Giai đoạn 1995-1999

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiến hóa các thành tạo trầm tích oligocen miocen phía đông nam miền võng hà nội (Trang 59)

Theo kết quả từ sơ đồ đường bờ năm 1995 và năm 1999 cho thấy, đường bờ biển vùng nghiên cứu tiến về phía biển một khoảng đáng kể. Ở một số khu vực, đường bờ có độ mở rộng về phía biển rõ rệt như đường bờ thuộc địa phận quận Hải An, quận Đồ Sơn, huyện Kiến Thụy và huyện Tiên Lãng. Trong đó khu vực có tốc độ biến động lớn nhất là phần phía nam cửa Cấm thuộc địa phận phường Tràng Cát, quận Hải An với tốc độ biến động khoảng 355 - 360m/năm trong giai đoạn này. Như vậy, khu vực ven biển quận Hải An thuộc phường Tràng Cát mở rộng ra biển đến 1,42km (trong vòng 4 năm) với chiều dài bờ biển của khu vực lên tới khoảng 4,5 - 4,6 km.

Cũng trong giai đoạn này, khu vực ven biển thuộc địa phận xã Tân Thành, quận Dương Kinh, tốc độ biến động nhỏ hơn, mạnh nhất khoảng 175m/năm. Đoạn bờ biển thuộc xã Bàng La quận Đồ Sơn và xã Đại Hợp huyện Tiên Lãng được bồi ra phía biển trung bình khoảng 700m trong vòng 4 năm. Khu vực bờ biển thuộc xã Đông Hưng, Tiên Hưng và một phần xã Vinh Quang cũng có tốc độ lấn biển khá lớn. Trong đó bờ biển khu vực xã Đông Hưng có độ mở rộng lớn nhất đạt tới 1,4km trong giai đoạn 1995 - 1999; cũng thời gian này, khu vực Tiên Hưng lấn biển một khoảng 870 - 890m, khu vực xã Vinh Quang có độ mở rộng không liên tục và diện tích hẹp hơn, tốc độ lấn biển lớn nhất tại đây đạt 160m/năm, tính trung bình trong giai đoạn này, đường bờ tiến ra biển một khoảng 400 - 500m.

Trong giai đoạn 1995 - 1999, đường bờ một số nơi tiếp tục có xu hướng ổn định thể hiện ở một số đoạn thuộc Cát Hải, Đồ Sơn. Ngoài ra có một vài đoạn đường bờ có dấu hiệu lùi vào phía đất liền nhưng với tốc độ nhỏ. Những khu vực này thường bị động lực sóng phá hủy đá gốc hoặc kè đá nhân tạo. Khu vực đảo Cát Bà, các bãi cát biển phía đông và đông nam đảo có xu hướng bồi tụ lại trở về hiện trạng trước năm 1990 (hình 3.9).

Hình 3.9. Sơ đồ đƣờng bờ biển Hải Phòng năm 1995 và 1999 3.3.3. Giai đoạn 1999 - 2003

Theo sơ đồ đường bờ năm 1999 và năm 2003 cho thấy, đường bờ biến động khá phức tạp với hai xu hướng lấn biển và lùi về phía đất liền ở từng đoạn đường bờ khác nhau. Tốc độ biến động đường bờ trung bình khoảng 15 - 20m/năm. Trong đó tốc độ biến động lớn nhất giai đoạn này đạt khoảng 350m/năm lấn ra biển ở khu vực bãi bồi xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng. Ngược lại, khu vực bãi bồi từ Bàng La đến Đại Hợp, đường bờ cắt sâu vào phía đất liền với tốc độ khoảng 80m/năm, đặc biệt mạnh ở khu vực xã Bàng La đạt 178m/năm. Ngoài ra một số khu vực khác, độ biến động khá nhỏ, không thể hiện rõ rệt trên sơ đồ đường bờ (hình 3.10).

Hình 3.10. Sơ đồ đƣờng bờ biển Hải Phòng năm 1999 và 2003

Hình 3.11. Sơ đồ đƣờng bờ biển Hải Phòng năm 2003 và 2007

3.3.4. Giai đoạn 2003 - 2007

So sánh đường bờ biển năm 2003 và năm 2007 ta thấy, đường bờ có sự trùng khớp giữa năm 2003 và năm 2007 ở đoạn từ bờ nam cửa Lạch Tray tới cửa Thái Bình. Trong khi đó đoạn đường bờ biển ở phía bờ bắc cửa Lạch Tray đến cửa Nam

Triệu biến động khá rõ nét. Hai bên cửa Cấm đường bờ lấn ra biển với tốc độ khoảng 250m/năm. Tại khu vực này tạo thành hai bãi bồi hình cánh cung ngay sát lạch cửa Cấm. Đường bờ khu vực Bàng La đã có xu hướng lấn biển với hoạt động lấp dần trầm tích vào những lưỡi cắt bãi bồi từ năm 2003. Riêng khu vực đảo Cát Hải giữa năm 2003 và năm 2007 có sự thay đổi đường bờ. Năm 2007, thể hiện rõ trên bản đồ là lạch Huyê ̣n đã t ạo thành kênh dẫn ngăn đảo thành hai phần, khoảng cách hai bờ kênh đạt khoảng 350 - 400m (hình 3.11).

