+ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
• Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền theo luật định ban hành.
• Văn bản quy phạm pháp luật chứa dựng các quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật) để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập những quan hệ xã hội này theo trật tự nhất định.
• Có hiệu lực lâu dài, được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống.
• Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 7. Ý thức pháp luật.
a. Khái niệm:
Ý thức PL là tổng thể những tư tưởng, học thuyết, quan điểm, thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con ng về PL trên các phg diện, tiêu chí cơ bản như: Sự cần thiết (hay k cần thiết), vai trò, chức năng của PL; tính công bằng hay k công bằng, đúng đắn hay k đúng đắn của các quy định PL hiện hành, PL đã qua trong QK, PL cần phải có; tính hợp pháp hay k hợp pháp trong hành vi của các cá nhân, tổ chức, của Nhà nước.
b. Đặc điểm cơ bản của ý thức PL
- Ý thức PL là một hình thái ý thức XH, chịu sự quy định của tồn tại Xh.
Những nhận thức, thái độ, tình cảm, quan niệm, mong muốn của con ng về PL, về NN suy cho cùng là do những điều kiện XH khách quan quy định, chi phối. Ví dụ như trong nền KT thị trường ở VN hiện nay, tự do kinh doanh theo PL. làm giàu chính đáng dc tôn vinh… đã có tác động mạnh mẽ đến ý thức PL của các cá nhân. Một trong những biểu hiện đó là sự quan tâm đến PL nhiều hơn, tuân thủ PL và luôn có mong muốn về 1 nền PL nhân văn, một nền tư pháp công bằng, k thiên vị, mọi ng đều bình đẳng trc PL. Đồng thời trong nền KT thị trường cũng có những hiện tượng tiêu cực trong ý thức PL của 1 bộ phận dân cư như coi thường, bất chấp, vi phạm các quy định PL nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa… Những biểu hiện trên cho thấy đời sống KT thị trường, quá trình hội nhập quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến ý thức PL của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận dân cư trong XH.
- Ý thức XH có tính độc lập tương đối vs tồn tại XH, biểu hiện:
o Ý thức PL thường lạc hậu hơn tồn tại XH, vì khi những điều kiện XH đã thay đổi, song những tàn sư của ý thức PL cũ vẫn lưu giữ lại ở mức độ này hay mức độ khác. Đơn cử như việc soạn thảo các quy định PL. Dưới ảnh hưởng và dấu ấn của những tư tưởng PL thời bao cấp, thời chiến tranh của một bộ phận cán bộ NN hiện nay mà việc soạn thảo các quy định PL chủ yếu coi trọng yếu tố quản lý NN mà ít chú ý đến sự thuận lợi cho người dân, những đối tượng phải thi hành.
o Ý thức PL trong những điều kiện nhất định có thể vượt lên trc tồn tại XH. Trong những đk XH nhất định, tư tưởng của con ng có thể vượt lên trước sự phát triển của tồn tại XH, đơn cử như tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền như ở VN hiện nay.
o Ý thức PL có tính kế thừa trong quá trình phát triển. Những quan điểm, tư tưởng, học thuyết nói chung, về chính trị- pháp lý nói riêng k xuất hiện từ hư vô mà luôn đc kế thừa từ các học thuyết, tư tưởng trước đó. Ví dụ như, ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, Việt Nam coi trọng sự kế thừa có chọn lọc những tư tưởng, học thuyết, tư duy pháp lý của các QG trên TG để vận dụng vào điều kiện cụ thể của ĐN. SỰ tiếp nhận trong tư tưởng, lý luận PL k chỉ diễn ra trong lĩnh vực nghiên cứu KH mà còn cả trong lĩnh vực thực tiễn xây dựng và áp dụng PL.
o Ý thức PL tác động trở lại đối vs tồn tại XH.
Ý thức PL tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đs XH theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Điều này phụ thuộc vào trạng thái, tính chất, đặc điểm của ý thức PL
và nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác. VD: tư tưởng, quan điểm, thái độ đúng đắn, tôn trọng và chấp hành PL -> thúc đẩy sự phát triển KT, xây dựng đc một XH văn minh, lành mạnh. Và ngược lại, những tư tưởng, lý thuyết sai lầm sẽ tác động xấu đến sự phát triển XH, môi trg văn hóa pháp lý và văn hóa đạo đức.
