Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của công chức tư pháp hộ

Một phần của tài liệu Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của công chức Tư pháp – Hộ tịch xã, phường, thị trấn. Những vấn đề lý luận và thực tiễn.” (Trang 36 - 43)

7. Kết cấu của đề tài

2.3. Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của công chức tư pháp hộ

Việt Nam hiện nay.

Để nâng cao vai trò của công chức tư pháp – hộ tịch xã cần tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

Nhóm 1- Giải pháp về Nhận thức và các điều kiện bảo đảo cho hoạt động của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã.

Thứ nhất, Tăng cường sự lãnh đạo của đảng và chính quyền các cấp, đặc biệt là hội đồng nhân dân xã và ủy ban nhân dân xã, đối với công tác tư pháp cấp xã. Đồng thời tăng cường sự chỉ đạo kịp thời của cơ quan chuyên môn từ trung ương đến địa phương; tăng cường phối hợp hoạt động của các ban ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện công tác tư pháp cấp xã nói chung. Trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp trong cả nước, Bộ tư pháp cần thường xuyên quan tâm, chủ động phối hợp với hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp kịp thời chỉ đạo, củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp các cấp. Đặc biệt, tạo điều kiện tốt nhất cho công chức tư pháp – hộ tịch xã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế của địa phương và sự quản lý thống nhất, thông suốt trong công tác tư pháp từ trung ương đến địa phương.

Xây dựng cơ chế, nội dung, chương trình hoạt động, các vấn đề liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, triển khai trên diện rộng những hình thức mới đang phát huy hiệu quả trên thực tế. Đồng thời, trong từng giai đoạn kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật phải bám sát tình hình thực tiễn của Bộ, ngành, địa phương, phải hướng tới việc giải quyết những vấn đề rất cụ thể của địa phương trong giai đoạn triển khai, chẳng hạn như: Công tác đền bù, di dân giải phóng mặt bằng; các chính sách xã hội; chính sách đối với người có công…

Thứ hai,Đổi mới, hiện đại hoá phương pháp, phương tiện làm việc; bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp xã,. Trong tình hình hiện nay việc phân bổ kinh phí, trang bị cơ sở vật chất đủ đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ vủa công chức tư pháp – hộ tịch xã là yêu cầu thiết thực và được quan tâm hàng đầu. Từng bước hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động tư pháp như công tác đăng ký hộ tịch, chứng thực, phổ biến giáo dục pháp luật để đáp ứng yêu cầu của người dân tại địa phương.

Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin - Truyền thông và các cơ quan khác trong việc đề ra các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cụ thể của công chức tư pháp xã.

Thứ ba, Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công chức tư pháp – hộ tịch xã trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân và toàn xã hội. Ngoài ra nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch xã trong hoạt động tư pháp nói chung, thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng.

Nhóm 2- Giải pháp về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tư pháp- hộ tịch xã

- Một là, Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch xã theo hướng đảm bảo tính ổn định, chuyên trách, chuyên nghiệp, chuẩn hóa về trình độ, kỹ năng nghiệp vụ. Việc quy hoạch cần chú trọng phát triển nguồn cán bộ kế cận, nguồn nhân lực đã được đào tạo chuyên ngành Luật để bổ sung kịp thời cho công tác tư pháp tại địa phương, phù hợp với đặc điểm, tính chất của vùng, miền. Quy hoạch cần xác định nhu cầu cán bộ, những chỉ tiêu cụ thể, giải pháp, tiến độ và các điều kiện tổ chức thực hiện.

- Hai là,Trước mắt, đảm bảo từ nay đến năm 2020 phải có đủ số lượng ít nhất 02 công chức tư pháp - hộ tịch/ xã trên toàn quốc để chuẩn bị cho việc tách

thành 02 chức danh riêng biệt (công chức tư pháp xã và công chức hộ tịch xã).

pháp – hộ tịch xã thì cần có kế hoạch, chính sách phù hợp để bố trí công chức tư pháp – hộ tịch xã theo chế độ hợp đồng theo tiêu chuẩn được quy định tại Nghị định 58/NĐ-CP cho đến khi có tiêu chuẩn mới về hộ tịch viên trong Luật Hộ tịch .

- Ba là, Xây dựng chính sách thu hút sinh viên Luật mới tốt nghiệp ra trường

về các địa phương còn thiếu công chức tư pháp – hộ tịch xã nhưng phải trên nguyên tắc bảo đảm chế độ tiền lương, nhà ở công vụ và các điều kiện làm việc khác trong hoạt động tư pháp tại cơ sở.

- Bốn là, Tiêu chuẩn hoá đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch xã với cơ cấu phù hợp về độ tuổi; đảm bảo trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn; trình độ tin học; biết tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức tư pháp - hộ tịch ở địa bàn công tác; được đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lý luận chính trị theo yêu cầu chung của Nhà nước đối với công chức sau khi được tuyển dụng theo Thông tư số 06/2012/TT – BNV.

- Năm là, Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp – hộ tịch xã đáp ứng tiêu chuẩn, chức danh và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức phù hợp với yêu cầu công việc, đảm bảo đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở lý thuyết và thực hành và yêu cầu thực tế của địa phương.

- Sáu là,Đổi mới chế độ, chính sách đối với công chức tư pháp - Hộ tịch xã.

