Các công cụ quản lý đàn gia súc Giới thiệu
Hình 1: Ghi chép số liệu cá thể
Hình 1: Ghi chép số liệu cá thể Ghi chép và sử dụng số liệu
Để sử dụng những giá trị của tính trạng trong giám sát khả năng sản xuất và chọn lọc chúng ta cần phải thu thập và phân tích các số liệu. Đầu tiên, cụ thể hoá các mục tiêu của bạn trong các thu thập và phân tích số liệu. Phương pháp có được các mục tiêu này là thoả đáng nếu:
• thu thập được các số liệu cần thiết
• số liệu có thể lưu trữ được trong hệ thống ít tốn kém tiền bạc và thời gian, các số liệu phải dễ dàng sử dụng và truy cập
• phân tích chính xác số liệu có thể có do người thu thập số liệu hoặc người thứ 3 làm
• các mục tiêu khác của thu thập số liệu cũng phải được đáp ứng thí dụ các chương trình đảm bảo chất lượng hoặc chẩn đoán các vấn đề về năng suất và tiềm năng
Khía cạnh căn bản trong sử dụng số liệu là hệ thống nhận dạng gia súc có hiệu quả. Lợi ích của việc đánh số bò gồm:
• nó là cách duy nhất và rõ ràng
• nó mô tả cho đàn hoặc cho mục đích thương mại. Một hệ thống tốt để sử dụng là dùng 6 chữ số. Hai chữ số đầu chỉ năm đánh số. Bốn số tiếp theo chỉ cá thể được đánh số trong năm. Chữ số chỉ năm có thể cho ta biết những thông tin về nhóm bò đang quản lý hoặc dòng giống của những con đực
• nó có thể dễ dàng dùng trong sổ ghi chép công việc và máy vi tính. Tốt hơn là không dùng chữ trong việc đánh số.
• nó dễ dàng đánh dấu trên gia súc và đeo số tai cho gia súc và và dễ dàng sử dụng chúng trên thực địa
Tốt nhất là các số liệu phải lưu trữ trong những chương trình được thiết kế tốt. Tất cả các số liệu phải được kết nối với số hiệu gia súc, ở những nơi có thể số liệu cần được cặp nhật phù hợp. Hệ thống dữ liệu cơ sở chỉ dựa trên sổ ghi chép. Sai lầm khi nghĩ rằng chỉ phân tích các số liệu phức tạp mới cần có máy tính. Máy tính là công cụ trợ giúp có giá trị cho những người có thể sử dụng chúng và cho những người cần tính toán các số liệu phức tạp. Hệ thống máy tính cơ bản tiên tiến hơn so với số liệu ở sổ ghi chép. Sổ ghi chép cũng nên bao gồm cả phần giống như nhật ký. Số liệu sau đó được chuyển đến cơ quan thu thập ở đó người ta sẽ đưa ra:
• thông tin không thay đổi bao gồm: hệ phả, ngày cai sữa, ngày bán và lý do • thông tin về sinh trưởng gồm: khối lượng cơ thể, thể trạng, chiều cao, số liệu về
tỷ lệ thịt xẻ
• thông tin về khả năng sinh sản của bò cái, mô tả chi tiết kết quả phối giống hàng năm
• thông tin về khả năng sinh sản của bò đực, thông tin về tính hăng và khả năng phối giống
• thông tin về quản lý bao gồm: quản lý theo nhóm, đồng cỏ, thú y....
Để đảm bảo các mục tiêu trên, cách hiệu quả nhất, ít tốn thời gian nhất là sử dụng sổ sách hoặc hệ thống máy tính để lưu giữ, quản lý số liệu và tiến hành các phân tích cơ bản sau đó ký hợp đồng với các chuyên gia vào dữ liệu và phân tích chúng bằng phần mềm hoàn chỉnh. Đối với những người thích và có thể dùng máy tính của họ thì vấn đề cần quan tâm nhiều là chọn hệ thống máy tính để làm việc với số liệu. Một loạt vấn đề từ việc thương mại phần mềm đến xây dựng mục đích phần mềm. Có thể chọn phần mềm tiêu chuẩn trên thị trường hoặc sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Các phần mềm hệ thống cần có các tiện ích sau đây:
• hệ thống phù hợp với trình độ kinh nghiệm của người sử dụng và phù hợp với mục tiêu của người dùng
• hệ thống phải tương thích với các phần mềm khác. Hệ thống không tương thích chỉ phù hợp với người sản xuất ra chúng và là cách để người làm chương trình kiếm tiền từ người sử dụng khi cần giúp đỡ và nâng cấp phần mềm
• hệ thống có thể kết nối với phần mềm khác khi cần thiết
Đo đạc và ph n tích khả năng sản xuất
Trong chăn nuôi bò thịt thường chọn lọc gia súc trên cơ sở đánh giá bằng mắt. Đánh giá bằng mắt vẫn dựa trên cơ sở màu sắc, tính nết và cấu trúc cơ thể. Đánh giá bằng mắt cũng có thể có hiệu quả đối với chọn lọc các tính trạng liên quan đến một số gen. Những tính trạng này có khuynh hướng biểu hiện ra tất cả hoặc không ví dụ tính trạng có sừng, gia súc có thể có hoặc không có sừng. Đánh giá bằng mắt ít có hiệu quả đối với các tính trạng liên quan đến nhiều gen và ít có hiệu quả khi đo đạc khách quan có thể tiến hành được, ví dụ đối với các tính trạng tốc độ sinh trưởng và sinh sản.
