Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt – Nhật.

Một phần của tài liệu TL CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của NHẬT bản TRONG QUAN hệ THƯƠNG mại với VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

Là một siêu cường quốc kinh tế, có rất nhiều lĩnh vực được xếp vào hàng phát triển nhất thế giới, đặc biệt là kĩ thuật công nghệ, sản xuất hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị có hàm lượng công nghệ cao. Người Nhật đánh giá toàn diện và chính xác để mở rộng kinh tế. Thị trường Nhật Bản khá đông đúc với khoảng 130 triệu dân chắc chắn là một thị trường tiềm năng cho Việt Nam. Trong tương lai, Việt Nam không chỉ xuất khẩu dầu thô mà còn xuất khẩu các sản phẩm lọc dầu sang thị trường Nhật Bản, tỉ trọng kim ngạch dầu Việt Nam trong tổng lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản sẽ tăng lên đáng kể. Quan hệ thương mại Việt – Nhật vốn có truyền thống từ lâu đời và trong những năm gần đây mối quan hệ đó phát triển hết sức tốt đẹp. Trước đây, quan hệ thương mại hai nước có nhiều thời kì gián đoạn do những nguyên nhân khách quan nhưng trong điều kiện mới, khi xu hướng hòa bình hợp tác cùng phát triển trở thành xu thế chung thì đó là điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ thương mại Việt – Nhật. Bởi đó là nhu cầu cần thiết cho

lợi ích kinh tế của hai nước. Việt Nam đã thực hiện chính sách hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ thương mại, trong đó Nhật Bản được ưu tiên hàng đầu. Về phía Nhật Bản cũng có sự điều chỉnh rõ rệt trong quan hệ với khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Các nhà kinh tế đã dự báo rằng, trong thời gian tới quan hệ buôn bán Việt – Nhật sẽ ngày càng tăng cường và mở rộng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sẽ không đột biến. Sở dĩ có sự tăng trưởng như vậy là do cơ cấu buôn bán giữa hai nước ít có sự thay đổi. Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam. Việc nhà máy lọc dầu Dung Quất hoàn thiện và đi vào hoạt động đã làm giảm lượng dầu thô xuất đi nhưng bù vào đó là các mặt hàng nông sản như gạo, chè, rau củ quả… ngày càng tăng. Thêm vào đó, nhu cầu và khả năng thị trường liên quan đến buôn bán trao đổi hàng hóa giữa hai nước thay đổi chậm. Hàng hóa trong nước của Việt Nam ngày càng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và có khả năng thay thế hàng nhập khẩu nên việc nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản nói riêng và một số nước nói chung bị hạn chế phần nào đó.

Hơn 20 năm sau Công cuộc Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt trội, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu. Khả năng đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu và sử dụng hiệu quả ngoại tệ thu được sẽ tạo ra tiềm lực mới cho quan hệ thương mại Việt – Nhật. Các nhà sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu tính đến khả năng cạnh tranh với hàng hóa của các nước trên thị trường Châu Á nói chung và Nhật Bản nói riêng. Trong tương lai, Việt Nam sẽ xóa bỏ việc xuất khẩu sang Nhật Bản qua trung gian. Đây là điều cả hai nước mong muốn có khả năng tiến hành. Đồng thời với sự có mặt của rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam sẽ giúp hiểu rõ hơn thị trường Việt Nam, để từ đó xác định mặt hàng hóa cần trao đổi chủ yếu là gì cho phù hợp và phía Việt Nam cũng cần hiểu rõ những khả năng công nghệ, thiết bị, vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản. Đây sẽ là cơ sở vững chắc cho sự hợp tác thương mại giữa hai nước trong tương lai.

Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của nền kinh tế mỗi nước và hệ thống thương mại đa phương để bảo đảm sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng. Nhật Bản hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm ổn định kinh doanh vĩ mô. Hai bên cũng khẳng định vai trò thiết yếu của Hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước, bày tỏ mong muốn tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại vào năm 2020.

Có thể nói Chính phủ ta đã có cố gắng nỗ lực trong việc tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, liên doanh liên kết vào thị trường Việt Nam. Mấy năm gần đây Việt Nam dần dần hiểu rõ hơn thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp thành thạo hơn trong các nghiệp vụ xuất nhập khẩu và đã có sự chủ động hợp tác với nước bạn. Bên cạnh đó Nhật Bản cũng hiểu rõ khả năng hợp tác vớc các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Cho đến nay, rất nhiều sản phẩm của các hãng nổi tiếng ở Nhật Bản như Toshiba, Mitshubisi, Toyota, HonDa, SamSung… đã trở nên khá quen thuộc và đã đi sâu vào cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải dễ dàng mà các sản phẩm trên đạt được điều này. Để có được điều đó, các công ty của Nhật đã phải nỗ lực trong việc tiếp thị, quảng cáo và hoạt động quan trọng hơn cả là tìm hiểu được thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam. Phần nữa là nhờ vào những thiết bị máy móc tiên tiến hiện đại của mình mà Nhật Bản có thể sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, mẫu mã đẹp được người tiêu dùng tin tưởng. Như vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản đã dựa vào thế mạnh, uy tín của mình để phát huy.

Tóm lại, triển vọng hợp thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian tới rất khả quan. Nó phù hợp với chiến lược mở cửa thị trường, tăng cường quan hệ thương mại trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên để triển vọng hợp tác đó trở thành hiện thực, chính phủ hai nước cần có những nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong việc tạo dựng hành lang pháp lí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước thâm nhập thị trường của nhau, thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, cùng phát triển.

Một phần của tài liệu TL CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của NHẬT bản TRONG QUAN hệ THƯƠNG mại với VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w