợ thế tục ghê sợ “cửa quyền hiểm hóc bấy nhiêu”:

稽 世 變 泊 成 顛

“Ghê thế biến bạc thành đen

(Tức sự 2) (Ghê sợ cho thói đời đổi trắng thay đen).

Sự suy tàn của giai cấp thống trị đã làm cho Ức Trai chua xót, ghê sợ “chốn cửa quyền” biết bao. Vì vậy mà Nguyễn Trãi đã xin cáo quan quay tìm về quấn quýt với thông và trúc, lấy thiên nhiên làm bầu bạn và chọn cảnh sống thanh bần. Nhưng Nguyễn Trãi là người luôn có ý thức trách nhiệm đối với đất nước, ý thức trách nhiệm đó đã không cho phép ông rút lui vĩnh viễn để hưởng cuộc sống thanh nhàn. Bởi thế Nguyễn Trãi không thể không đáp ứng chiếu chỉ vua Lê Thái Tông vời ông ra làm quan một lần nữa.

2.2. Đau đớn khi không chu toàn nghĩa vụ với đất nước

Là con người rất mực yêu nước thương dân, vì vậy mà khi đất nước có chiến tranh ông đã chu toàn nghĩa vụ của kẻ sỹ đối với đất nước. Đó là khi Nguyễn Trãi

đã từng cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế đánh bại kẻ thù xâm lược, đã dùng chiến thuật tâm công hiệu quả để làm lung lay tinh thần kẻ địch khiến cho chúng không cần đánh mà vẫn tự khuất phục. Ông đã nhiều lần vào doanh trại của địch để khuyên dụ chúng quy hàng và giành được nhiều thành công trong công tác địch vận. Và khi hòa bình được lập lại ông lại càng khát khao được đem tài học và trí tuệ của mình để giúp ích cho dân cho nước. Nhưng thực tế lại không được như ông mong muốn, ông đành phải:

搙 衛 圭 寠 閉 饒 春

㫾 渚 離 䋥 塵

“Náu về quê cũ bấy nhiêu xuân, Lửng thửng chưa lìa lưới trần”

(Mạn thuật 11) Một chữ “lửng thửng” (搙 衛) mà xúc động người nghe biết chừng nào! Chính cái thái độ“lửng thửng” ấy, đã khiến cho mọi nỗi đau buồn, lo lắng vì không chu toàn nghĩa vụ và trách nhiệm đối với đất nước càng thêm nặng trĩu trong tâm trí Nguyễn Trãi. Trong con người Nguyễn Trãi lúc nào cũng mang một nỗi trằn trọc, suy tư về bổn phận và trách nhiệm của kẻ sỹ đối với đất nước.

盃蔑 憂 愛

店 倦 渃 朝 東

“Bui một tấc lòng ưu ái cũ, Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”

(Thuật hứng 5) Những cụm từ “lòng âu việc nước”, “lòng ưu ái cũ” thường lặp đi lặp lại trong thơ Nguyễn Trãi đã làm hiện lên một tấm lòng ưu ái sắt son luôn khát khao lo cho dân, cho nước cũng như trách nhiệm của Nguyễn Trãi đối với đất nước. Ngay cả những lúc còn làm việc trong triều đình hay khi đã lui về ở ẩn, Nguyễn Trãi vẫn khao khát được cống hiến sức mình cho dân cho nước. Thậm chí khi đã về ở ẩn, tìm về với thiên nhiên xem thiên nhiên như bầu bạn trong những ngày tháng ở Côn Sơn, nhưng lúc nào Nguyễn Trãi cũng canh cánh nỗi đau khi chưa đóng góp được gì cho đất nước, chưa làm được gì để lo cho nhân dân. Tấm lòng của Ức Trai đối với đất nước vẫn luôn cuồn cuộn như nước triều không bao giờ ngơi nghỉ. Vì vậy

mà trách nhiệm đối với đất nước luôn theo sát nhà thơ: 群 固 蔑 甌 役 渃

店 式 忍 裊 初 鍾

“Còn có một lòng âu việc nước

Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung”

(Thuật hứng 23) Chúng ta có thể nhận thấy rằng, nhà thơ càng yêu đất nước bao nhiêu thì ông càng ray rứt, đau đớn bấy nhiêu khi không làm được gì cho quê hương đất nước, không đóng góp được gì trong việc xây dựng lại đất nước. Sự đau buồn ray rứt ấy kéo dài, trải dài trong suốt cuộc đời Nguyễn Trãi. Lúc nào ông cũng thao thức, trằn trọc không ngủ, cũng khắc khoải về trách nhiệm và bổn phận của mình đối với quê hương đất nước. Và gọi là thao thức thì phải nói chính đây mới là nét thao thức quán xuyến hết thảy lòng thơ Ức Trai, nó là tâm sự sâu kín nhất làm cho ông trằn trọc nhiều đêm không ngủ. Đó là những cơn bão lòng, dứt được nó thì nghìn niềm đều dứt, nhưng nó cứ dằng xé Nguyễn Trãi, hủy hoại cơ thể ông thành “Bệnh lắm

sương gầy”, “tóc nên bạc”.