Đo đạc và ph n tích tốc độ sinh trưởng
Đo tốc độ sinh trưởng rất đơn giản, chỉ yêu cầu một chiếc cân, có số hiệu gia súc chính xác và một hệ thống ghi chép khối lượng, ngày cân và nhận dạng. Phân tích và xử lý các số liệu là công việc phức tạp hơn.
Gia súc có khối lượng cao nhất trong một đơn vị thời gian là gia súc có tăng trọng cao nhất. Thông thường chúng ta sử dụng tăng trọng bình quân ngày (ADG) và thể hiện chúng bằng kg/ngày, ví dụ như 0,3 kg/ngày. Số liệu này sẽ không có nghĩa là những gia súc lớn nhất tại thời điểm cân hoặc thậm chí không có nghĩa là gia súc có tiềm năng sinh trưởng lớn nhất. Chọn lọc những gia súc có tốc độ tăng trọng cao nhất sẽ dần đến tăng tiến bộ di truyền. Phân tích và sử dụng các số liệu được càng chi tiết bao nhiêu chúng ta càng có thể có được nhiều tiến bộ di truyền.
Sử dụng những tỷ lệ khối lượng
Để có thể dễ dàng trong việc so sánh giữa các gia súc với nhau có thể sử dụng tỷ lệ khối lượng. Tỷ lệ khối lượng xếp loại năng suất của từng cá thể gia súc so với giá trị trung bình của nhóm. Giá trị trung bình được cho giá trị là 100, giá trị của từng cá thể có thể là cao hơn hoặc thấp hơn giá trị trung bình này.
Ví dụ: khi so sánh khối lượng cai sữa, nếu giá trị trung bình của nhóm là 150 kg, và gia súc được cân có khối lượng 180 kg thì chúng có tỷ lệ khối lượng là 120 tức là 20% cao hơn giá trị trung bình của nhóm (30/150 x 100% = 20%). Thông thường tỷ lệ khối lượng phản ánh sự khác nhau giữa các gia súc một cách thực tế hơn là số liệu thô và như vậy chọn lọc sẽ chính xác hơn.
Tỷ lệ khối lượng cũng có giới hạn khi chúng ta sử dụng chúng. Điều quan trọng nhất là tỷ lệ này không thể dùng để so sánh giá trị di truyền của các gia súc sinh ra ở các năm khác nhau hoặc các gia súc sinh ra và được nuôi dưỡng trong các điều kiện khác nhau (loại đất khác, đồng cỏ khác nhau) các trang trại khác nhau. Sự so sánh này chỉ có thể làm được khi sử dụng các hệ thông phân tích hiện đại trên máy vi tính như hệ thống phân tích của BREEDPLAN.
B344DP.AN
Breedplan là từ thương mại của hệ thống đánh giá giá trị di truyền của bò đang được sử dụng tại Viện nghiên cứu kinh tế nông nghiệp (Agricutural Business Research Institute-ABRI) Trường Đại học tổng hợp New England, Armidale, Australia. Chi tiết về cài đặt và sử dụng chương trình này có thể xem trong cuốn sách "Beef Cattle Recording and Selection" do DPI xuất bản.
