Cách "c" là hay nhất

Một phần của tài liệu XỬ lí TINH HUONG THI GVCN GIOI VA TRA LOI (Trang 43 - 44)

- Nếu cô cho các em một điều ước trong khả năng của cô, các em sẽ ước gì? Cả lớp cười, bỗng cô nghe thấy cuối lớp có tiếng học sinh đáp:

Cách "c" là hay nhất

Câu 80:

Tình huống 20:Đến thăm một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A một học sinh học kém, cha mẹ em đã ngỏ ý đành xin cho con thôi học. Bạn xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 20.

a/ Đặt vấn đề cho con em đi học hay không là tùy thuộc vào gia đình.

b/ Yêu cầu gia đình tiếp tục cho em đi học vì chưa đến tuổi đi lao động, nghỉ học thì dễ sinh hư hỏng.

c/ Trao đổi với gia đình và tìm hiểu nguyên nhân, về phía nhà trường giáo viên chủ nhiệm nhận sẽ cố gắng và quan tâm giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn. Đề nghị với gia đình tạo điều kiện và động viên em chăm chỉ học hành.

Cách "c" là hay nhất

Câu 81:

Tình huống 21: Một học sinh khá trong lớp vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, phụ huynh đến trình bày với giáo viên chủ nhiệm xin cho con nghỉ học. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ ứng xử ra sao?

Cách xử lý tình huống 21:

a/ Không có ý kiến gì trước đề nghị của gia đình.

b/ Đặt vấn đề nếu gia đình quá khó khăn thì có thể cho em đó vừa đi làm giúp đỡ bố mẹ vừa đi học bổ túc văn hóa cũng được.

c/ Phản ánh với gia đình: Em đó là một học sinh khá trong lớp đang có nhiều triển vọng, vì em còn chưa đến tuổi lao động nên nhà trường rất tiếc nếu em phải nghỉ học. Giáo viên chủ nhiệm cũng mong gia đình cho biết những khó khăn cụ thể để giáo viên chủ nhiệm sẽ bàn bạc với tập thể lớp, Hội phụ huynh học sinh, Hội khuyến học của địa phương có biện pháp giúp đỡ cụ thể.

Cách "C" là hay nhất.

Câu 82: Tình huống 22:Là giáo viên chủ nhiệm, một lần đến thăm gia đình học sinh gặp đúng lúc bố mẹ em đang la mắng em đó. Nếu là giáo viên chủ Nhiệm đó, bạn sẽ xử sự thế nào?

Cách xử lý tình huống 22:

a/ Bỏ về, không vào thăm.

b/ Cứ vào thẳng trong nhà để gặp phụ huynh học sinh, coi như không có gì xảy ra. c/ Gõ cửa chờ bố mẹ học sinh ra mở cửa mời vào.

- Giáo viên chủ nhiệm đặt vấn đề một cách thẳng thắn, khéo léo.

- "Hôm nay tôi đến thăm gia đình để trao đổi với các bác về những tiến bộ cũng như một vài điểm cần góp ý thêm với em. Đồng thời cũng mong hai bác cho nhận xét về tình hình em ở nhà ra sao?... " Sau khi để gia đình giãi bày tình hình, giáo viên chủ nhiệm tiếp tục góp ý và bàn biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình.

Một phần của tài liệu XỬ lí TINH HUONG THI GVCN GIOI VA TRA LOI (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w