Dù sống trong hoàn cảnh nào, khi làm quan hay lúc ở ẩn, trong lòng Nguyễn Trãi luôn khát khao cống hiến tài trí cho đất nước. Càng khát khao bao nhiêu ông càng đau khổ xót xa bấy nhiêu khi bản thân không chu toàn được trách nhiệm với quê hương đất nước. Trách nhiệm ấy chính là sự đóng góp công sức, tài trí để xây dựng lại đất nước, chăm lo cho nhân dân. Từ những nỗi đau, nỗi niềm suy tư trằn trọc ấy của Nguyễn Trãi đã thể hiện sâu sắc tấm lòng trung hiếu yêu nước thương dân của ông. Qua đó chúng ta càng thấu hiểu tấm lòng của ức Trai cũng như tâm tư tình cảm, tình yêu mà ông dành cho đất nước, cho nhân dân là vô cùng to lớn và vĩnh hằng.

3. Nỗi đau khi chỉ là một ông quan nhàn

Nói về nỗi đau của Nguyễn Trãi khi chỉ là một ông quan nhàn, ta thấy trước hết là sau chiến tranh Nguyễn Trãi đã không được đền đáp xứng đáng với công lao đóng góp của mình trong kháng chiến. Là một người từng sát cánh bên Lê Lợi vạch ra đường lối chiến lược chiến thuật, từng đứng trong bộ tham mưu nghĩa quân, lẽ ra Nguyễn Trãi phải được ban cho chức vị cao, quan trọng để phát huy tài năng của mình trong thời bình, thì ông chỉ nhận được một chức vị tuy lớn nhưng không

trọng: “Khi luận công ban thưởng, Nguyễn Trãi được ban quốc tính và phong tước Quan phục hầu. Về quan chức, ông giữ chức Nhập nội hành khiển kiêm Lại bộ thượng thư quản công việc cơ mật viện. Chức vị của Nguyễn Trãi tuy lớn nhưng không đủ quan trọng để cho phép ông có thể thi thố tài kinh bang tế thế của ông”

[8; tr.15]. Lê Lợi hay nói đúng hơn là chính quyền phong kiến mới đã quá ghẻ lạnh với Nguyễn Trãi nói riêng và một số trung thần khác. Suốt mười năm trời Nguyễn Trãi phải sống trong cảnh nhàn quan thanh chức, không được đặt vào vị trí xứng đáng với tài năng của mình:

時 嶢 事 變 平

茹 官 清 冷 女 畑

Thời nghèo sự biến nhiều bằng tóc, Nhà ngặt quan thanh lạnh nữa đèn”.

(Thuật hứng 1) Có thể nói bản thân là một vị thanh quan là niềm tự hào của Nguyễn Trãi, nó toát lên nhân cách cao quý của con người Ức Trai nhưng “quan thanh” còn có nghĩa là nhàn quan thanh chức, không có được địa vị xứng đáng để thi thố tài năng của mình. Nguyễn Trãi thiết tha mong có được cơ hội để thi thố tài năng với Lê Thái Tổ rồi với Lê Thái Tông. Nhưng thực tế đã quá phũ phàng. Nguyễn Trãi chưa thể về hưu nhưng chẳng có quyền bính gì nữa. Đó là mâu thuẫn lớn, là nỗi đau buồn trong tâm lý của Nguyễn Trãi vào những năm cuối đời.

3.1. Sự mâu thuẫn, giằng xé giữa việc ở ẩn và tiếp tục làm quan

Khi đất nước đã được hòa bình thì mối quan tâm lớn nhất của Nguyễn Trãi là xây dựng một xã hội “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn”, một đất nước có văn

hiến, nhân dân được yên ổn, đứng đầu có thánh chúa anh minh, quân thần hiền tài đảm đương trách nhiệm. Đã có một thời gian, trong hào khí chiến thắng, Nguyễn Trãi tưởng có thể trông chờ vào triều đình để xây dựng một xã hội thịnh trị:

四 海 只 今 俱 帖 靜 預 知 後 逸 本 先 勞

“Tứ hải chỉ kim câu thiếp tĩnh

Dự tri hậu dật bổn tiên lao”

(Từ nay bốn bể được yên lặng – Muốn sau được nhàn rỗi thì trước phải gian

lao).