BREEDPLAN là hệ thống tân tiến trong đánh giá giá trị di truyền của gia súc theo các tính trạng kinh tế quan trọng. Nó tính đến tất cả các chỉ tiêu về khả năng sản xuất của tất cả các cá thể họ hàng đã biết và được nhận dạng về hệ số di truyền. BREEDPLAN cho phép xác định chính xác những gia súc đã truyền cho con cái của chúng các gene để cải tiến năng suất, việc này tỷ lệ khối lượng và khối lượng không làm được BREEDPLAN giúp quá trình chọn lọc tránh chọn những gia súc hay thay đổi, chúng có thể có năng suất cao do may mắn hoặc do các điều kiện đặc biệt. Những nhà tạo giống bò có thể hy vọng tạo ra nhiều tiến bộ di truyền hơn khi sử dụng thông tin của BREEDPLAN hơn là dùng tỷ lệ khối lượng hoặc tăng trọng bình quân ngày BREEDPLAN cũng cho phép so sánh các gia súc sinh ở các mùa hoặc năm khác nhau, có nghĩa là chương trình có thể so sánh các lứa bê khác nhau. Chương trình BREEDPLAN sử dụng trong các trang trại có thể mở rộng để phân tích chéo các đàn với nhau. Điều này chỉ có thể làm được trong điều kiện khi có quan hệ về di truyền giữa các trang trại phân tích. Khái niệm phân tích chéo các đàn được gọi là nhóm BREEDPLAN (Group Breed Plan)
BREEDPLAN thể hiện giá trị di truyền ước tính của các tính trạng có thể đo đếm được: giá trị giống ước tính (EBVs). Hiện tại chương trình BREEDPLAN có EBVs về
sinh trưởng, sinh sản và một số tính trạng về khả năng cho thịt. Giá trị giống ước tính về sinh trưởng gồm EBV cho:
• 200 ngày hoặc khối lượng cai sữa • 400 ngày hoặc khối lượng sản xuất • 600 ngày hoặc khối lượng kết thúc • năng suất sữa
• khối lượng sơ sinh • khối lượng trưởng thành
EBVs về khối lượng sơ sinh là yếu tó quan trọng trong sinh sản. Không may cho nhà tao giống bò thịt là tốc độ sinh trưởng nhanh thường liên quan tới khối lượng sơ sinh cao (liên quan tới đẻ khó). Hiếm có gia súc có khối lượng sơ sinh thấp và tốc độ sinh trưởng cao. Sử dụng EBVs như thế nào trong chương trình giống sẽ được giải thích trong cuốn sách "Chọn lọc đực giống" và "Chọn lọc và ghi chép số liệu trong chăn nuôi bò thịt" do Bộ Nông nghiệp bang Queensland (DPI) xuất bản.
Đo đạc và ph n tích khả năng sinh sản
Khả năng sinh sản của bò cái nghĩa là bò cái đẻ và nuôi bê hoặc không đẻ và nuôi bê trong một khoảng thời gian nhất định. Phần lớn gia súc cái có khả năng sinh sản nếu chúng có đủ thời gian hoặc cơ hội, vấn đề là chúng sinh sản như thế nào. Khả năng sinh sản liên quan đến nhiều gen và bị ảnh hưởng bởi vô số các nhân tố của môi trường.
Khám thai là công cụ quản lý hữu hiệu trong chăn nuôi bò thịt. Chức năng của bò mẹ là nuôi bê. Càng nhiều bê cai sữa thì bò mẹ tạo ra càng nhiều lợi nhuận. Chi phí quản lý cho một bò cái có chửa ít hơn so với chi phí quản lý cho một bò không chửa. Mặc dù hệ số di truyền về tính trạng sinh sản của phần lớn bò cái thấp, hệ số lặp lại của tính trạng này cao. Điều này có nghĩa là những bò cái đẻ bình thường trong quá khứ có thể có khả năng lớn lặp lại hiện tượng này trong tương lai.
Khám thai
Có rất nhiều phương pháp kiểm tra bò có thai. Không phải tất cả các phương pháp là hữu hiệu và thực tế. Các phương pháp này bao gồm:
• sử dụng các ghi chép về chu kỳ sinh sản (động dục) • xét nghiệm hormone trong sữa, máu và nước tiểu • xem xét mô tế bào cơ quan sinh dục
• siêu âm (cả dùng máy nghe và nhìn như siêu âm nhìn qua màn hình) • máy dò điện cực âm đạo xác định thông qua điện tích của dịch nhờn • khám ngoài trực tràng
• khám đường sinh dục qua trực tràng
Khám qua trực tràng là phương pháp thông dụng để khám thai trong chăn nuôi bò thịt. Ngày nay đây là phương pháp được chọn cho hầu hết các trường hợp. Khám thai do một người lành nghề với giá thành rẻ, tin cậy và có thể tiến hành ở nhiều trang trại. Khám thai cho chúng ta những kết quả đánh dấu những gia súc phải loại thải ngay và đòi hỏi ít trang thiết bị.
