Nhận xét, đánh giá chung

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập Trung tâm bảo trợ 1 Đông Anh (Trang 25 - 26)

* Các kết quả thực hành đã đạt được

- Tìm hiểu rõ hơn về cơ sở kiến tập là Trung tâm bảo trợ xã hội 1 – có thể sẽ là một trong những cơ sở làm việc trong tương lai của sinh viên ngành Công tác xã hội.

- Được tiếp xúc với cán bộ của Trung tâm, học hỏi về cách thức làm việc. - Được tiếp xúc với đối tượng thực tế chứ không phải được biết trên sách vở. - Được va chạm và cọ sát trong quá trình tiến hành Công tác xã hội cá nhân và nhóm

- Thu thập được nhiều thông tin của đối tượng, không chỉ là đối tượng thuộc nhóm người lang thang xin ăn, cần được bảo vệ khẩn cấp mà còn được xuống phòng trẻ, trực tiếp đưa trẻ đi tiêm, chơi với trẻ.

- Thu thập được những thông tin thực tế và đắt giá để hoàn thành bản báo cáo môn học.

* Liên hệ thực tiễn tại trung tâm kiến tập với các kiến thức, kỹ năng đã học

- Hiểu và dần giải đáp được những thắc mắc trong môn học “An sinh xã hội” - Vận dụng được những kiến thức đã học trong môn: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng sống, Tâm lý học đại cương, Tâm lý học phát triển,… vào việc tiếp cận và thu thập thông tin đối với cán bộ trung tâm và đối tượng.

- Thực tế hóa những kiến thức đã học trong môn: Nhập môn Công tác xã hội. - Rèn luyện được các kỹ năng như: giao tiếp với lãnh đạo của cơ sở và các đồi tượng tại trung tâm, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe.

- Biết cách tiếp cận với đối tượng, làm cho họ tin tưởng và từ đó sẵn sàng chia sẻ tâm tư, hoàn cảnh của mình.

- Đặt câu hỏi ngắn ngọn, dễ hiểu, súc tích, có chiều sâu và phải nhìn vào đối tượng đang hỏi.

- Thiết lập quan hệ bạn bè trong nhóm, tham gia nhiệt tình vào các phong trào đặc biệt là tổ chức hoạt động nhóm.

- Thiết lập quan hệ với cơ sở và luôn tỏ ra là một người muốn tìm hiểu về trung tâm một cách có thiện chí chứ không vì bất cứ mục đích cá nhân nào khác. - Kỹ năng quan sát, theo dõi và chọn lọc các vấn đề thu thập được.

* Những khó khăn đối với sinh viên khi thực hành các kỹ năng

- Đối tượng ở trung tâm rất đa dạng, một số là đối tượng mắc bệnh tâm thần hoặc rối loạn tâm trí, ngại giao tiếp hoặc đưa ra những thông tin thiếu chính xác gây khó khăn cho công tác tham vấn và thu thập thông tin.

- Đối tượng ở trung tâm có sự thay đổi liên tục do phải thuyên chuyển đi trung tâm khác hoặc được tái hòa nhập cộng đồng sau 30 ngày nên gây khó khăn khi làm Công tác xã hội cá nhân và nhóm.

- Thời gian tiếp cận với đối tượng hạn hẹp, tất cả mọi hoạt động của cả nhóm đều được thực hiện ở sân sinh hoạt chung nên trong quá trình thu thập thông tin gặp phải rất nhiều yếu tố nhiễu, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi, sinh viên và đối tượng hay phải hỏi lại, nói lại vì nghe chưa rõ.

Phần 4: Đề xuất và kiến nghị

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập Trung tâm bảo trợ 1 Đông Anh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)