Ý thức PL góp phần rèn luyện, nâng cao ý thức đạo đức và thực hành đạo đức của người dân, nhất là trong đk nền KT thị trường, hội nhập như hiện nay
- Ý thức PL mang tính giai cấp.
o Về nguyên tắc, ý thức PL của g/c thống trị mới đc thể hiện trong PL.
o Nhà nước VN là NN pháp quyền XHCN, là NN của dân, do dân, vì dân, do đó PL thể hiện ý chí của nhân dân lao động. Hệ thống PL nc ta thể hiện sự thống nhất về ý thức PL của các tầng lớp nhân dân phù hợp vs lợi ích XH, lợi ích chính đáng của ng dân, xu thế phát triển của XH.
c. Các bộ phận cấu thành. i. Tâm lý pháp luật
Tâm lý PL phù hợp vs trình độ ý thức PL thông thường đc hình thành trong hđ thực tiễn của con ng trên bình diện cá nhân và các nhóm XH
Nội dung của tâm lý PL là các cx, tâm trạng, thái độ, tình cảm đối vs PL và các hiện tg pháp lý khác.
Tâm lý PL đc hình thành 1 cách tự phát, thiếu tính hệ thống, và có những biểu hiện đa dạng.
Tâm lý PL của cá nhân chịu sự tác động mạnh mẽ , thg xuyên từ các yếu tố khách quan, chủ quan như môi trg XH, văn hóa, tôn giáo….
ii. Hệ tư tưởng PL
Là tổng thể các tư tưởng, học thuyết, trg phái lý luận, quan điểm KH về PL.
Mang tính lý luận KH, tính hệ thống.
Có mqh biện chứng vs tâm lý PL. Hệ tư tưởng PL là cơ sở định hướng cho tâm lý PL. Tâm lý PL cá nhân là cơ sở kích thích tư duy, sáng tạo, hướng họ vươn đế trình độ tư tưởng PL.
d. Phân loại các hình thức ý thức PL.
- Căn cứ vào phạm vi, mức độ nhận thức:
o Ý thức PL thông thường
o Ý thức PL mang tính lý luận
- Căn cứ vào chủ thể:
o Ý thức PL cá nhân
o Ý thức PL nhóm
o Ý thức PL toàn xã hội e. Mối quan hệ giữa ý thức PL và PL
Giữa PL và ý thức PL có mqh biện chứng, tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của nhau.
Tác động của ý thức PL đối vs PL
o Trong hoạt động xây dựng PL
Ý thức PL là tiền đề trực tiếp cho hđ xây dựng PL. Chất lượng của các công đoạn trong quá trình xây dựng PL phụ thuộc vào ý thức pháp luật, trc hết là của những nhà làm luật và những ng tham gia hđ này. Ý thức PL của ng dân cũng quan trọng, vì họ là những ng đc tham gia góp ý kiến xd PL.
o Trong hoạt động thực hiện PL
Ý thức PL giữ vai trò vô cùng quan trọng. Ý thức PL đúng đắn sẽ bảo đảm cho hđ áp dụng PL đc khách quan, đúng đắn, đầy đủ, kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót trong quá trình áp dụng PL và ngược lại.
Tác động của PL đối vs ý thức PL.
o Sự tác động trở lại của PL đối vs ý thức PL đc thể hiện theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đến ý thức PL, tùy thuộc vào chất lượng, tính đúng đắn của PL.
Một hệ thống PL hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp vs ý chí, nguyện vọng của nhân dân là điều kiện để nâng cao ý thức PL.
Việc thực hiện PL nói chung và áp dụng PL nói riêng 1 cách đúng đắn, hợp lý sẽ góp phần củng cố, nâng cao ý thức PL.
o Khi PL thay đổi, ý thức PL cũng sẽ thay đổi. f. Các giải pháp nâng cao ý thức pháp luật.
o Hoàn thiện hệ thống PL theo tinh thần của HP 2013 sao cho phù hợp, hiệu quả đảm bảo quyền và lợi ích cho nhân dân. Tránh hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu rõ ràng, gây khó khăn cho việc thi hành PL.
o Phát triển khoa học pháp lý nước nhà, kế thừa lý luận pháp lý tiên tiến trên TG và áp dụng vào VN nếu phù hợp.
o NN có trách nhiệm thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao ý thức PL cho đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật.
o Nâng cao hiểu biết PL cho ng dân thông qua việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến PL.
8. Hệ thống PL
Hệ thống PL là tổng thể các quy phạm PL, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của PL có mối liên hệ mật thiết và thống nhất vs nhau, được phân định thành các ngành luật và đc thể hiện trong các văn bản do các cơ quan NN ban hành theo những hình thức, thủ tục luật định.
Đặc điểm cơ bản:
- Tính thống nhất, hài hòa
- Tính phù hợp. (Một hệ thống PL đc đánh giá là có tính phù hợp nếu nó phản ánh đúng trình độ phát triển của XH về KT, văn hóa và XH)
- Tính đồng bộ.
