Những phương châm chỉ đạo công tác lý luận ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu môn lịch sử công tác tư tưởng TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về sự THỐNG NHẤT GIỮA lý LUẬN và THỰC TIỄN với CÔNG tác lý LUẬN ở nước ta hiện nay tiểu luận cao học (Trang 27 - 36)

Nhằm chỉ đạo thực tiễn, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, công tác lý luận ở nước ta cần quán triệt những phương châm chỉ đạo như:

Thứ nhất, quán triệt bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện cho được sự thống nhất giữa tính khoa học với tính đảng, giữa khoa học với chính trị trong đời sống lý luận.

Một thời gian dài chúng ta dường như đồng nhất chính trị với lý luận. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, sự đồng nhất này cố nhiên cũng không đúng, nhưng dù sao lúc ấy có lý do khách quan nhất định cho sự đồng nhất trên mức độ nào đó mà không gây tổn hại cho cả lý luận, cả chính trị. Vấn đề ở chỗ: đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc khi cách mạng chưa có chính quyền tự nó có thể dựa trực tiếp vào những nguyên tắc lý luận cách mạng; ngược lại, có những nguyên tắc lý luận cách mạng có thể trực tiếp giải quyết những vấn đề chính trị thực tiễn. Chẳng hạn, lý luận về tình thế cách mạng, về bạo lực cách mạng, về khởi nghĩa giành chính quyền,… được trực tiếp rút ra từ thực tiễn chính trị và có thể được ứng dụng trực tiếp vào chính trị thực tiễn. Ta biết rằng, khó mà nói tuyệt đại bộ phận các văn phẩm của V.I.Lênin là văn kiện chính trị hay là tác phẩm lý luận. Đương nhiên, những cuốn như Bút ký triết học, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán… thì khỏi tranh cãi, vì tính lý luận của những tác phẩm ấy quá hiển nhiên.

Sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, giữa lý luận khoa học với chính trị xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn có mối liên hệ bản chất, nhưng không phải bao giờ và

trên bất cứ vấn đề gì cũng trực tiếp và dễ thấy như trước. Trong đấu tranh cách mạng khi chưa có chính quyền, cố nhiên sự vật và các quá trính cũng không hề đơn giản, nhưng dù sao chung quy lại vẫn chỉ là sự đối đầu giữa hai dòng lý luận cách mạng và phản cách mạng. Còn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cực kỳ phức tạp, diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống và hoạt động xã hội. Đối tượng nhận thức và tác động ở đây là những hệ cấu trúc, những quá trình cực kỳ đa dạng và phức tạp, nhiều tầng nấc, là những quan hệ chằng chịt, muôn hình, muôn vẻ… Do đó, ở đây đòi hỏi phải tính đến không biết bao nhiêu là nhân tố có liên hệ; không biết bao nhiêu khâu và cấp độ khác nhau của quá trình phân tích, tổng hợp mới đem lại được căn cứ khoa học cho một quyết định chính trị. Trong những điều kiện như vậy mà đồng nhất chính trị với lý luận khoa học thì thật tai hại - tai hại cho cả khoa học và chính trị.

Trước hết, cần nhất trí rằng lý luận, công tác lý luận mà chúng ta đang bàn ở đây, là lý luận cách mạng, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Lý luận ấy là sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin thì mang đặc tính bản chất bên trong là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng. V.I.Lênin đã viết rằng: Sức hấp dẫn không gì cưỡng nổi đã lôi cuốn những người xã hội chủ nghĩa của tất cả các nước đi theo lý luận đó, chính là chỗ nó kết hợp tính chất khoa học chặt chẽ và cao độ (đó là đỉnh cao nhất của khoa học xã hội) với tinh thần cách mạng, và kết hợp không phải một cách ngẫu nhiên, không phải chỉ vì người sáng lập ra học thuyết ấy đã kết hợp trong bản thân mình những phẩm chất của nhà bác học và của nhà cách mạng, mà là kết hợp trong chính bản thân lý luận ấy, một sự kết hợp nội tại và khăng khít. Thật thế, nhiệm vụ của lý luận, mục đích của khoa học được nêu thẳng ra ở đây là giúp đỡ giai cấp những người bị áp bức trong cuộc đấu tranh kinh tế đang thực sự diễn ra.