Không có một thời điểm lý tưởng để khám thai. Tuy nhiên, nếu có thể thực hiện được thì nên tiến hành vào 13 tuần sau khi chuyển đực giống khỏi đàn cái. Điều này đảm bảo rằng việc khám thai sẽ an toàn cho bò cái và bào thai và đảm bảo kết quả khám thai có độ chính xác cao. Có chút ít rủi ro dẫn đến xảy thai nếu tiến hành khám thai trước 13 tuần. Vì lý do này mà khám thai bắt buộc phải do cán bộ thú y đại gia súc giỏi hoặc nếu không phải là cán bộ kỹ thuật có kỹ năng và kinh nghiệm tiến hành. Sau 13 tuần, độ chính xác trong khám thai của cán bộ thú y giỏi có thể đạt 99% hoặc cao hơn. Nếu khám thai lúc 8 tuần trở đi thì độ chính xác không cao nhưng cũng có thể đạt trên 95%.
Nếu thời gian khám thai trùng vào lúc cai sữa, việc quản lý cũng không khó khăn hơn và nên tránh thương tích cho bê. Sẽ có ít việc để tách những bò có chửa và không có chửa.
Đối với những đàn nơi đực giống ở cùng bò cái quanh năm thì việc khám thai khó thành công. Tuy nhiên, những phương pháp cho phép xác định những con cái có năng suất sinh sản cao nhất sẽ cho chúng ta có được các số liệu về năng suất sinh sản của đàn.
Giá trị giống ước tính (4B/s) về sinh sản
Sử dụng chỉ số này từ phân tích số liệu của chương trình BREEDPLAN hoặc Group BREEDPLAN là phương pháp có hiệu quả trong việc nâng cao sinh sản của đàn cái giống. Có nhiều chỉ số EBVs ảnh hưởng đến một số khía cạnh sinh sản. Chúng bao gồm các chỉ số cho cả bò đực và bò cái:
• kích cỡ tinh hoàn (SS) • số ngày đến khi đẻ lại (DC) • khối lượng sơ sinh (BW) • thời gian mang thai (GL) • tính dễ đẻ ở bò cái (CEdir) • tính dễ đẻ của con gái (CEdtr)
Cách đơn giản và dễ dàng nhất để cải tiến mức độ di truyền về sinh sản (hoặc bất cứ tính trạng nào) là thông qua chọn lọc đực giống. Với phần lớn các tính trạng, sử dụng EBVs cho phép đạt được tốc độ cải tiến di truyền lớn hơn so với chỉ dùng cân đo đơn giản. EBVs kích cỡ tinh hoàn là phương pháp đơn giản, hữu hiệu nhất dùng cải tiến mức độ di truyền về khả năng sinh sản của đàn bò giống ở Queensland. Nếu không có chỉ số này thì chỉ đơn giản chu vi tinh hoàn vẫn có hiệu quả. Người sản xuất nên tránh dùng đực giống có số đo chu vi tinh hoàn nhỏ hơn 32 cm lúc bò đực 24 tháng tuổi hoặc lớn hơn.
Kích cỡ tinh hoàn
EBVs kích cỡ tinh hoàn rất quan trọng do 2 nguyên nhân. Đầu tiên, những đực giống có tinh hoàn lớn hơn thì sản xuất nhiều tinh trùng hơn, tạo cơ hội thụ thai cao hơn. Hai là những đực giống có tinh hoàn lớn sẽ sản xuất nhiều bê cái sinh sản tốt hơn. Điều này có nghĩa là chúng cho ra nhiều bò cái tơ thành thục sớm và có thể có chửa sớm hơn sau khi đẻ nghĩa là chúng có EBVs khoảng cách 2 lứa đẻ ngắn hơn (xem phần sau). Với tính trạng này, EBVs đã được xác định là tốt nhất và nó chỉ ra được bò đực nào có tiềm năng di truyền về nâng cao khả năng sinh sản tốt.
Số ngày đến khi đẻ
EBVs số ngày đến khi đẻ là chỉ thị về thời gian cần thiết để bò cái có chửa sau khi bò đực được thả vào đàn. Những bò sinh ra bê sớm nhất giả thiết là chúng chửa sớm nhất. EBVs này được đo bằng ngày trên hoặc dưới giá trị này của giống. bò cái có EBVs về số ngày đến khi đẻ là +2 ngày có nghĩa là chúng đẻ bê 2 ngày chậm hơn so với giá trị trung bình của giống. Bò đẻ sớm nhất là bò lý tưởng nhất và có giá trị