Sơ đồ công nghệ của nhà máy xử lý nước ngầm Hóc Môn công suất 60.000 m3/ngày.đêm

Một phần của tài liệu Luận văn thiết kế trạm cấp nước tập trung cs (Trang 29 - 31)

f. Sơ đồ làm thoáng – lọc tiếp xúc:

2.2.3.1 Sơ đồ công nghệ của nhà máy xử lý nước ngầm Hóc Môn công suất 60.000 m3/ngày.đêm

suất 60.000 m3/ngày.đêm

Hình 2.11- Sơ đồ công nghệ của nhà máy xử lý nước ngầm Hóc Môn.

Sơ đồ công nghệ:

Nước từ giếng khoan được đưa lên 4 đường ống800 để đưa lên giàn phun mưa. Tại đây người ta có thêm Clo và vôi để tăng pH nhằm tạo môi trường để

Giếng

khoan Trạm bơm cấp 1 Bể lắng ngang tiếp xúc

Nơi tiêu

thụ nước sạchBể chứa Bể lọc nhanh

Giàn mưa Trạm bơm cấp 2 Bể trộn đứng Hóa chất nâng pH Clo

Fe2+chuyển thành Fe3+. Sau đó nước được chuyển qua bể trộn đứng, rồi đưa sang bể lắng tiếp xúc. Nước sau lắng cho qua bể lọc nhanh. Sau đó nước được đưa vào bể chứa. Nước trước khi vào bể chứa được châm Clo để khử trùng.

Cặn (Fe3+) phát sinh từ giàn mưa, bể trộn đứng, bể lắng tiếp xúc, bể lọc nhanh, bể chứa được đưa vào một ống dẫn ra ao lắng. Tại đây nước được xả ra kênh, còn cặn sẽ được nạo vét định kỳ một năm một lần.

Hiệu quả khử CO2của giàn mưa đạt 68 – 71%. Ở bể lắng, hiệu quả khử Fe là 74 – 77% và Mn là 60%. Ở bể lọc, hiệu quả xử lý Fe là 92% và Mn là 98%.

Nhận xét:

Nhìn chung công nghệ xử lý nước ở nhà máy nước ngầm Hóc Môn đơn giản và hoạt động khá hiệu quả. Chất lượng nước ở đầu ra đạt tiêu chuẩn nước cấp ăn uống sinh hoạt. Tuy nhiên, hiệu suất của bể lắng như vậy là vẫn còn thấp do thời gian lưu nước của bể lắng chưa đủ để lắng các bông cặn.

2.2.3.2 Công nghệ xử lý nước ngầm tại nhà máy nước Mỹ Xuân, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, (pH = 5,5 – 6,2; Fe < 5 mg/l), công suất 20.000m3/ngày.đêm Rịa Vũng Tàu, (pH = 5,5 – 6,2; Fe < 5 mg/l), công suất 20.000m3/ngày.đêm

Hình 2.12- Sơ đồ công nghệ của nhà máy xử lý nước ngầm Mỹ Xuân, Vũng Tàu

Giếng

khoan Bể lắng ngang tiếp xúc

Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch Trạm bơm cấp 2 Trạm bơm cấp 1 Nơi tiêu thụ Bể khử trùng Thiết bị làm thoáng tải trọng cao Clo

Trong đó:

Thiết bị làm thoáng tải trọng cao có cấu tạo như một bình kín, phía trên có các cửa sổ để thu hút oxy từ ngoài vào và phía dưới có các lỗ hở để khí CO2 và H2O có thể thoát ra ngoài dễ dàng. Thiết bị này có nét độc đáo là do một cường độ mưa và một tốc độ rất lớn của dòng nước đi qua một tiết diện nhỏ (tải trọng làm việc có thể lên đến 250 m3/m2/h) đã tạo nên một sức cuốn hút dòng không khí chứa oxy qua các cửa sổ thu khí vào nước. Bên trong thiết bị nhờ các sàn tung được sắp xếp hợp lý đã làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc giữa khí và nước.

Nhận xét:

Sơ đồ công nghệ của nhà máy này về cơ bàn vẫn áp dụng các công nghệ truyền thống để xử lý nước ngầm hàm lượng Fe cao.

Ưu điểm của công nghệ này là đã dùng thiết bị làm thoáng tải trọng cao làm tăng hiệu quả khử CO2, làm tăng hiệu quả của quá trình chuyển Fe2+thành Fe3+. Tuy nhiên, sử dụng công nghệ này phải tốn nhiều điện năng để đưa nước lên với vận tốc lớn.

2.2.3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm theo công nghệ KATAWA tại phường 7, quận 8, công suất 40 – 50 m3/ngày

Một phần của tài liệu Luận văn thiết kế trạm cấp nước tập trung cs (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)