4. Phạm vi nghiên cứu
2.2.6 Đánh giá chung về công tác HTSĐT trong giai đoạn 2007 2009
2.2.6.1 Thuận lợi.
Có thể nói rằng công tác HTSĐT của Chi nhánh NHPTVN trong giai đoạn 2007- 2009 mới thực sự là cần thiết và có hiệu quả đối với các đơn vị trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế vượt qua được thời kỳ khó khăn của khủng hoảng kinh tế thế giới, giúp các đơn vị nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường cũng như khuyến khích các đơn vị đầu tư có hiệu quả hơn. Bên cạnh những hiệu quả về mặt kinh tế thì nó còn có tác động lớn về mặt xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đem lại thu nhập cho người dân đặc biệt là đối với các dự án ở các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn thì tính hiệu quả về mặt xã hội của dự án đem lại là rất lớn. Hơn nữa theo thống kê ta thấy đa số các đơn vị điều tra khi được hỏi có biết mục đích hoạt động của công tác HTSĐT của NHPTVN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế không thì đều có 100% đơn vị trả lời là có. Đây là một thuận lợi lớn bởi vì qua đó giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm của các đơn vị hơn trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Mặc dù những năm gần đây có nhiều thay đổi trong quá trình xem xét HTSĐT, đối tượng cấp HTSĐT chưa rõ ràng. Nhưng công tác cấp HTSĐT đã dần đi vào nề nếp có sự phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Tín dụng và đơn vị nên đã rất chủ động trong việc cấp HTSĐT đó cũng là một thuận lợi của công tác này.
2.2.6.2 Khó khăn.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì NHPTVN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế còn gặp những khó khăn và thách thức. Nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước nói chung và vốn cho công tác HTSĐT nói riêng trong thời gian này sẽ chỉ hỗ trợ ở một mức nhất định theo các điều kiện, quy định của Nhà nước đồng thời phải tuân thủ theo các cam kết khi hội nhập thế giới. Chính điều này đã hạn chế phần nào việc tiếp tục HTSĐT cho các đơn vị trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế trong khi đó nhu cầu được HTSĐT của các đơn vị lại tăng thêm. Ngoài ra cơ chế HTSĐT luôn thay đổi, làm ảnh hưởng lớn đến
việc thực thi chủ trương khuyến khích của Nhà nước đồng thời làm cho các doanh nghiệp trên địa bàn chưa thực sự yên tâm chọn công tác này.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HTSĐT VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ 3.1 Định hướng.
3.1.1 Quan điểm mở rộng công tác HTSĐT của NHPTVN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Thiên Huế trong thời gian tới.
Quan điểm mở rộng phát triển công tác HTSĐT của NHPTVN chi nhánh Thừa Thiên Huế về nguyên tắc phải bám sát quan điểm phát triển của NHPTVN giai đoạn 2006-2015 nói chung và định hướng phát triển kinh tế xã hội 2006 - 2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Công tác HTSĐT của chi nhánh qua 3 năm 2007-2009 đã có tác dụng rất mạnh mẽ đến các doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh nói chung và đời sống của người dân ở các vùng khó khăn có các dự án thực hiện, qua đó đã góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người lao động. Có thể nói công tác HTSĐT của NHPTVN nói chung và chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trong thời gian qua đã có nhiều cải thiện đáng kể mặc dù cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn về công tác luôn luôn thay đổi và chưa có sự hướng dẫn kịp thời của NHPTVN và Bộ Tài chính. Tuy nhiên công tác
này đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Để công tác này ngày càng hoàn thiện thì đòi hỏi cần phải có một cơ chế chính sách, hệ thống văn bản hướng dẫn phù hợp và kịp thời, đồng thời cần được cải tiến và tự hoàn thiện để có đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
3.1.2 Mục tiêu.
Với những cơ sở lý luận và thực tiễn đã được phân tích qua quá trình nghiên cứu của công tác HTSĐT của NHPTVN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huếddoois với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2007-2009, tôi nhận thấy rằng hoạt động của công tác HTSĐT của Chi nhánh cần xác định những mục tiêu và giải pháp của mình theo các định hướng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục phối hợp với các Sở ban ngành để tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong công tác xây dựng, lựa chọn các chương trình dự án phối hợp với đối tượng được HTSĐT.
Thứ hai, đề suất các nguồn vốn nhàn rỗi, trước mắt là huy động và tiếp nhận vốn từ NHPTVN để đảm bảo đủ vốn cho công tác HTSĐT cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Thứ ba, bám sát kế hoạch sắp xếp, chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước tại địa phương để cùng các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, thực hiện các hình thức HTSĐT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn để góp phần cải thiện môi trường đầu tư.
Thứ tư, phối hợp với các cơ quan liên quan, các Ngân hàng thương mại, các Tổ chức tín dụng để thực hiện công tác HTSĐT cho các doanh nghiệp trên địa bàn một cách hiệu quả.
3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác HTSĐT.
Để nâng cao hiệu quả của công tác HTSĐT của NHPTVN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới tôi xin nêu ra một số giải pháp sau:
• Do công tác này của chi nhánh luôn luôn thay đổi nên các doanh nghiệp vẫn chưa có thể nắm rõ về các quy trình cũng như thủ tục, đối tượng được HTSĐT do đó chi nhánh cần tổ chức các buổi tuyên truyền thông tin về những thay đổi của công tác này cho các doanh nghiệp được biết.
