Vương quốc Anh từ năm 1988 đã có một chương trình nối mạng về công nghệ nano(LINK Nanotechnology Programme), hội đồng nghiên cứu công nghệ và khoa học vật lý tài trợ các dự án về khoa học vật liệu nano trong 5 năm (1994- 1999), Labo vật lý quốc gia đã thiết lập một diễn đàn gọi là sáng kiến quốc gia về công nghệ nano.
Với các trường đại học nổi tiếng Cambridge, Oxford dẫn đầu đã sản sinh ra nhiều công ty về công nghệ nano, đồng thời nhiều trường đại học khác và các trung tâm tham gia mạng lưới phát triển công nghệ nano. Cả nước hiện có khoảng 1500 nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này tính tổng cộng mọi nguồn tài trợ từ nguồn ngân sách, chính phủ chỉ cho phát triển trong 2 năm qua khoảng trên 200 triệu bảng Anh.
Ở đại học Cambridge có trung tâm hợp tác với hãng Toshiba nghiên cứu về vật lý bán dẫn và các chuyên đề có liên quan, đề ra chương trình nghiên cứu cơ bản trong các năm tới bao gồm khoa học và công nghệ nano, tập trung vào 2 nhóm:
27
tranzito dùng exiton quang với các hố lượng tử trong GaAs; dây một chiều chế tạo bằng nuôi cấy chùm phân tử( MBE) trên đế GaAs theo lớp pnpnp.
Tại Labo Cavendish được tài trợ bởi chính phủ và hiện nay có 63 công ty tải trợ nữa, hiện tập trung nghiên cứu:
Tính chất điện và điện- quang của các linh kiện polime bán dẫn. Các vi hốc quang.
Tính chất quang điện tử của các hạt bán dẫn nano. Tính chất của các polime liên hợp.
Đại học Oxford phát triển công nghệ phun phủ hạt nano tinh thể với hạt Al2O3 600nm và hạt SiC 200nm, phun phủ các màng nhiều lớp NiFe/Cu/Co/NiFe/MnNi.Ngiên cứu các màng quang học compodit nano dùng các chùm nano Bi trong nền Ge vô định có dạng tinh thể nano, nghiên cứu về WS2 và các sulfit, selenit loại furơlen. Nhóm của giáo sư Green đạt thành tựu nổi bật với các ống nano cacbon được được mở bằng hoàn nguyên với Nd2O3, FeBiO3…Trong 2 năm qua nhiều lĩnh vực nghiên cứu về khoa học và công nghệ nano đã được mở rộng cùng với việc tăng tài trợ của ngân sách và các công ty.
Nhìn chung ở vương quốc Anh phần lớn nghiên cứu khoa học nano về các vấn đề cơ bản nổi lên, đạt nhiều thành tựu mới mẻ. Gần đây việc ứng dụng công nghệ nano cũng được chú ý với sự tham gia của các dự án của EU về KH& CN NANO.
Ngoài Đức, Pháp, Anh còn có nhiều nước châu âu khác như Hà Lan, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Ý,…cũng có một hệ thống nghiên cứu và ứng dụng KH& CN nano rất phát triển. Liên minh châu Âu EU cũng có một số chương trình đa quốc gia về KH&CN nano:
Chương trình ESPRIT, đã có từ trước, nay mở rộng thêm các dự án công nghệ nano.
28
Chương trình PHANTOMS từ trung tâm vi điện tử Lewen Bỉ nối mạng trên 40 cơ sở nghiên cứu của EU theo các hướng điện tử nano, chế tạo nano, quang điện tử và chuyển mạch điện tử.
Quỹ khoa học châu Âu nối nạng gọi là mạng NANO với 18 trung tâm nghiên cứu cùng điều khiển bởi đại học Duisburg và đại học công nghệ Delft (Hà Lan).
Tập đoàn châu Âu về vật liệu nano thành lập năm 1996 có trung tâm điều phối ở Lausanne, Thuỵ Sỹ.
Chương trình “ Mạng lưới vật liệu hữu cơ tốt nhất cho kỹ thuật điện tử ’’có nội dung nghiên cứu và phát triển Khoa học và công nghệ nano từ 1992.
Hội châu Âu về công nghệ chính xác và công nghệ nano thành lập 1997.