4. Kết quả và bàn luận
4.5. Gánh nặng kinh tế liên quan đến bệnh sốt xuất huyết
Hình 4.1.So sánh ti lệ mắc/100.000 dân sốt xuất huyết theo độ nặng giữa hệ thống giám sát chủ động trong nghiên cứu (NC) và hệ thống giám sát hiện hành (GS)
Theo hệ thống giám sát định kỳ của dự án quốc gia phịng chống SD/SXHD, trong giai đoạn 2004 – 2007, ở khu vực phía Nam, hàng năm cĩ khoảng 69.921 ca (từ 49.622 ca năm 2005 đến 87.952 ca năm 2007), với số ca SXH chiếm hơn 70% tổng số ca mắc và trung bình 73 trường hợp tử vong. Tỉ lệ mắc/100.000 dân dengue của trẻ em dao động từ 300 đến hơn 500 ca/100.000 dân hàng năm. Trong đĩ, tỉ lệ SD thấp khoảng 10% số ca hàng năm và phần lớn là trường hợp SXH.
Trong khi đĩ, trong một nghiên cứu đồn hệ về hệ thống giám sát chủ động dengue trên đối tượng trẻ em [24], tỉ lệ SD, SXH và Sốc tương ứng là 36%, 60% và 4%. Tỉ lệ mới mắc dengue dao động từ 1.600 đến 3.600 ca/100.000 dân. Vì vậy, theo hình 3.1, tỉ lệ mới mắc hàng năm của hệ thống giám sát chủ động cao gấp 6 lần so với của hệ thống giám sát hiện hành. Ngoại trừ tỉ lệ mới mắc ca sốc tương đương nhau giữa hai hệ thống giám sát, tỉ lệ mới mắc SD và SXH từ hệ thống giám sát hiện hành thấp hơn rất nhiều so với hệ thống giám sát chủ động, đặc biệt là SD. Tỉ lệ mới mắc
SD của hệ thống giám sát hiện hành là 13%, trong khi của hệ thống giám sát chủ động là 36%.
Hình 4.2.Tỷ lệ mắc SD/SXHD khu vực phía Nam (trung bình năm 2004-2007) Từ kết quả so sánh tỉ lệ mới mắc của hai hệ thống giám sát hiện hành và chủ động, cho thấy tỉ số báo cáo thiếu giảm dần theo độ nặng của bệnh (Hình 3.2). Hầu hết ca sốc đều được báo cáo (tỉ số báo cáo thiếu là 1,1) trong khi chỉ cĩ 1 trong 15,6 ca SD được báo cáo. Tỉ số báo cáo thiếu ở SXH là 5,7. Do vậy, ở trẻ em, tỉ lệ mới mắc dengue thực sự ước tính khoảng 2.880/100.000 dân, và ở người lớn là 630/100.000 dân.
Áp dụng tỉ lệ báo cáo thiếu này vào ước tính số mắc SD/SXHD cho thấy mỗi năm ước khoảng 1% dân số khu vực phía Nam bị dengue. Do vậy, dengue thực sự là gánh nặng cho kinh tế Việt nam, nhất là ở khu vực phía Nam. Chi phí điều trị dengue ước tính hàng năm lên đến 29 triệu đơ la Mỹ trong giai đoạn 2004-2007 và nếu tính riêng năm 2007 là 37 triệu đơ la Mỹ.
Bảng 4.17.Tổng chi phí điều trị ước tính dengue ở khu vực phía Nam 2004-2007
Trung bình 2004 2005 2006 2007
Tổng chi phí bệnh $29 038 891 $31 830 519 $19 695 219 $27 543 162 $37 086 666
Số ca mắc SD/SXHD1 413 411 444 100 274 536 396 927 538 082
Số ca SD/SXHD tử vong 73 103 47 62 81
Phân bổ chi phí theo loại chi phí
Chi phí y tế 51.80% 50.90% 52.40% 52.10% 52.20%
Chi phí phi y tế 48.20% 49.10% 47.60% 47.90% 47.80%
Phân bổ chi phí theo độ nặng
SD 24.50% 24.20% 20.20% 26.30% 25.70% SXH 64.60% 62.70% 68.20% 63.50% 65.10% Sốc 5.10% 5.70% 6.10% 4.90% 4.10% Tử vong 5.80% 7.50% 5.50% 5.30% 5.00% 2007 US$– 1 US$ = 16131 VND 1- Số ca mắc SD/SXHD đã được điều chỉnh
Chi phí điều trị dengue được tính tốn dựa trên ca chẩn đốn lâm sàng với tiêu chuẩn chẩn đốn lâm sàng dengue tương tự với hệ thống giám sát hiện hành giúp cho việc ước tính tổng chi phí điều trị chính xác hơn. Điều này rất quan trọng trong ước tính gánh nặng kinh tế của một bệnh. Mặt khác, nghiên cứu đã sử dụng tỉ lệ mắc/100.000 dân ca dengue xác định của hệ thống giám sát chủ động để tính tốn tỉ lệ báo cáo thiếu của hệ thống giám sát hiện hành. Do đĩ, tỉ lệ báo cáo thiếu được ước tính phần nào cũng phản ánh số trường hợp thực tế của dengue xác định. Tỉ lệ báo cáo thiếu của hệ thống giám sát hiện hành khu vực phía Nam (5,7 đối với ca dengue nĩi chung) là tương đồng với các quốc gia khác những năm gần đây, cụ thể là tỉ lệ báo cáo thiếu ở Thái Lan là từ 4 đến 10 [12][29], và ở Panama là 5 [25]. Tỉ lệ báo cáo thiếu ở người lớn cĩ vẻ áp đặt khi lấy theo của nhĩm trẻ em, nhưng nghiên cứu ở Puerto Rico [30] năm 1997 cho thấy tỉ lệ báo cáo thiếu ở người lớn thậm chí cao hơn trẻ em (27 so với 10).