• Phương hướng hoàn thiện hệ thống PL
o Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
o Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân
o Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
o Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá - thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội
o Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
o Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế • Giải pháp: (tự chém)
9. Thực hiện và áp dụng PL.
i. Khái niệm: Thực hiện PL là một quay trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của PL đi vào cs,trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể PL.
ii. Các hình thức thực hiện PL:
Tuân theo PL: Các chủ thể PL kiềm chế k tiến hành những hđ mà PL ngăn cấm
Thi hành PL: Các chủ thể PL thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng đ tích cực.
Sử dụng PL: Các chủ thể PL thực hiện quyền chủ thể của mình, theo ý chí của mình ( thực hiện những hvi mà PL cho phép)
Áp dụng PL: Là một hình thức thực hiện PL, trong đó NN thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể PL thực hiện những quy định của PL, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của PL ra các quyết định áp dụng PL vào trong những trg hợp cụ thể của đs XH.
a. Đặc điểm của áp dụng PL:
- Là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực NN
- Là hoạt động phải tuân theo thủ tục chặt chẽ do PL quy định
- Là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể là với các quan hệ XH nhất định
- Là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo
- Hình thức thể hiện chính thức và chủ ysu là văn bản áp dụng PL
- Quy trình: Phân tích đánh giá -> lựa chọn quy phạm luật phù hợp, phân tích làm rõ -> ra văn bản -> tổ chức thực hiện,
10. Mối quan hệ giữa VPPL vs trách nhiệm pháp lý
- VPPL là tiền đề, cơ sở khách quan cho việc truy cứu TNPL đối vs các công dân và ngc lại TNPL là hậu quả của việc thực hiện hành vi VPPL, chỉ phát sinh khi có sự việc VPPL.
- VPPL bao h cũng đc điều chỉnh trong phạm vi các quan hệ PL nhất định và đc thực hiện bởi 2 chủ thể là Nhà nước và ng thực hiện hvi VPPL.
- Để khẳng định 1 công dân có lỗi trong việc thực hiện hvi VPPL và phải chịu TNPL thì cần phải tuân thủ 1 trình tự đặc biệt bởi cơ quan NN có thẩm quyền, trình tự đó phải do PL quy định.
- Đối vs ng đã thực hiện hvi VPPL thì TNPL bao h cũng đc thể hiện trong văn bản đã có hiệu lực PL mà trong VB đó chỉ rõ 1 hoặc nhiều chế tài cụ thể của NN do các ngành luật tương tứng quy định.
- Chủ thể có quyền giải quyết vấn đề trách nhiệm pháp lý của ng đã thực hiện hvi VPPL bao gồm k chỉ CQNN có thẩm quyền mà còn có thể là ng có chức vụ thẩm quyền dc quy định trong từng ngành luật tương ứng.
11. Pháp chế
a. Khái niệm:
Pháp chế là sự hiện diện cần và đủ của một hệ thống PL để điều chỉnh các quan hệ XH, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự PL; là sự tuân thủ và thực hiện đầy đủ PL trong tổ chức và hoạt động của NN, của cơ quan, đơn vị, tổ chức và mọi công dân.
b. Vai trò:
- Củng cố, bảo vệ chính quyền của nhân dân
- Là môi trường bảo đảm, bảo vệ quyền con ng, quyền công dân cũng như dân chủ XHCN
- Góp phần thống nhất nguồn lực và hoạt động trong toàn XH, tạo thành sức mạnh tổng hợp giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.
- Là môi trg tốt loại bỏ VPPL. c. Các yêu cầu cơ bản của pháp chế.
- Đảm bảo tính pháp chế thống nhất và đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp và luật
- Đảm bảo và bảo vệ có hiệu quả các quyền tự do của công dân
- Nhà nước, các cơ quan NN, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị XH, tổ chức XH nghề nghiệp, tổ chức KT và mọi cá nhân phải tuân thủ PL, chấp hành PL.
- Phải xử lý kịp thời, công minh những hvi VPPL, xâm phạm lợi ích của công dân, tập thể, NN
- Đảm bảo tính hợp lý trong các quy định P
- Hệ thống PL phải đảm bảo đc yêu cầu cần và đủ cho việc điều chỉnh các QHXH.
d. Giải pháp tăng cường pháp chế.
- Đẩy mạnh công tác hoàn thiện PL theo tinh thần HP 2013
- Tổ chức thực hiện tốt PL
- Bảo đảm, bảo vệ quyền con ng, quyền công dân
- Cải cách bộ máy NN theo hướng hiệu quả hơn, phù hợp vs tinh thần HP 2013
- Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời , công minh mọi VPPL