Như vậy, trong lý luận cách mạng mác-xít không có sự đối lập giữa khoa học với chính trị, giữa khoa học với tính đảng; không có và tuyệt đối không có sự hy sinh cái này cho cái kia, trái lại có sự đòi hỏi lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, thống nhất nội tại, khăng khít giữa hai cái tạo thành đặc tính bản chất vừa cách mạng, vừa khoa học của lý luận. Ở đây khoa học càng được tiến hành một cách dũng cảm, vô tư và khách quan thì nó càng phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của giai cấp công nhân. Vì vậy, sẽ là chính trị sai lầm, đi ngược lại lợi ích và nguyện

vọng của giai cấp công nhân khi chính trị bất chấp khoa học. Mặt khác, ở đây cái quan điểm đòi “giải phóng khoa học khỏi chính trị” hoàn toàn không có cơ sở. Đơn giản là vì khoa học này là khoa học đấu tranh cách mạng. Lý luận này làm sao tách rời chính trị được? Thực tiễn cách mạng và quá trình hoạt động lý luận đều chứng minh rằng khi lý luận tách rời chính trị, nó sẽ không còn là khoa học chân chính. Đảng cần đến lý luận khoa học làm cơ sở cho đường lối chính trị, cũng như lý luận chỉ thực sự khoa học với định hướng chính trị đúng đắn của Đảng. Cả hai đòi hỏi đó đều có tầm quan trọng như nhau, đặc biệt trong giai đoạn phức tạp hiện nay. Và hai đòi hỏi đó là thống nhất - là biểu hiện quan trọng nhất của sự thống nhất lý luận với thực tiễn.

Thứ hai, gắn chặt lý luận với thực tiễn, giữa yêu cầu trước mắt với nhiệm vụ lâu dài, giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng.

Thống nhất lý luận với thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và phương châm căn bản định hướng cho công tác lý luận. Vấn đề là hiểu và vận dụng phương châm này như thế nào trong tình hình hiện nay dưới ánh sáng những bài học kinh nghiệm đã tích lũy được. Hiện nay, một tình hình làm day dứt mọi người là lý luận và thực tiễn còn khoảng cách. Khoảng cách này trước Đại hội VI của Đảng còn lớn hơn. Lúc đó, rõ ràng lý luận một đường mà cuộc sống đi một nẻo. Cuộc sống thực tế “ngoan cố và bướng bỉnh” cho đến cuối những năm 70 đã công khai cất lên tiếng nói của mình. Đã đến lúc nó không chịu được nữa những khuân mẫu lý luận được áp dụng một cách duy ý chí. Cuộc sống “ập vào phòng họp Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (năm 1979), đặt thẳng lên chương trình nghị sự vấn đề số một là “những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách”. Sự kiện này là một bài học thấm thía về sự cần thiết phải thống nhất lý luận với thực tiễn.

Có thể nói toàn bộ nhiệm vụ đặt ra trước chúng ta hiện nay chung quy lại là phấn đấu san bằng hay thu hẹp tối đa khoảng cách giữa lý luận với thực tiễn. Điều này đòi hỏi lý luận phải gắn chặt hơn nữa với thực tiễn, còn thực tiễn phải được soi sáng và định hướng đúng đắn bằng lý luận khoa học; phải khắc phục chủ nghĩa bảo thủ, giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm. Trong công tác lý luận cần từ bỏ lối nghiên cứu một cách kinh viện thuần túy tư biện, chỉ biết giải thích khái niệm bằng khái niệm, chứng minh lý luận bằng lý luận, tức là hoàn toàn quanh quẩn trong “vương quốc” trừu tượng thuần túy, như thế thì không thể đạt tới chân lý. Cần chống tư duy

