Nghiên cứu được tiến hành tại vùng nuôi tôm sú thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Mẫu nước nuôi tôm được thu thập tại hộ ông Nguyễn Văn Long; diện tích ao nuôi tôm 1.800m2. Ngày thả tôm 26/2/2014
Bảng 4. Chất lượng nước trong ao nuôi tôm tại tỉnh Nam Định
Thời gian To pH Độ mặn DO TAN H2S o C %o mg/l mg/l mg/l Tháng 3 24 6,8 14 7,2 2,22 0,25 Tháng 4 24 7,0 15 4,3 2,57 0,33 Tháng 5 25 7,2 17 3,5 3,33 0,40
Kết quả xác định hàm lượng NH3 và H2S trong nước nuôi tôm tại Nam Định cho thấy: hàm lượng NH3 và H2S trong nước được sinh ra trong suốt quá trình nuôi tôm và hàm lượng tăng lên về cuối vụ. Trong quá trình nuôi tôm, lượng bùn đáy được tích lũy ngày càng nhiều do thức ăn và chất thải của tôm, quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong đáy bùn ở môi trường yếm khí tăng mạnh sản sinh ra các khí gây độc cho tôm.
Bảng 5. Chất lượng bùn đáy trong ao nuôi tôm tại tỉnh Nam Định
STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả
1 Nts % 1,47 2 Pts % 0,12 3 OC % 2,48 4 pHH2O - 6,9 5 NH4+ mg/kg khô 0,41 6 NH3 mg/kg khô 0,46
40 Kết quả phân tích trên cho thấy giá trị N tổng số là 1,47% , hàm lượng P tổng số là 0,12%. Kết quả này cho thấy có sự tích lũy khá lớn các chất hữu cơ trong bùn đáy ao có nguy cơ phát thải khí độc amoni và hydrosunfua gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
Giá trị pHH2O trong bùn đáy ao nuôi tôm có giá trị trung bình 6,9, hàm lượng OC là 2,48 mg/kg. Hàm lượng NH4+ trong bùn 0,41 mg/kg và NH3 là 0,46 mg/kg.
Kết quả khảo sát cho thấy sau mỗi vụ nuôi tôm, các hộ dân định kỳ bơm hút, nạo vét đáy ao để tạo ra môi trường nuôi tôm thuân lợi; giúp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Công việc nạo vét, xử lý nền đáy nuôi tôm tốn rất nhiều công và chi phí cho người dân nuôi tôm. Trong quá trình nuôi tôm có xuất hiện hiện tượng ao nuôi bị nhiễm độc các thông số NH3, H2S, NO2 (người dân có sử dụng các kist test nhanh của các công ty). Tuy nhiên vấn đề hiện nay vẫn chưa có giải pháp xử lý hiện tượng ngộ độc này một cách triệt để.