3.3.5. Giai đoạn 2007 - 2011

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011, đường bờ có sự biến động khá rõ rệt. Một số khu vực có độ biến động lớn, bao gồm: khu vực bờ bắc Cửa Cấm; khu vực xã Bàng La quận Đồ Sơn, xã Đại Hợp huyện Kiến Thụy và khu vực xã Đông Hưng huyện Tiên Lãng. Theo sơ đồ đường bờ năm 2007 và năm 2011 (hình 3.12), đường bờ biển bờ bắc cửa Cấm đạt tốc độ lấn biển cao nhất, khoảng 300m/năm. Trong khi đó, khu vực đường bờ biển thuộc xã Bàng La và xã Đại Hợp tiếp tục lấn biển với tốc độ 260m/năm, đường bờ biển mới khá liên tục song song với đường bờ năm 1989. Khu vực xã Đông Hưng huyện Tiên Lãng có tốc độ lấn biển đạt cực đại là 250m/năm. Còn lại một số khu vực khác như xã Tây Hưng huyện Tiên Lãng, mũi Đồ Sơn và khu vực Cát Hải, đảo Cát Bà đường bờ biển khá trùng khớp, diện tích biến động rất ít và không rõ rệt.

Chƣơng 4. HIỆN TRẠNG TAI BIẾN XÓI LỞ - BỒI TỤ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÕNG

4.1. Tổng quan hiện trạng xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng trong các nghiên cứu trƣớc các nghiên cứu trƣớc

Từ những năm 90 đã có các công trình nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng, trong đó chủ yếu tập trung ở những khu vực xảy ra hiện tượng xói lở - bồi tụ mạnh gồm khu vực đảo Cát Hải, phía nam bán đảo Đình Vũ, phía bắc cửa Bạch Đằng. Theo nghiên cứ u của Trần Đức Tha ̣nh , 2000, riêng ở phía Bắc cửa Bạch Đằng, trong vòng 60 năm (1936 - 1996) đã mất đi 2.426 ha đất ngập nước phủ thực vật và 1.391 ha đất ngập nước không phủ thực vật. Tốc độ xói lở ở các khu vực cũng rất khác nhau, mạnh nhất là Cát Hải: 38,4 m/năm, Đình Vũ - Bạch Đằng: 5,5 m/năm. Hoạt động bồi tụ trong vùng chủ yếu tập trung tại khu vực dọc đường 14, Tràng Cát, Cửa Cấm, Đình Vũ. Hoạt động bồi tụ và xói lở trong phạm vi vùng biển nghiên cứu đã trở thành một tai biến thực sự vì nó gây mất quỹ đất, gây phá huỷ và sập đổ các công trình nhân sinh như kè đá chắn sóng, đập, đê biển và đảo, thu hẹp rừng ngập mặn và san lấp luồng lạch gây cản trở giao thông.

Bảng 4.1. Diễn biến xói lở bờ Cát Hải giai đoạn 1930 - 1990 (Trần Đƣ́c Tha ̣nh, 2000 [30])

Giai đoạn 1930 - 1965 1965 - 1990

Số đoạn bờ xói lở 3 5

Tổng chiều dài xói lở (m) 6.000 6.200

Trong đó

Yếu 0 3.700

Trung bình 1.800

Mạnh 4.200 0

Rất mạnh 0 2.500

Tốc độ xói trung bình (m/năm) 4,5 5,0

Tốc độ xói cực đại (m/năm) 8,5 10,0

Tốc độ xói lở (m/năm) 2,7 3,09

Theo báo cáo thuộc dự án độc lập KHCN-5A, do Trần Đức Tha ̣nh chủ nhiệm, kết quả nghiên cứu từ số liệu theo dõi tính toán di chuyển bùn cát dọc bờ do năng lượng sóng tại 3 khu vực có đường bờ khác nhau là Bến Gót, Gia Lộc, Hoàng Châu thì trong cả năm, cả 3 khu vực đều bị mất bồi tích về phía tây bắc Hoàng Châu (Cát Hải). Từ đó xác định được xu thể xói lở - bồi tu ̣ c ủa từng khu vực nhỏ. Khu vực đường bờ Cát Hải có xu thế xói lở quanh năm, trong đó Gia Lộc là khu vực xói lở mạnh nhất, tại Hoàng Châu xói lở mức trung bình và tại Bến Gót bồi tụ ở mức trung

