Nâng cao chất lượng dạy bồi dưỡng của giáo viên:

Một phần của tài liệu Các CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THAM GIA dự TUYỂN CHỨC DANH HIỆU TRƯỞNG THCS (Trang 34 - 36)

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

4.2. Nâng cao chất lượng dạy bồi dưỡng của giáo viên:

– Giáo viên là nhân tố chủ đạo trong quá trình dạy học nói chung và quá trong quá trình bồi dưỡng HSG nói riêng, sự chủ đạo thể hiện ở chỗ: GV là người xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng là người trực tiếp thực hiện các bài giảng trên lớp. Giáo viên phải là người hướng dẫn, tư vấn, và khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh.

– Mỗi giáo viên dạy đội tuyển phải xác định được mục tiêu, kế hoạch dạy bồi dưỡng phù hợp với thực tế và năng lực học sinh. Giáo viên nghiên cứu kỹ cấu trúc đề thi học sinh giỏi tỉnh, các năm gần đây để thấy được cách ra đề như thế nào, cần huy động những kiến thức, những kỹ năng gì vào cách làm bài cho học sinh. Cấu trúc đề thi giúp giáo viên biết điều chỉnh cách dạy và học sinh biết cách tự học, tự bồi

dưỡng.

– Trong giai đoạn đầu, giáo viên chú trọng hình thành kĩ năng, phương pháp học tập không quá nặng về dạy kiến thức. Vì thế, học sinh có thể làm quen và chủ động bắt nhịp với yêu cầu ngày càng cao của chương trình bồi dưỡng do giáo viên đề ra. -Việc dạy bồi dưỡng HSG không chỉ thực hiện ở các buổi bồi dưỡng riêng cho các đội tuyển, mà phải được chú ý trong mỗi lớp học đặc biệt ở các lớp chọn. Muốn vậy ngay trong mỗi tiết chính khóa, GV phải yêu cầu HS nắm chắc kiến thức cơ bản của chương trình, vì nó là gốc của mọi kiến thức, ngoài ra, tùy theo trình độ tiếp thu của HS mà GV có những câu hỏi gợi mở để HS phát huy năng lực vân dụng kiến thức, có những yêu cầu riêng thích hợp cho những cá nhân HS của đội tuyển.

– Với việc thực hiện chương trình BDHSG, tổ chuyên môn phân công giáo viên bồi dưỡng các chuyên đề cụ thể. Giáo viên nghiên cứu, chuẩn bị các tài liệu và giáo án đầy đủ trước khi lên lớp, thường xuyên tham khảo các đề thi từ các trường khác, các năm trước và khai thác từ Internet một cách có chọn lọc phù hợp với năng lực học sinh. Việc dạy của giáo viên phải luôn bám sát năng lực học sinh.

– Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ thành công hơn nếu người giáo viên xem công tác bồi dưỡng không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm đam mê và sáng tạo. Đây cũng là động lực để làm tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.

4.3. Tổ chức có hiệu quả hoạt động học tập cho học sinh:

– Giáo viên phải dạy học phân hóa theo từng đối tượng học sinh, hệ thống bài

tập và yêu cầu đưa ra phải phù hợp với năng lực và trình độ mỗi em. Sau mỗi buổi học, học sinh có một hệ thống bài tập về nhà để củng cố kiến thức đồng thời cũng phải có những bài khó nhằm kích thích sự sáng tạo, phát huy cao độ tính tích cực chủ động cho các em.

– Giáo viên là người truyền cho học sinh ngọn lửa đam mê vào môn học, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học tạo cảm giác hứng khởi, say mê trong học tập. Việc để cho mỗi học sinh tự suy nghĩ, giải bài độc lập và trình bày ý tưởng của mình sẽ giúp các em phát triển năng lực tư duy, sáng tạo. Ngoài ra, giáo viên phải bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu cho học sinh, thường xuyên trao đổi với các em về những khó khăn vướng mắc trong quá trình tự học.

5. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục

– Thực hiện công tác tuyển sinh đúng quy định, quy chế, đúng thời gian. – Tuyên truyền vận động sâu rộng trong phụ huynh, phối hợp với các tổ chức đoàn

thể trong và ngoài nhà trường và chính quyền địa phương để huy động tất cả học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trên địa bàn vào học lớp 6 cũng như vận động học sinh bỏ học trở lại trường

– Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để nhà

trường trở thành một địa chỉ giáo dục đáng tin cậy cho phụ huynh và học sinh.

– Tổ chức các hoạt động giáo dục có ý nghĩa để học sinh có ham muốn được học tập tại trường.

– Giáo viên chủ nhiệm phải quản lý chặt chẽ học sinh về sĩ số, lí do nghỉ học, nắm vững hoàn cảnh những học sinh khó khăn để kịp thời cùng với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, và ngoài xã hội động viên giúp đỡ các em. Phát hiện kịp thời khi học sinh chớm bỏ học, kết hợp với BCH chi hội lớp để động viên các em trở lại trường ít nhất 3 lần trước khi báo cáo với địa phương.

– Giáo viên bộ môn phải quản lí chặt chẽ và chịu trách nhiệm về sĩ số học sinh trong từng tiết học để phối hợp với GVCN và nhà trường kịp thời ngăn chặn HS bỏ tiết, bỏ học giữa chừng.

– Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học

sinh tích cực” trong toàn ngành, hướng tới một môi trường giáo dục an toàn, thân

thiện, thu hút học sinh đến trường.

6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

– Đầu năm học nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh, từ đó bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, trường, xây dựng quy chế phối hợp. Ban đại diện đi vào hoạt động theo tháng. Hàng tháng BGH gặp gỡ, trao đổi, từ đó tìm ra những giải pháp tối ưu để vận động học sinh, giáo dục, uốn nắn các em.

– Trong hội nghị phụ huynh đầu năm, các phụ huynh chọn 5 học sinh có hoàn cảnh khó khăn để tập hợp trong danh sách những học sinh cần giúp đỡ, trao các học bổng, hỗ trợ để các em tiếp tục đến trường. Tham mưu với hội khuyến học xã chi thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất săc trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt.

– Xây dựng mối quan hệ với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị trên địa bàn xã để tạo điều kiện thuận lợi cùng quan tâm đến giáo dục trên địa bàn.

– Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.

Một phần của tài liệu Các CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THAM GIA dự TUYỂN CHỨC DANH HIỆU TRƯỞNG THCS (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w