bắt chước, sao chép, rập khuôn, thoát ly thực tế, bất chấp những đặc điểm, truyền thống và điều kiện lịch sử - cụ thể của đất nước, của dân tộc. Không phải không có cơ sở khi gần đây có nhiều tiếng nói phê phán”chủ nghĩa giáo điều mới” là khuynh hướng nhân danh đổi mới, chống bảo thủ, chống giáo điều, nhưng về thực chất nó không đưa ra được điều gì mới mà chẳng qua chỉ lặp lại nguyên xi hay gần như nguyên xi những gì có sẵn trong kho lý thuyết, thậm chí cả về ngôn từ của phương Tây hoặc của nước này, nước khác du nhập từ bên ngoài. Chống chủ nghĩa xét lại lúc này rất cần thiết, cũng như chống chủ nghĩa giáo điều cả cũ lẫn mới. Rất sai, nếu hiểu đơn giản giáo điều là do đọc quá nhiều sách. Thật ra bệnh giáo điều có nguồn gốc không chỉ ở chỗ thoát ly thực tế thực tiễn, mà còn do đọc quá ít, do đọc không đến nơi đến chốn (trước hết là đọc sách kinh điển Mác-Lênin), hoặc tuy có đọc, thậm chí đọc không ít, nhưng không thoát sách, nghĩa là kiến thức không được tiêu hóa nhuần nhuyễn, không gắn chặt với thực tế và phát triển với cuộc sống. Tổng kết thực tiễn là phương pháp căn bản để khắc phục chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ và cả chủ nghĩa kinh nghiệm, để thực hiện sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn. Lý luận, xét cho cùng, là từ thực tiễn mà đúc kết, khái quát lên. Không có thực tiễn và kinh nghiệm thực tiễn thì không thể có lý luận. Quá trình đổi mới ở nước ta có đặc điểm là vừa làm, vừa tìm tòi, sáng tạo lý luận. Tất nhiên, khi bước vào sự nghiệp này, Đảng ta đã có những định hướng lớn. Từ những định hướng đó, phải bắt tay ngay vào giải quyết những vấn đề đã chín muồi, không thể chờ chuẩn bị xong xuôi về lý luận. Thật ra, đòi hỏi chuẩn bị đầy đủ trước về lý luận là không thực tế, bởi có những điều, phải vào làm rồi mới biết, thậm chí có vấn đề phải trải qua vấp váp nhiều lần rồi mới đủ kinh nghiệm để đúc kết, khái quát về lý luận. Sẽ phải trả giá cho sự vội vã khái quát lý luận, vội vã đề ra phạm trù này, quy luật kia khi chưa có đủ căn cứ thực tiễn. Thật ra, nhiều vấn đề chính thực tiễn lại cung cấp câu trả lời cho ta trước cả lý luận. Tổng kết thực tiễn là hết sức quan trọng đối với người chuyên làm lý luận. Càng quan trọng và phải trở thành thói quen hằng ngày đối với cán bộ lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn. Thực tiễn mà không có lý luận cũng chẳng hơn gì lý luận không có thực tiễn. Tổng kết thực tiễn để phát triển và hoàn chỉnh đường lối, chính sách; để tìm câu trả lời cho những vấn đề còn vướng mắc hoặc chưa sáng tỏ; để phát huy, nhân rộng những cái đúng, phát hiện, uốn nắn, sửa chữa những cái sai; để nâng cao trình độ lý luận và năng lực lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới đầy khó khăn phức tạp, khi mà chủ nghĩa xã hội

thế giới đang bị khủng hoảng trầm trọng cả về lý luận lẫn trong hiện thực. Thành công của sự nghiệp đổi mới, trên mức độ lớn, phụ thuộc vào khả năng và kết quả việc tổng kết thực tiễn, nâng lên trình độ lý luận, các cơ quan khoa học và các cấp ủy, các ngành thực tiễn.Việc tổng kết cần được tiến hành không chỉ trên những vấn đề chung về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, mà cả trên từng lĩnh vực hoạt động cơ bản: kinh tế và xã hội, văn hóa và tư tưởng, hệ thống chính trị và dân chủ hóa đời sống xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, mặt trận đoàn kết dân tộc và các đoàn thể nhân dân,… Nhấn mạnh tổng kết thực tiễn không có nghĩa xem nhẹ nghiên cứu cơ bản, lý luận cơ bản. Càng tiếp cận với những vấn đề cụ thể càng phải có những quan điểm chung, cơ bản vững chắc. V.I.Lênin từng chỉ ra rằng, không thể giải quyết vấn đề riêng nếu trước đó không sáng tỏ những vấn đề chung. Tổng kết thực tiễn cụ thể đòi hỏi phải có quan điểm nhìn nhận, phương pháp đánh giá, định hướng giải quyết các vấn đề, nghĩa là không thể thiếu vai trò của lý luận, của phương pháp luận chung. Không thể trực tiếp đi ngay vào giải quyết và giải quyết đúng đắn các vấn đề thực tiễn nếu thiếu những hiểu biết cơ bản. Đến lượt mình, những kết quả nghiên cứu các vấn đề cụ thể, trước mắt là nguồn chất liệu không thể thiếu để từ đó đi tới những tri thức cơ bản và chung. Công tác lý luận chưa đáp ứng các nhu cầu thực tiễn nói lên sự yếu kém của chúng ta trên cả hai hướng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Trình độ khoa học cơ bản hạn hẹp không những là trở ngại lớn cho nghiên cứu ứng dụng, cho việc nghiên cứu đáp ứng các yêu cầu thực tiễn trước mắt, mà còn thiếu đi cái bàn đạp vững chắc để có thể vươn cao, đi xa trên con đường khoa học. Song, sẽ phạm sai lầm lớn, thoát ly thực tiễn, nếu coi nhẹ nghiên cứu ứng dụng. Vì vậy, cần nhấn mạnh phương châm gắn chặt lý luận với thực tiễn, kết hợp giữa yêu cầu trước mắt với nhiệm vụ lâu dài, giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng.