Những ước vọng và những cố gắng của Nguyễn Trãi dần sụp đổ và ông trở nên đơn độc vì thực tế lịch sử những điều mà ông không dự liệu, ngày càng hiện diện một cách bi đát, chua chát. Khi một Trần Nguyên Hãn, một Phạm Văn Xảo những bậc khai quốc công thần lại bị bức tử hoặc bị vua giết hại. Chính Nguyễn Trãi hết mực trung thành với vua tôi cũng từng vào tù ra tội, ông đã phải thốt lên một tiếng kêu công lý thấm đượm nỗi buồn và trách móc: “Tội ai cho mấy cam

đành phận”, và rồi ông cũng phải chấp nhận sự đạm bạc đó trong sự xót xa, đau

đớn. Thế nhưng tất cả những sự kiện liên lụy đến bản thân và đến từng cá nhân cụ thể như vậy chưa phải là điểm khởi đầu của tâm sự bi kịch của Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi đặt mình trước dân tộc, lịch sử, trước nhân dân để hành động. Vì vậy mà Nguyễn Trãi đã góp công lớn cho cuộc kháng chiến vỹ đại, đã làm cho nước nhà đi vào quỹ đạo độc lập, nhưng với ông việc giải phóng đất nước chỉ là phần đầu của công việc. Vấn đề là sau chiến tranh giải phóng dân tộc, đất nước sẽ tồn tại như thế nào. Làm việc với niềm say mê hết mình và trong ý thức của ông luôn tồn tại trạng thái “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” khi nghĩ về nợ quân thần, lòng trung hiếu. Nhưng Nguyễn Trãi dần dần nhận thấy được sự đáp lại lạnh nhạt, ghẻ lạnh, và bạc bẽo của triều đình. Thêm vào đó là sự đụng chạm phải thực tế đau lòng của xã hội chuyên chế xấu xa đã làm Nguyễn Trãi phản tỉnh:

醝 歇 鴻 鵠

濫 之 事 古 今

“Say hết tấc lòng hồng hộc Hỏi làm chi sự cổ câm (kim)”

(Thuật hứng 25) Từ đó trong lòng Nguyễn Trãi bắt đầu có sự xung đột giữa “đòi hỏi tất yếu về

mặt lịch sử” với khả năng không thể thực hiện đòi hỏi đó về mặt thực tiễn, sự giằng xé giữa việc tiếp tục làm quan nhàn hay quay về ở ẩn với cuộc sống thanh đạm lấy thiên nhiên làm bầu bạn. Sắc thái thao thức của Nguyễn Trãi càng nặng trĩu sau khi nhận thấy sự đổ vỡ của lý tưởng trước thực tại phũ phàng, chua chát. Lý tưởng ấy là sự khát khao cống hiến tài năng trí tuệ cho đất nước với thực tại phũ phàng là sự cống hiến tài năng của ông đã không được triều đình không trọng dụng, ngược lại

Nguyễn Trãi còn bị đối xử bạc bẽo, bị bọn gian thần ganh ghét ám hại.

Đó là những cơn bão lòng, nó cứ giằng xé, hủy hoại cơ thể ông thành “Bệnh lắm sương gầy”, “Tóc nên bạc”. Bao đêm không ngủ, nhưng suy tư của Nguyễn

Trãi đi về trên hai chiều đối lập: thánh chúa và nhân sinh. Trong kháng chiến và khi mới chiến thắng, trong ước vọng về một xã hội lý tưởng, hai đối tượng phục vụ đó của Nguyễn Trãi không có sự đối lập. Nguyễn Trãi hướng đến thánh chúa với tinh thần phận sự trách nhiệm, ân nghĩa. Sống hết mình vì nghĩa quân thần, vì lòng trung hiếu, ơn tri ngộ, lại yêu dân đen hết mình, không điều kiện – đó là những nỗi niềm song tồn, thường trực trong Nguyễn Trãi. Tưởng chừng như những nguyên lý đạo đức, ân nghĩa quân thần của Nguyễn Trãi là bất di bất dịch, nhưng thực tế lịch sử và thực tế cuộc đời, đụng chạm phải những biến cố phi lý của thực tiễn Nguyễn Trãi đi đến day dứt giằng xé giữa việc tiếp tục ở lại triều đình hay quay về ở ẩn.

埃 埃 調 㐌 朋 鉤 歇

渃 庄 群 固史 魚

“Ai ai đều đã bằng câu hết

Nước chẳng còn có Sử Ngư.”

(Mạn thuật 14) Trước mắt Nguyễn Trãi xảy ra bao nhiêu chuyện về thế thái nhân tình, và đối với ông là những cạm bẫy chết chóc. Nguyễn Trãi quay trở về với chính mình, nhưng trong tâm hồn nhà thơ không khỏi xót thương. Nguyễn Trãi bế tắc bất lực trong cái đêm đen của xã hội. Gần như chỗ nào cũng đặt dấu chấm hỏi mà không

Một phần của tài liệu biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ trên báo thể thao online (Trang 47)