NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG tác NGHIÊN cứu lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG ĐẢNG THỜI kỳ mới và NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG (Trang 32 - 35)

III.1. Tiếp tục kiện toàn các cơ quan lý luận của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể; đổi mới cơ chế quản lý, phát huy dân chủ, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo; mở rộng hợp tác quốc tế

Kiện toàn các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, phân định rõ chức năng và nhiệm vụ, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ.

Củng cố, tăng cường và phát triển nhanh một số ngành khoa học quan trọng. Xây dựng không khí dân chủ, cởi mở và có nguyên tắc trong thảo luận, tranh luận khoa học, thu hút đội ngũ cán bộ lý luận và các cơ quan nghiên cứu tham gia vào quá trình hoạch định đường lối, chiến lược, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Coi trọng và không ngừng nâng cao trình độ tổng kết thực tiễn, khái quát lý

luận; công tác nghiên cứu lý luận phải thực sự căn cứ từ nhu cầu thực tiễn và sự đặt

hàng của thực tiễn; xây dựng hệ thống chương trình nghiên cứu có mục tiêu, yêu cầu nội dung cụ thể và thiết thực, được bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết.

Quản lý tốt hoạt động nghiên cứu lý luận, đặc biệt chú trọng khâu đánh giá, nghiệm thu, bảo đảm chất lượng các công trình nghiên cứu. Đẩy mạnh công tác lý luận phê bình. Có các hình thức khen thưởng tương xứng cho các công trình khoa học xã hội và lý luận có giá trị cao.

Mở rộng hoạt động quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác lý luận. Đa dạng hoá các hình thức hợp tác và nâng cao hiệu quả hợp tác.

III.2. Tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, các chuyên gia đầu ngành có trình độ cao; nâng cao trình độ, phương pháp nghiên cứu, nhất là khả năng dự báo

Có chính sách và biện pháp thích hợp nhằm sử dụng trí tuệ, lao động sáng tạo của những cán bộ có trình độ chuyên môn cao và bản lĩnh chính trị vững vàng. Đổi mới về căn bản công tác đào tạo cán bộ lý luận, từ quy hoạch đến chương trình, nội dung, phương pháp tuyển chọn, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và sử dụng cán bộ.. Hình thành đội ngũ cán bộ đầu đàn và các lớp kế tiếp ngày càng vững mạnh, đáp ứng những nhiệm vụ trước mắt, đồng thời chuẩn bị tiềm lực cho sự phát triển trong tương lai. Nâng cao trình độ phương pháp luận duy vật biện chứng, hiện đại hoá các phương pháp tiếp cận cụ thể để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học.

Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ thích đáng, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của các nhà khoa học.

Hiện đại hóa các phương pháp tiếp cận nhận thức đối tượng nghiên cứu từ mọi khía cạnh khác nhau... Đổi mới, nâng cao trình độ, phương pháp nghiên cứu, nhất là phương pháp dự báo khoa học.

III.3. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới

Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị; tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng thực hành, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đổi mới các môn lý luận chính trị phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Đổi mới hệ thống chương trình, giáo trình, đào tạo bồi dưỡng giảng viên. Gắn lý luận với thực tiễn, cập nhật kiến thức mới, tinh hoa của nhân loại, khắc phục sự trùng lắp, khép kín, thiếu liên thông giữa các chương trình, các cấp học, bậc học, tạo sự hứng thú cho người dạy và học.

Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị, nhanh chóng áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại, thành tựu khoa học phù hợp các đối tượng, đồng thời chú trọng nâng cao trình độ, rèn luyện phong cách, trau dồi bản lĩnh của đội ngũ giảng viên. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, công tác nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, kết luận của Đảng theo hướng thiết thực, hiệu quả.

III.4. Đổi mới nội dung và phương pháp đấu tranh tư tưởng, lý luận trong điều kiện mới

Xác định rõ những mục tiêu trực tiếp, cụ thể. Đấu tranh tư tưởng, lý luận phải nhằm khẳng định và bảo vệ một cách có cơ sở khoa học vững chắc, có sức thuyết phục về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vì sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, phải phê phán, vạch trần, bác bỏ âm mưu chống phá của các thế lực cơ hội, thù địch với những biểu hiện xuyên tạc, chống đối, kích động, mị dân dưới mọi hình thức.

Quán triệt tinh thần đối thoại khoa học dân chủ, bình đẳng, tôn trọng sự thật và chân lý khách quan đối với những người có quan điểm khác trên tinh thần xây dựng thuyết phục lẫn nhau, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động. Phê phán, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn, làm rõ bản chất phản khoa học và ngụy tạo của những luận điệu sai trái, chống đối, thù địch và phản động.

Đa dạng hóa các hình thức và phương thức đấu tranh: giữ vững quan điểm và nguyên tắc; mềm dẻo, linh hoạt, nhân văn trong phương pháp, công khai minh bạch, dân chủ, đối thoại, tạo dựng dư luận xã hội lành mạnh để đồng thuận, nhất

trí trong xây và chống. Phát huy vai trò và trách nhiệm của báo chí, của các phương tiện truyền thông đại chúng, các diễn đàn khoa học trên tinh thần trọng sự thật, trọng chân lý và đạo lý, vì sự ổn định bền vững của chế độ, vì cuộc sống của nhân dân.

III.5. Tăng đầu tư ngân sách, bảo đảm từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất - kỹ thuật

Hiện đại hoá hệ thống thông tin và bảo đảm cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, giáo dục lý luận, tổng kết thực tiễn... Tăng cường tiềm lực để thúc đẩy công tác lý luận phát triển; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất của hệ thống các viện, học viện, các cơ quan lý luận...

KẾT LUẬN

Để làm tốt công tác nghiên cứu lý luận chính trị trong Đảng thời gian tới, các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải quan tâm đặc biệt công tác lý luận, trước hết

là công tác tổng kết thực tiễn. Sau Đại hội Đảng toàn quốc, Ban Bí thư chỉ đạo, định hướng về công tác lý luận, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ trực tiếp triển khai nhiệm vụ cụ thể tới các cơ quan, ban, bộ, ngành liên quan. Các cấp uỷ đảng, chính quyền thường xuyên tổng kết thực tiễn, đúc kết lý luận, tăng cường giáo dục để nâng cao trình độ lý luận cho đảng viên theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới.

Cấp ủy Đảng các cấp phải trực tiếp lãnh đạo công tác lý luận bằng việc xác định quan điểm, phương hướng nghiên cứu, giao nhiệm vụ thông qua hệ thống các chương trình, đề tài nghiên cứu; định hướng việc xây dựng mạng lưới các cơ quan nghiên cứu, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, xây dựng các chính sách khuyến khích tài năng và lao động sáng tạo; phát huy tự do tư tưởng, tạo mọi điều kiện cần thiết cho hoạt động nghiên cứu và các mặt công tác khác trên lĩnh vực lý luận; tổ chức, thu hút cán bộ khoa học và các cơ quan khoa học tham gia tích cực vào quá trình hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước./.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG tác NGHIÊN cứu lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG ĐẢNG THỜI kỳ mới và NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w