Bảng 4.17 cho thấy cả hai chi phí y tế và phi y tế đều đĩng vai trị quan trọng trong gánh nặng kinh tế này (52% và 48%). Chi phí phi y tế như chi phí đi lại và tiền ngày cơng bị mất đi của bệnh nhân và người chăm bệnh nếu khơng được tính tốn trong chi phí, gánh nặng kinh tế do dengue sẽ bị ước tính thiếu đi một nửa.
Chi phí điều trị sốt dengue nhẹ cũng gĩp phần vào gánh nặng kinh tế chung của dengue khi chiếm 25% tổng gánh nặng kinh tế. Nếu gánh nặng kinh tế chỉ tính trên ca sốt xuất huyết, gánh nặng kinh tế do dengue sẽ bị thiếu thêm 1/4.
Nếu gánh nặng kinh tế chỉ được ước tính dựa trên số ca mắc do hệ thống giám sát hiện hành báo cáo, một tỉ lệ lớn ca bệnh khơng được phát hiện (khoảng 80%) sẽ khiến cho gánh nặng kinh tế do dengue bị ước tính thiếu hụt trầm trọng.
Tổng hợp lại, nếu chỉ dựa trên chi phí y tế của số ca bệnh do hệ thống giám sát hiện hành, gánh nặng kinh tế do dengue ước tính chỉ là 2,9 triệu đơ la Mỹ, thiếu hụt đi gần 90% so với gánh nặng kinh tế ước tính thực sự.
Cũng như tất cả các nghiên cứu khác, phân tích chi phí của nghiên cứu này cũng cĩ những mặt hạn chế nhất định. Trước tiên, nghiên cứu này đã chưa tính hết tất cả các tác động lên kinh tế của bệnh dengue. Nghiên cứu này đã chưa tính đến chi phí phịng chống véc tơ, một lượng kinh phí rất lớn do nhà nước nước đầu tư cho hoạt động phịng chống sốt xuất huyết. Almond và cs [21] đã ước tính chi phí này khoảng 1 triệu USD năm 1998. Thực tế, chỉ tính riêng nguồn kinh phí của dự án quốc gia do trung ương cấp đã là 2 triệu USD mỗi năm. Kinh phí này chưa tính đến những khoản do địa phương bỏ ra hàng năm. Thứ đến, nghiên cứu này cũng chưa tính chi phí cho hệ thống giám sát dengue. Thứ ba, nghiên cứu cũng chưa tính đến ảnh hưởng của dịch sốt xuất huyết lên du lịch và xã hội [13]. Mavalankar và cs [28] đã ước tính dịch dengue ở Ấn độ, Malaysia và Thái lan làm giảm 4% khách du lịch quốc tế.
Gánh nặng kinh tế do dengue thường biến động hàng năm tùy thuộc vào mức độ dịch trong năm. Nghiên cứu này ước tính gánh nặng kinh tế trung bình do dengue từ tình hình dịch của 4 năm lien tiếp 2004 – 2007. Tuy mức biến động gánh nặng kinh tế hàng năm trong giai đoạn biến động khá lớn (từ 18 triệu đơ la Mỹ năm 2004 đến 35 triệu đơ la Mỹ năm 2007), nhưng khơng cĩ năm nào cĩ số ca mắc và chết do dengue cao như năm dịch 1998 ở Việt nam [21].
Dù cĩ các phương pháp nghiên cứu khác nhau, các nghiên cứu đều chứng tỏ rằng dengue hiện nay đang là gánh nặng kinh tế đáng kể cho người dân sống trong vùng lưu hành dịch. Đĩng gĩp của những nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn gánh nặng kinh tế tồn cầu do dengue gây ra, nhất là cho những nơi chưa cĩ các nghiên cứu chính thức ước tính chi phí điều trị dengue. Số liệu về chi phí điều trị và gánh nặng kinh tế do dengue như nghiên cứu này cực kỳ quan trọng đối với nhà hoạch định chiến lược để xác định chiến lược phịng chống sốt xuất huyết lâu dài sao cho với nguồn lực tối thiểu hợp lý như đạt hiệu quả cao nhất.