Kỹ thuật trồng trên ruộng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá a2 đến sinh trưởng, năng suất và tình hình sâu bệnh hại trên giống cà chua lai f1 grandevan 3963 vụ xuân hè 2017 tại khu thực hành thực nghiệm khoa nông lâm ngư nghiệp trường đại học hồng đức (Trang 27 - 31)

- Làm đất trước khi gieo: Làm đất kỹ, tơi nhỏ kết hợp bón lót 150 kg phân

b. Kỹ thuật trồng trên ruộng

* Đất trồng: Đất chuyên màu, thành phần cơ giới nhẹ, có khả năng thoát nước và giữ nước tốt, thuận tiện tưới tiêu.

* Làm đất: Tiến hành cày, bừa, làm sạch cỏ dại, lên luống. * Lên luống: Luống rộng: 110 cm, cao 25 – 30cm.

* Mật độ, khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 50cm. Ngày trồng : 28/02/2017.

3.4.1.2. Kỹ thuật chăm sóc

- Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng từ 15 đến 20 tấn hoặc phân hữu cơ khác với lượng quy đổi tương đương, 100 kg N, 100 kg P2O5 và 120 kg K2O.

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ phân lân + 1/3 phân đạm + 1/3 kali. Lượng đạm và kali còn lại chia đều bón thúc vào 3 lần xới vun.

- Xới vun kết hợp bón thúc 3 lần như sau:

+ Lần 1: Sau trồng 25 đến 30 ngày (ra lứa hoa đầu). + Lần 2: Sau trồng 50 đến 60 ngày (thu lứa quả đầu). + Lần 3: Sau trồng 70 đến 80 ngày.

-Tỉa cành: Tỉa bỏ cành phụ, để lại 2 thân chính.

Cắm giàn, buộc cây: Giàn cắm kiểu chữ A sau xới vun lần 1, buộc cây lên giàn bằng dây mềm.

Tưới nước: Tưới theo rãnh hoặc mặt luống. Giữ độ ẩm đất thường xuyên khoảng 70 đến 75% độ ẩm tối đa đồng ruộng.

3.5. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định các chỉ tiêu

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, chất lượng quả được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống cà chua (QCVN 01-63: 2011/BNNPTNT).

3.5.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

* Các giai đoạn sinh trưởng trên đồng ruộng

- Thời gian từ trồng đến ra hoa (50% số cây ra hoa). - Thời gian từ trồng đến đậu quả (50% số cây đậu quả).

- Thời gian từ trồng đến khi quả bắt đầu chín: Khi > 50% số cây trên ô thí nghiệm có quả chín ở chùm 1.

- Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch (Ngày trồng đến ngày thu hết quả thương phẩm).

* Một số chỉ tiêu về cấu trúc và hình thái cây (Tiến hành đo đếm, và đánh giá trên 5 cây trong một ô thí nghiệm).

- Chiều cao cây: Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng. - Chiều cao từ gốc đến chùm hoa thứ nhất.

Cách đo chỉ tiêu chiều cao cây như sau: Trước khi vun gốc lần 1, dùng cọc (thanh tre, nứa...dài 30 cm, chia từng vạch có độ dài 1 cm (trừ 1 đoạn không chia vạch có độ dài 10 cm, vót nhọn và cắm cạnh gốc các cây theo dõi). Sau khi vun gốc, chiều cao cây sẽ được tính từ mặt đất đến đỉnh 2 thân chính và được tính theo chiều cao thân chính dài hơn cộng với chiều dài que đã bị lấp đất (do vun gốc).

- Dạng cây: cao - tán rộng, cao - tán hẹp, thấp - tán rộng, thấp - tán hẹp.

- Số lá trên thân chính.

3.5.2. Chỉ tiêu về sâu hại chính trên cây cà chua

- Sâu hại: Theo dõi từ khi trồng đến thu hoạch và tính mật độ một số loại sâu hại chính (sâu xám, sâu xanh đục quả...), tính mật độ sâu hại.

Tổng số sâu Mật độ sâu hại (con/m2) =

Tổng số m² điều tra

3.5.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Tổng số chùm hoa trên cây (5 cây/ô thí nghiệm).

- Tỷ lệ đậu quả ở mỗi chùm hoa (%) = (Số quả ở mỗi chùm/Số hoa mỗi chùm) x 100

- Số quả/cây: Tổng số quả của các lần thu trên cây (Số cây mẫu: 5 cây/lần nhắc).

- Khối lượng quả/cây (kg): Tổng khối lượng quả thu trên cây (Số cây mẫu: 5 cây/lần nhắc).

- Năng suất (kg/ô): Tổng khối lượng quả đến kết thúc thu hoạch.

3.5.4. Phương pháp cảm quan

Sử dụng trong đánh giá đối với một số chỉ tiêu về hình thái, cấu trúc và một số chỉ tiêu chất lượng quả của các giống cà chua như: màu sắc quả khi còn xanh và khi chín, độ chắc, độ ướt thịt quả, khẩu vị và hương vị quả của cà chua.

Màu sắc quả khi chưa chín: Trắng, trắng ngà, xanh. Quan sát quả trước khi chín, chùm quả 2 đến chùm quả 3.

Màu sắc quả khi chín (gồm các mức): Đỏ, hồng vàng, màu khác. Quan sát khi quả chín hoàn toàn, ở chùm quả 2 - 3 khi quả chín.

Độ chắc thịt quả (gồm các mức): Mềm, trung bình, chín. Dùng tay nắn khi quả chín hoàn toàn, chùm quả 2 đến chùm quả 3.

Hương vị (gồm các mức): Hương đậm, có hương, không rõ, hăng ngái. Đánh giá bằng khứu giác.

Khẩu vị (gồm các mức): Ngọt đậm, ngọt, ngọt dịu, nhạt, chua nhẹ, chua, rất chua. Dùng vị giác để đánh giá.

3.5.5. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Dùng trong đánh giá một số chỉ tiêu hình thái và chất lượng quả như: Hình dạng, độ Brix của quả.

- Chỉ số hình dạng quả: I = H/D

H (cm): Độ dài mặt cắt dọc từ đỉnh đến đáy quả, chùm quả 2 - 3 ở giai đoạn quả chín (số mẫu:10 quả/lần nhắc).

D (cm): Đường kính mặt cắt ngang phần lớn nhất của quả, chùm quả 2-3 ở giai đoạn quả chín (số mẫu:10 quả/lần nhắc). Hình dạng quả:

Dẹt: I<0,6

Tròn dẹt: I = 0,6 - <0,9 Tròn: I = 0,9-1,1

Tròn dài: I > 1,1-1,3 Dài: I >1,3

- Độ dày thịt quả (mm): Đo từ vỏ đến chỗ tiếp xúc ngăn hạt tại phần lớn nhất của quả, chùm quả 2-3. Số quả mẫu: 10 quả/lần nhắc.

- Độ Brix: Lấy mỗi mẫu (giống) 10 quả để xác định độ Brix bằng Brix kế.

3.5.6. Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được được sử lý bằng phần mềm EXCEL và IRRISTART

.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá a2 đến sinh trưởng, năng suất và tình hình sâu bệnh hại trên giống cà chua lai f1 grandevan 3963 vụ xuân hè 2017 tại khu thực hành thực nghiệm khoa nông lâm ngư nghiệp trường đại học hồng đức (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w