Thứ ba, dân chủ hóa sinh hoạt lý luận.

Như trên đã nói, trước đây có một thời ở ta lý luận gần như được đồng nhất với chính trị. Lý luận coi như đã được giải quyết tất cả ở đường lối, nghị quyết của Đảng, bài nói và viết của lãnh tụ; công tác lý luận chỉ còn lại nhiệm vụ đơn thuần là thuyết minh đường lối, nghị quyết. Điều đó lâu ngày tạo thành thói quen ỷ lại, cũng vì thế mà tạo ra một quan niệm quá đơn giản rằng, hễ nói gì khác với lãnh đạo, với nghị quyết, là coi như sai phạm chính trị, có thể bị truy chụp đủ thứ,…Đường lối

đổi mới tư duy của Đảng cho phép và đòi hỏi chúng ta khắc phục sai lầm đơn giản đó, một sai lầm đã kìm hãm một thời sự phát triển tư duy lý luận của Đảng.

Ngày nay chúng ta hiểu lý luận và chính trị không phải là một, giữa chúng có khoảng cách cần được phân biệt, dù rất tương đối. Điều đó mở ra không gian rộng lớn cho khoa học tìm tòi, sáng tạo, hình thành điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ cán bộ lý luận.Tuy nhiên, như đã nói, sự khác biệt giữa lý luận (cách mạng) với chính trị chỉ có ý nghĩa tương đối. Vượt qua giới hạn đó, thậm chí đối lập hai mặt vốn gắn bó, phụ thuộc, nương tựa, thâm nhập vào nhau, thì rốt cuộc làm tổn hại nghiêm trọng cho cả lý luận, cả chính trị. Khoa học lý luận dưới chế độ ta mà đi chệc hướng chính trị của Đảng thì không còn là khoa học cách mạng. Mặt khác, chính trị của Đảng phải dựa chắc trên cơ sở khoa học. Muốn thế, Đảng phải hết sức coi trọng lý luận và công tác lý luận. Đây chính là công tác hàng đầu của bản thân Đảng, trước hết của Bộ Chính trị, của Ban Chấp hành Trung ương. Khoa học phát triển có những đặc điểm riêng. Khoa học cần bầu không khí dân chủ, tự do tư tưởng, vì chỉ trong môi trường ấy, nhà khoa học mới dám có suy nghĩ độc lập và đi đến cùng sự tìm tòi, khám phá của mình. Lý luận, khoa học không thể phát triển, nếu tư tưởng không được giải phóng, nếu thiếu thảo luận, tranh luận. Trên địa hạt học thuật nước nhà, rất tiếc là thiếu truyền thông biện luận, tranh luận. Cần phải học tranh luận. Mấy năm nay chúng ta đang làm điều đó. Phải có được văn hóa tranh luận nếu muốn phát triển tư duy khoa học. Người lãnh đạo phải biết nghe lời “trái tai”. Lãnh đạo khoa học càng phải như vậy. Phải lãnh đạo khoa học bằng thái độ và phương pháp khoa học, hơn nữa, bằng chính nội dung khoa học, nếu đó là người lãnh đạo trực tiếp các hoạt động khoa học. Giữa các nhà khoa học với nhau cũng nên khiêm tốn lắng nghe nhau. Không có lý do gì khi đòi hỏi cho được dân chủ với mình, nhưng chính mình lại không tôn trọng quyền dân chủ của người khác.

Một phần của tài liệu môn lịch sử công tác tư tưởng TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về sự THỐNG NHẤT GIỮA lý LUẬN và THỰC TIỄN với CÔNG tác lý LUẬN ở nước ta hiện nay tiểu luận cao học (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w