Những yêu cầu về các giải pháp xây dựng, kết cấu nhà và công trình

Một phần của tài liệu CẤP nước MẠNG lưới ĐƯỜNG ỐNG và CÔNG TRÌNH TIÊU CHUẨN THIẾT kế p5 (Trang 28 - 33)

công trình

tổng mặt bằng

13.1. Quy hoạch và xây dựng các công trình của hệ thống cấp nước phải phù hợp với những yêu cầu công nghệ chung, những chỉ dẫn trong tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch các xí nghiệp công nghiệp.

Khi công trình xử lí đặt gần sông hồ thì cao độ mặt đất phải cao hơn đỉnh sóng của mức nước cao nhất ứng với tần suất tính toán trong sông hồ là 0,5m.

Riêng đối với các trạm bơm đợt I, cao độ của sàn công tác cao nhất phải cao hơn đỉnh sóng của mức nước lũ cao nhất ứng với tần suất tính toán là 0,5m.

13.2. Khi thiết kế tổng mặt bằng của khu xử lí phải có các tài liệu khảo sát các công trình ngầm, tài liệu địa chất thuỷ văn và tài liệu khảo sát sơ bộ địa chất công trình trong mặt bằng của khu xử lí và vùng phụ cận nếu thấy cần thiết.

13.3. Việc bố trí các kho chứa hoá chất độc như Clo, Amoniac phải theo các quy định riêng.

Hoá chất độc khi chứa trong thùng có áp lực phải bố trí cách hồ chứa nước hoặc cách nhà và công trình sản xuất khác lớn hơn 30m, khi chứa trong thùng không có áp lực thì tuỳ theo yêu cầu về vệ sinh và chống cháy và phải đặt ở cuối hướng gió chính.

13.4. Trong mọi trường hợp, các công trình cấp nước phải có hàng rào bao che. Kết cấu và vật liệu để làm hàng rào bao che tuỳ theo điều kiện

địa phương.

13.5. Trong khu xử lí nước phải trồng cây xanh, phần đất không xây dựng phải trồng cỏ, khoảng cách giữa cây xanh và công trình phải đảm bảo để lá cây không rụng vào công trình và rễ cây không phá hoại các công trình ngầm.

13.6. Trong công trình xử lí phải có các biện pháp bảo vệ như:

- Có hàng rào bao che;

- Cách 50m phải có biển đề khu vực cấm;

- Đèn bảo vệ đặt dọc theo hàng rào cách nhau từ 10 đến 15 mét (tuỳ theo công suất bóng);

- Hệ thống điện thoại.

Các giải pháp không gian măt bằng

13.7. Loại và bậc chịu lửa của nhà và công trình tuỳ theo bậc tin cậy cấp nước lấy theo bảng 13.1.

Bảng 13.1

Số

TT Tên công trình cậy cấp Độ tin nước Phân loại nhà và công trình Mức độ chống cháy. 1. Công trình thu I II III I II III II III IV 2. Trạm bơm Bậc tin cậy I Bậc tin cậy II Bậc tin cậy III

I II III I II III I II III 3. Trạm xử lí nước (lắng, lọc, làm mềm nước, làm nguội nước, khử sắt, khử muối) II II II 4. Trạm pha Clo I II II

5. Bể chứa và điều hoà

Từ 1 đến 2 bể và có sử dụng cho phòng cháy, Lớn hơn 2 bể và không sử dụng cho phòng cháy, I II II II không quy định

mạng lưới

7. Đập nước III II II

8. Bể làm nguội nước tuân hoàn Tháp quạt gió

Tháp làm lạnh II II II II II-V II-V

9. Bể phun II II không quy định

13.8. Khi thiết kế trạm xử lí nước phải chú ý tới phương án hợp khối các công trình có dây chuyền công nghệ chung: Nhà hoá chất, bể lắng trong, bể lọc, trạm bơm, thiết bị điện, nhà sinh hoạt và nhà phụ trợ... 13.9. Cầu thang xuống phần chìm của trạm bơm phải có chiều rộng ít nhất

0,8m; độ dốc không lớn hơn 450. Nếu công trình có chiều dài tới 12m độ dốc cầu thang có thể lấy tới 600. Chiều rộng cầu thang lên sàn điểu khiển van lấy 0,6m dốc 600 trở lên. Khi phần chìm của trạm bơm từ 1,8m trở lên và chiều dài (hay đường kính) của trạm lớn hơn 18m phải có ít nhất 2 cửa ra vào. Bề rộng cửa ra vào ít nhất là 1,2m. 13.10. Trong các tạm bơm phải tạo dòng đối lưu không khí và đầy đủ ánh

sáng tự nhiên. Nếu không đảm bảo được thì phải bổ sung bằng cách tạo dòng đối lưu không khí nhân tạo và ánh sáng nhân tạo.

Cửa sổ của trạm bơm phải có chắn song bảo vệ. Cửa đi phải có khoá. 13.11. Bể chứa có phần chìm đặt trên nền đất yếu thì trên mặt đất phải có

tường chắn phía xe cộ hay qua lại. Khoảng cách tường chắn đến thành bể phải lớn hơn độ chôn sâu của bể.

