Xây dựng khu phố ẩm thực về đêm tại công viên Thương Bạc, bắt đầu mở cửa vào 18h hằng ngày và phục vụ cho tới tối khuya.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch ở thành phố Huế (Trang 25 - 27)

vào 18h hằng ngày và phục vụ cho tới tối khuya.

Ý tưởng này xuất phát trong tôi khi trong quá trình điều tra, rất nhiều du khách đã phàn nàn rằng: “buổi tối ở Huế, sao hàng quán đóng cửa sớm thế. Nhiều khi muốn đi ăn cái gì cũng chẳng có nơi nào bán”. Như một nếp sống có từ xa xưa, hàng quán của Huế đóng cửa khá sớm. Vào tầm khoảng 21h30 hay 22h, hầu hết các cửa hàng, quán ăn đã bắt đầu lục đục đóng cửa. Chỉ có rải rác ven đường những gánh hàng rong nhỏ, để một cây đèn nê-ông nằm leo lét nơi góc phố. Có quán lịch sự thì để được vài ba bộ bàn ghế cho du khách ngồi nghỉ chân thưởng thức món ăn đêm khuya. Nhưng cũng có lắm nơi, du khách chỉ biết ngồi chồm hổm quanh gánh hàng rong, hay tìm vệ đường nào đấy ngồi tạm. Buồn hơn, đa

phần hàng rong là bán hàng trái phép nơi khúc đường bị cấm, nên thỉnh thoảng cứ vừa bán, các o lại liếc liếc đằng xa xem có chiếc còi hụ nào đang tới để còn bưng quang gánh mà chạy cho kịp cả bị thu hàng. Lại tội cho du khách, đang ăn giữa chừng lại phải bỏ dở, còn đâu là cái ngon, cái thi vị đọng lại trong một lần đến Huế và ăn món ăn Huế nữa.

Thiết nghĩ, Huế là kinh đô ẩm thực của cả nước. Việc tôn vinh những món ăn thi vị, dân dã của Huế cũng như đặt những món ăn đó có một chỗ đứng xứng đáng trong bản đồ du lịch Huế là một vấn đề nên được làm từ lâu. Hơn nữa, du khách khi đến Huế ai cũng mong muốn được thưởng thức những món đặc sản nức tiếng cả nước này, tại sao chúng ta không tận dụng cơ hội đó để hình thành nên một khu phố ẩm thực rất riêng của Huế ngay trên chính mảnh đất này? Nếu ý tưởng trên có thể trở thành hiện thực, thì việc xây dựng khu phố ẩm thực đó sẽ mang lại ba mối lợi cho Huế:

Thứ nhất, giải quyết được tình trạng hàng rong lấn chiếm lòng lề đường, buôn bán trái phép làm mất mỹ quan thành phố. Nếu khu phố ẩm thực này ra đời, ta có thể tập kết các gánh hàng đó về một nơi, tập trung quản lý, giải quyết được tình trạng nhốn nháo, lộn xộn như trước đây. Trong khu phố đó, chúng ta sẽ phân ra từng khu vực riêng biệt như khu vực bán đồ ăn chay, khu vực bán các loại bánh lá, bún các loại ,v.v..cho dễ quản lý. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể cho phép bày bán các đặc sản của những vùng miền khác để làm phong phú, đa dạng thêm chủng loại mặt hàng. Tất nhiên, khu phố này sẽ chịu trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước. Nhưng bản thân các chủ cửa hàng sẽ tự bầu ra cho mình một đội trưởng – là người đầu tiên và trực tiếp giải quyết tình trạng lộn xộn khi có vấn đề gì xảy ra.

Thứ hai, việc xây dựng khu ẩm thực sẽ giúp cho Huế có được một địa điểm mới trong chuỗi các hoạt động về đêm, làm phong phú thêm dịch vụ du lịch cho du khách khi đến nghỉ lại nơi đây. Đó chính là lý do mà khu phố này chỉ bắt đầu

hoạt động lúc 18h tối và phục vụ cho đến tối khuya, nhằm đáp ứng nhu cầu ăn khuya của khách. Vì tâm lý của du khách là thích dạo một vòng quanh thành phố trước, rồi sau đó hơi mệt mới nghỉ đến chuyện ăn.

Thứ ba, làm tăng thu nhập cho người dân địa phương, cải thiện mức sống, đông thời giải quyết một khâu quan trọng trong vấn đề quy hoạch của Huế.

Lý do mà chúng tôi chọn vị trí công viên Thương Bạc, bên cạnh bờ sông Hương là vì đây là một vị trí khá đẹp, lại nổi tiếng. Công viên Thương Bạc đã được biết đến qua các kỳ Festival với lễ hội Bia. Ngoài ra, khu vực này cũng là nơi thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động hội chợ trước đó. Điều đó cho thấy đây là nơi có thể sử dụng cho các hoạt động thương mại nếu biết đầu tư đúng cách. Một khi đã triển khai, thì kế hoạch quy hoạch cũng rất quan trọng. Ngoài việc phân khu cho dễ quản lý như đã trình bày ở trên thì từng gian hàng nhỏ nên được xây dựng theo kết cấu nhà có mái lợp tranh, vừa giữ được nét dân dã, vừa dễ tháo dỡ ra khi cần sử dụng công viên Thương Bạc cho những mục đích khác. Hơn nữa, công viên Thương Bạc cũng được xem là nơi có vị trí trung tâm, tập kết khu ẩm thực tại địa điểm này sẽ rất thuận tiện cho du khách khi tìm đến.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch ở thành phố Huế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w