Giám sát và báo cáo môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của đề án thăm dò nước dưới đất thôn ngọa long xã minh khai huyện từ liêm (Trang 25 - 26)

Mục tiêu của chương trình này là nhằm đảm bảo phòng tránh hoặc ít nhất kiểm soát được các tác động; ghi lại hiệu quả của các chương trình giảm thiểu môi trường để tham khảo về sau và giải quyết hợp lý và có hiệu quả các khiếu nại, phàn nàn của cộng đồng địa phương. Chương trình giám sát và báo cáo cũng xây dựng một cơ chế thu thập, lưu trữ và báo cáo các số liệu môi trường. Phạm vi nghiên cứu của chương trình Giám sát và Báo cáo cũng giống như phạm vi nghiên cứu trong phần đánh giá môi trường và kỹ thuật của Đề án. Chương trình sẽ được thực hiện trong giai đoạn xây dựng và vận hành Đề án.

Chương trình này sẽ tập chung vào nội dung Giám sát và Báo cáo môi trường đối với các chỉ tiêu sau:

- Trong giai đoạn xây dựng: tiếng ồn và phát thải bụi, nước thải do sinh hoạt và thi công, thu gom phế thải xây dựng và đất đào đắp, xói mòn và các biện pháp an toàn

- Trong giai đoạn vận hành: tiếng ồn, chất lượng không khí, nước thải rửa lọc và nước thải sinh hoạt, chất lượng nước thô và nước sau xử lý, quản lý bùn.

KẾT LUẬN

Như vậy, đánh giá tác động môi trường là sự nhận dạng hệ thống và đánh giá những ảnh hưởng có khả năng xảy của Đề án, các chương trình hoạt động đến các thành phần hóa lý, sinh học, văn hóa, kinh tế, xã hội của môi trường tổng thể. Trên cơ sở, đó đề xuất ra các giải pháp kỹ thuật và quản lý để giảm thiểu đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu và phát huy cao nhất những ảnh hưởng tốt.

Mức độ tác động của Đề án đến môi trường được xác định từ khi bắt đầu và kéo dài suốt thời gian hoạt động. Đối với Đề án khai thác nước ngầm, các tác động đến môi trường còn kéo dài cả sau khi Đề án đã ngừng hoạt động. Từ việc đánh giá tác động môi trường ta có thể dự báo được các tác động đến môi trường do Đề án gây ra.

Qua việc đánh giá môi trường của Đề án rút ra một số nhận xét sau:

+ Trong quá trình triển khai thực hiện và vận hành Đề án cần lưu ý quan tâm giải quyết các vấn đề sau: Nguồn nước được khai thác sử dụng là tầng chứa nước nằm khá sâu nhưng vẫn cần thiết phải lập đới bảo vệ nguồn nước và có chế độ quan trắc theo dõi hợp lý cụ thể, cần quan tâm tới mối quan hệ thuỷ lực giữa tầng chứa nước khai thác với tầng chứa nước bên trên và nước mặt.

+ Đây là một Đề án mang lại nhiều tác động tích cực, song đứng dưới góc độ môi trường Đề án cũng có ít nhiều ảnh hưởng nhất định đến môi trường như tạo ra khí thải, bụi trong quá trình xây dựng

+ Để hạn chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực trên đến môi trường kinh tế -xã hội và môi trường, Đề án sẽ thực hiện các biện pháp xử lý bụi, rung và các biện pháp giảm thiểu khác.

+ Để đảm bảo an toàn nguồn nước, Đề án cần xác định và xây dựng vùng bảo vệ nguồn nước và xây dựng các qui chế hoạt động cho vùng này. Cần tiến hành bơm nước thí nghiệm chi tiết đối với tất cả các giếng dự kiến khai thác trong giai đoạn báo cáo khả thi. Cần giải quyết các xung đột về nguồn nước hợp lý để giảm thiểu các tác động.

Qua việc áp dụng những kiến thức đã học để phân tích và đánh giá các tác động

môi trường của Đề án: “Thăm dò nước dưới đất thôn Ngọa Long - xã Minh Khai -

huyện Từ Liêm được xây dựng nhằm mục đích thăm dò, lắp đặt công trình khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho thôn Ngọa Long với lưu lượng 1200m3/ngày” học viên đã hiểu được phần nào về ý nghĩa và vai trò của đánh giá tác động môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của đề án thăm dò nước dưới đất thôn ngọa long xã minh khai huyện từ liêm (Trang 25 - 26)