Bể chứa hở cao hơn mặt đất tới 0,6m phải có hàng rào bao quanh, không đặt bể chứa hở gần đường có nhiều người và xe cộ qua lại. Cấu tạo và vật liệu

13.12. Bể chứa bằng bêtông cốt thép có thể thiết kế theo phương pháp đổ tại chỗ, lắp ghép hoặc nửa lắp ghép.

13.13. Trạm bơm chìm bằng bêtông cốt thép, có thể thiết kế theo phương pháp đào mở mặt hoặc đánh tụt tuỳ theo điều kiện địa hình, địa chất công trình và địa chất thuỷ văn.

13.14. Mác bêtông của mối lắp ghép của mạch ngừng, của mạch chân khe lắp ghép phải cao hơn mác bêtông của cấu kiện lắp ghép hoặc mác bê

tông đúc tại chỗ một cấp.

13.15. Phải có lớp trát láng phía trong công trình chứa nước để tăng cường khả năng chống thấm cho công trình.

Phần chìm trong đất của công trình chứa nước phải có lớp trát láng bên ngoài. Riêng đối với vùng đất có nước ngầm, ngoài việc trát láng nên có thêm lớp bi tum phủ ngoài cùng.

Lớp trát láng phía trong hoặc phía ngoài cần dùng vữa xi măng cát vàng mác cao hoặc xi măng nguyên chất.

13.16. Đối với các công trình chứa nước và những công trình có yêu cầu chống thấm cao (trạm bơm nước thô, trạm bơm nước sạch) nếu thiết kế bằng vật liệu bêtông cốt thép phải dùng bêtông mác 250 trở lên; nếu dùng bêtông không cốt thép phải dùng bêtông mác 200 trở lên. 13.17. Hạn chế đến mức tối đa việc thiết kế các công trình chứa nước bằng

vật liệu gạch đá. Đặc biệt là các công trình chịu áp lực nước hoặc có yêu cầu chống thấm cao. Trong trường hợp bắt buộc phải thiết kế các công trình chứa nước bằng gạch thì dùng gạch đặc, mác 75 xây bằng vữa xi măng mác 75 trở lên.

13.18. Mái dốc của trạm bơm nước thô và mái dốc của các hồ chứa phải kè bằng đá hoặc tấm bêtông.

13.19. Lớp bêtông bảo vệ cốt thép của các kết cấu bêtông cốt thép thuộc các công trình có hoá chất phải bảo đảm ít nhất là 30mm trở lên.

13.20. Giếng và hố van trên đường ống xây bằng gạch đá hộc hoặc bêtông cốt thép.

13.21. Các công trình đặt chìm dưới đất một phần hoặc toàn bộ phải tính kiểm tra và có biện pháp chống đẩy nổi do mực nước ngầm hoặc nước lũ gây ra. Trong trường hợp không có số liệu chính xác về mực nước ngầm hoặc nước lũ cao nhất thì mực nước ngầm, nước lũ lấy bằng cốt san nền của công trình. Cần cấu tạo lớp thoát nước ngầm dưới đáy các công trình đặt chìm để thoát nước trong quá trình thi công và sửa chữa sau này.

13.22. Cần có biện pháp chống nóng cho bể chứa: đắp đất, trồng cỏ hoặc có biện pháp khác. Chiều dày lớp đất phủ ít nhất là 20 cm. Trong trường hợp cần chống đẩy nổi cho công trình, lớp đất phủ này có thể dày hơn theo yêu cầu tính toán.

13.23. ống qua thành các công trình chứa nước phải được đặt trong ống lồng hoặc nối cứng với thành công trình.

Khe hở giữa ống lồng và ống qua thành phải được xảm kín bằng vật liệu đàn hồi và chống thấm cao.

Khi ống ra khỏi thành phải bố trí mối nối mềm để bảo vệ ống khi có hiện tượng lún không đều xảy ra.

13.24. Cốt thép dùng trong các công trình chứa nước (kể cả thép đặt cấu tạo) phải dùng thép có đường kính 8mm trở lên và khoảng cách giữa hai thanh thép không được lớn hơn 200mm.

13.25. Chiều dày lớp bêtông bảo vệ cốt thép đối với các công trình chứa nước và các công trình có yêu cầu chống thấm cao (trạm bơm nước thô, trạm bơm nước sạch) phải bảo đảm:

- Đáy: 40mm

- Thành: 30mm

- Nắp: 30mm

- Sàn ngăn giữa các bể chồng tầng: 30mm

Khi thiết kế các công trình chứa nước cần bố trí mạch ngừng thi công và mạch ngừng thi công kết hợp với khe co dãn.

tính toán công trình

13.26. Tải trọng và hệ số vượt tải để tính toán công trình phải theo quy định trong tiêu chuẩn thiết kế tải trọng và tác động và theo bảng 13.2. Bảng 13.2

Tải trọng và tác động lên các công trình chứa Hệ số vượt tải 1. Tải trọng và tác động tạm thời lâu dài

a) áp lực nước sử dụng b) áp lực nước ngầm c) Tác dụng nhiệt độ 1,1 1,1 1,2

2. Tải trọng và tác động ngắn tạm thời.

a) Tải trọng của máy lắp ráp vận chuyển lên khối đất phá hoại

b) áp lực nước khi khử 1,3 (0,8) 1

Ghi chú:

Một phần của tài liệu CẤP nước MẠNG lưới ĐƯỜNG ỐNG và CÔNG TRÌNH TIÊU CHUẨN THIẾT kế p5 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)