- Trong nổ phá cần chú ý phạm vi nguy hiểm của nổ phá gây ra cho người, máy móc thi công, các vật kiến trúc xung quanh và phải có biện pháp an toàn tương ứng.
- Nghiên cứu tính chất nguy hiểm của nổ phá có mấy phương diện sau:
+ Phạm vi nguy hiểm của hiệu ứng động đất. + Cự ly nguy hiểm nổ lây.
+ Phạm vi tác dụng nguy hiểm của sóng không khí xung kích. + Cự ly nguy hiểm mảnh vụn đất đá bay cá biệt.
Những quy định bảo đảm an toàn khi nổ mìn:
- Khi nổ mìn phải sử dụng các loại thuốc nào ít nguy hiểm nhất và kinh tế nhất được cho phép dùng đối với mỗi loại công việc.
- Trường hợp phải dự trữ thuốc nổ quá 1 ngày đêm thì phải bảo quản thuốc nổ ở kho đặc biệt riêng, được sự đồng ý của cơ quan công an địa phương để bảo đảm an toàn.
- Nếu thi công nổ mìn theo lúc tối trời thì chỗ làm việc phải được chiếu sáng đầy đủ và phải tăng cường bảo vệ vùng nguy hiểm.
- Khu vực kho thuốc nổ phải bố trí xa khu người ở, khu vực sản xuất và có rào bảo vệ xung quanh cách kho ít nhất 40m.
- Trong trường hợp nổ mìn bằng dây cháy chậm mà công nhân không chạy ra được vùng an toàn kịp thời thì dùng phương pháp nổ bằng điện điều khiển từ xa hoặc bằng dây dẫn nổ.
- Sau khi nổ mìn phải quan sát vùng nổ, kiểm tra phát hiện thấy mìn câm hay nghi ngờ có mìn sót thì phải đánh dấu, cắm biển báo không cho người vào và tìm cách xử lý.
Bài học này đã trang bị cho người lao động các kiến thức cơ bản về nguyên nhân tai nạn và các biện pháp đề phòng chấn thương khi đào đất đá và hố sâu
Với những kiến thức đó, cùng với ý thức chấp hành tốt của người lao động và người sử dụng lao động sẽ phòng tránh và giảm thiểu được số vụ chấn thương cũng như tai nạn lao động.