Căn cứ vào hiệu quả công việc, kết quả thực hiện nhiệm vụ mà có chế độ tiền lương phù hợp. Việc xếp lương, tăng ngạch chuyên môn phải đảm bảo và phụ thuộc vào khả năng thực tế của công chức tư pháp – hộ tịch xã, tránh tình trạng máy móc; hưởng lương như nhau và chế độ tiền lương phải trên cơ sở thực tế không được đánh giá qua bằng cấp.

Cần có thêm chính sách hỗ trợ cho công chức tư pháp – hộ tịch xã, ngoài tiền lương theo quy định (tiền cứng), cần có các nguồn thu nhập khác như các khoản

tiền tiết kiệm thường xuyên, tiền thưởng (tiền mềm) để động viên, khuyến khích công chức tư pháp – hộ tịch xã nhiệt tình, trách nhiệm hơn trong công việc.

Để góp phần thực hiện cải cách chế độ tiền lương các cơ quan có thẩm quyền cần phải phân tích nhiệm vụ cụ thể của công chức tư pháp – hộ tịch xã; xác định đúng vị trí, chức danh; xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp để đề ra chính sách đãi ngộ hợp lý.

KẾT LUẬN

Công chức tư pháp - hộ tịch xã giữ vai trò trung tâm trong việc tham mưu, tổ chức công tác pháp luật thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở đồng thời là cầu nối thông tin pháp luật hai chiều giữa nhân dân và chính quyền cơ sở thông qua việc lồng ghép các nội dung PBGDPL vào những hoạt động chuyên môn pháp luật và hành chính tư pháp do công chức tư pháp - hộ tịch xã thực hiện. Bằng hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật của mình, công chức tư pháp - hộ tịch xã góp phần quan trọng đưa pháp luật vào cuộc sống và ngược lại, đưa cuộc sống vào pháp luật, làm cho hệ thống pháp luật phản ánh khách quan hơn, đầy đủ hơn nhu cầu của cuộc sống, có tính khả thi cao hơn đồng thời dễ tiếp cận hơn đối với cộng dồng dân cư ở cơ sở.

Các công cuộc cải cách lập pháp, hành chính và tư pháp đang đặt ra nhiều thách thức lớn đối với việc nâng cao vai trò và chất lượng công tác PBGDPL của chính quyền cơ sở nói chung, của công chức tư pháp - hộ tịch xã nói riêng. Để đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn, đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch xã cần phải được phát triển theo các tiêu chí ổn định, chuyên trách, chuyên nghiệp, chuẩn hóa về chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng.

Các giải pháp hoàn thiện thể chế về tổ chức chính quyền địa phương và thể chế liên quan đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật được đề xuất trên cơ sở Hiến pháp sửa đổi bổ sung. Đồng bộ với hoàn thiện thể chế là hệ thống các giải pháp về xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch xã; về nâng cao vai trò và chất lượng công tác PBGDPL của công chức tư pháp - hộ tịch xã thông qua việc gắn kết chặt chẽ hoạt động PBGDPL với hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức và theo dõi thi hành pháp luật của chinh quyền cơ sở cũng như các hoạt động nghiệp vụ hành chính tư pháp do công chức tư pháp - hộ tịch xã thực hiện với các điều kiện bảo đảm tương ứng.

Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch xã trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật không có mục đích tự thân mà chỉ nhằm góp phần thực hiện đầy đủ hơn trách nhiệm của Nhà nước, mà trực tiếp là của chính quyền cơ sở, trong việc bảo đảm quyền của công dân được thông tin về pháp luật và sử dụng pháp luật một cách hiểu biết để thực hiện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong đời sống hàng ngày./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ

trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

2. Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ (2009), Thông tư liên tịch số 01, ngày 28/4/2009 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ quy định cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã, phường thị trấn.

3. Bộ tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2009), Đề án tăng cường năng lực cán

bộ tư pháp xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, Hà Nội.

4. Bộ tư pháp, Học viện tư pháp (2007), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây

dựng chương trình, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp – hộ tịch xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

5. Bộ tư pháp, Vụ tổ chức cán bộ ( 2012), Báo cáo tổng kết công tác nghiệp vụ

tư pháp năm 201, phương hướngchỉ đạo năm 2013

6. Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1999), Tổ chức và hoạt động

của ban tư pháp xã, phường, thị trấn và tổ hòa giải ở cơ sở trong quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.

7. Bộ tư pháp, Viện khoa học pháp lý ( 2007), Đổi mới công tác đào tạo, bồi

dưỡng công chức tư pháp dịa phương, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.

8. Chính phủ (2005), Nghị định 158/2005/NĐ-CP năm 2005 của Chính phủ về

đăng ký và quản lý hộ tịch.

9. Chính phủ (2003), Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

10. Chính phủ (2003), Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003

của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

11. Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

12. Chính phủ (2013), Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định

09/2013/QĐ-TTg về quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ

sở , Ngày 24/01/2013.

13. Chính phủ ( 2001), Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà

nước giai đoạn 2001- 2010 theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 17/9/2001

14. Chính phủ (2012), Quyết định số 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức ngày 18/10/2012 .

15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6

của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

16. Quốc hội (2007), pháp lệnh Số 34/2007/PL-UBTVQH11 về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

17. Quốc hội (2012), Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Thông

Một phần của tài liệu Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của công chức Tư pháp – Hộ tịch xã, phường, thị trấn. Những vấn đề lý luận và thực tiễn.” (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w