• Bên cạnh đó Chi nhánh cần sớm có những công văn kịp thời gửi đến NHPTVN để xin ý kiến một cách kịp thời nhằm giải quyết cho các doanh nghiệp để nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của công tác HTSĐT.
• Cán bộ tín dụng cần phải thực hiện nghiêm những quy định, quy trình nghiệp vụ của công tác HTSĐT theo sự hướng dẫn của NHPTVN và của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó cán bộ Tín dụng cần tiến hành rà soát, phối hợp chặt chẽ với từng đơn vị để hoàn chỉnh hồ sơ cấp vốn. Ngoài ra, đối với các dự án mới Chi nhánh nên phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, NHTM trên địa bàn để tổng hợp các dự án, chấn chỉnh cho phù hợp.
• Thẩm định dự án là một nội dung quan trọng trong tín dụng đầu tư phát triển nói chung và công tác HTSĐT nói riêng. Do đó cần phải thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư, thẩm định thị trường đầu vào, đầu ra, tăng cường kiểm tra việc trả nợ lãi vay và vốn gốc cho NHTM của các doanh nghiệp đồng thời động viên khuyến khích các doanh nghiệp trả nợ lãi vay cũng như vốn gốc để có thể nhận được sự hỗ trợ của Chi nhánh.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Trên cơ sở nghiên cứu đề này, tôi có thể rút ra một số kết luận sau đây:
• Thông qua công tác HTSĐT của Chi nhánh NHPT tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh , mạnh dạn hơn trong quá trình triển khai thực hiện dự án một cách có hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí lãi vay từ các NHTM, từ đó nâng cao tính cạnh tranh, giảm chi phí giá thành của sản phẩm và cuối cùng thu lợi nhuận.
• Kích thích các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn cho các NHTM để nhận được sự HTSĐT của Chi nhánh qua đó tạo ra động lực giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính, kỹ năng quản lý góp phần thực hiện đầu tư dự án một cách có hiệu quả về mặt kinh tế, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư tại các vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các vùng có đồng bào dân tộc sinh sống qua đó đã thu hút
và tạo ra công ăn việc làm cho người dân ở vùng có dự án đầu tư. Như vậy ngoài tính hiệu quả về mặt kinh tế còn có tính hiệu quả về mặt xã hội.
• Công tác HTSĐT với vai trò là một "vốn mồi" đã thực sự là một đòn bẩy đầu tư thực sự có tính hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn thông qua đó đã khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm hơn, chủ động hơn trong quá trình triển khai thực hiện dự án góp phần cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn của Tỉnh.
2. Kiến nghị.
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng công tác HTSĐT của NHPTVN chi nhánh Huế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, nhằm để giúp công tác ngày càng hoàn thiện và thực sự có hiệu quả hơn, tôi xin nêu ra một số kiến nghị sau:
• Đối với Nhà nước, cần có các chương trình để giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính và kỹ năng quản lý để doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
• Đối với các Bộ, Ngành liên quan, cần phải phối hợp với NHPTVN nghiên cứu, thảo luận, ban hành các văn bản hướng dẫn thủ tục, quy trình cho cán bộ tín dụng của Chi nhánh một cách kịp thời.
• Đối với NHPTVN, cần phải đơn giản các thủ tục để cán bộ tín dụng của Chi nhánh cũng như doanh nghiệp có thể hiểu rõ và tiến hành thực hiện một cách có hiệu quả. • Đối với NHPTVN chi nhánh Thừa Thiên Huế:
Không ngừng tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng để có thể hướng dẫn các quy trình, hồ sơ thủ tục của công tác HTSĐT của NHPTVN cho các doanh nghiệp trên địa bàn một cách có hiệu quả.
Đối với những dự án trong quá trình xem xét để duyệt vốn HTSĐT còn có một số vấn đề nằm ngoài kiểm soát của Chi nhánh thì cán bộ tín dụng cần có những công văn gửi ra TW để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời.
Cải cách bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh, nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin... để tạo điều kiện triển khai thực hiện công tác này một cách có hiệu quả.
Tranh thủ sự giúp đỡ của Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành có liên quan, NHPTVN, UBND Tỉnh để triển khai nhanh và có hiệu quả công tác này nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn của Tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
Khuyến khích các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn cho các NHTM để nhận được sự hỗ trợ của Chi nhánh.
• Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, phải tự giác thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các NHTM sau khi dự án đã đi vào hoạt động; không ngừng nâng cao năng lực tài chính , kỹ năng quản lý để có thể triển khai thực hiện dự án một cách có hiệu quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Hưng ( 2001) " Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng"; Nhà xuất bản Tài chính.
2. Nghị định số 106/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Tín dụng đầu tư và tín dụng xuất nhập khẩu của Nhà nước (2004).
3. Nghị định số 151/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Tín dụng đầu tư và tín dụng xuất nhập khẩu của Nhà nước (2006).
4. Cẩm nang về nghiệp vụ HTSĐT của NHPTVN chi nhánh Thừa Thiên Huế.
5. Quyết định số 01/QĐ – UBND ngày 04/01/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về " Phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm chiến lược trong năm 2010 của Tỉnh Thừa Thiên Huế".