bình. Theo đó, bờ biển Cát Hải có tổng chiều dài bờ phía biển bị xói lở khoảng 6.200m trong giai đoạn 1965 - 1990. Trong đó, có 4.000m đê kè rất xung yếu và nguy hiểm do dân cư tập trung sát bờ ở Gia Lộc - Hoà Quang (1.500m), Văn Chấn - Hoàng Châu (2.500m) [30].

Theo nghiên cứu của Pha ̣m Quang Sơn , 2004, bằng phương pháp viễn thám và GIS từ nguồn tài liệu ảnh SPOT đa phổ chụp năm 1994, dựa vào vi ̣ trí đường 0m hải đồ đã cho thấy xu th ế chung ở phía nam, đông nam Đình Vũ là xói lở bãi triều cao, bồi tụ luồng lạch và bồi tụ mở rộng bãi triều thấp đã diễn ra từ rất lâu. Đặc biệt từ sau năm 1981, đập Đình Vũ hoàn thành, bồi tụ luồng lạch và bờ thấp ở phía tây, tây nam Đình Vũ tăng lên đột biến làm bồi lấp hẳn lạch Cửa Cấm thành bãi triều thấp, đô ̣ dài xói lở Đình Vũ khoảng 3.000m.

Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ phía đông nam Đình Vũ của Phạm Quang Sơn: trước khi có đập Đình Vũ , tốc đô ̣ xói lở là m ạnh nhất, đạt tốc độ lớn nhất 11,8m/năm; bờ bị xói lở trên chiều dài 1.610m. Sau khi đập Đình Vũ đã hoàn thành, tốc đô ̣ xói lở giảm đi còn khoảng 4,2m/năm. Ngoài ra, khu vực cửa sông Văn Úc trong giai đoạn 1965 - 1989 bị xói lở mạnh , tốc đô ̣ xói ngang khoảng 4,7 - 14,3m/năm. Nguyên nhân được xác đi ̣nh là do trong th ời gian này, khu vực này chịu tác động mạnh của bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lớn và do hoa ̣t đô ̣ng khai thác , chă ̣t phá rừng đầu nguồn, quai đê lấn biển nên gây nên.

Riêng vùng ven bờ tây nam bán đảo Đồ Sơn là bộ phận rìa ngoài cùng phía đông bắc châu thổ sông Hồng kéo dài từ Đồ Sơn đến Lạch Trường. Tiến hoá môi trường trầm tích của khu vực trong kỷ Holoxen cho thấy rằng quá trình lắng đọng trầm tích liên tục diễn ra trong suốt 8.000 năm qua với tốc độ trung bình 2,2mm/năm. Khoảng 3.000 năm trở lại đây, tốc độ lắng đọng trầm tích tăng lên mạnh và đạt trung bình 5mm/năm. Nguồn cung cấp bồi tích chính cho khu vực là sông Văn Úc với tải lượng phù sa đạt khoảng 11 triệu tấn/năm. Đường bờ trung bình có thể hiện pha bồi tụ với tốc độ bồi tu ̣ trung bình trên 10m/năm, cực đại có chỗ đạt 70 - 80m/năm.

4.2. Hiện trạng xói lở-bồi tụ đới ven biển Hải Phòng giai đoạn 1989 - 2011

4.2.1. Tai biến xói lở đới ven biển Hải Phòng giai đoạn 1989 - 2011

Qua kết quả phân tích biến động đường bờ biển vùng nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2011 (chương 3), tai biến xói lở đới ven biển Hải Phòng

thể hiện ở một số khu vực như: khu vực đảo Cát Hải, khu vực bán đảo Đình Vũ, khu vực phía tây nam Đồ Sơn và khu vực xã Bàng La. Cụ thể như sau:

Khu vực ven biển huyện Cát Hải trong giai đoạn 1989 - 2011 xảy ra xói lở ở các đoạn đường bờ biển thuộc xã Hoàng Châu ở phía tây - tây nam đảo và khu vực Gia Lộc, thị trấn Cát Hải ở phía đông nam đảo. Sơ đồ thể hiện đường bờ biển các năm 1995, 1999 và năm 2003 (hình 3.1) thấy rõ được sự biến động này. Theo đó, năm 2003 đường bờ xâm thực vào trong phía đảo và tạo khoảng cách đối với đường bờ năm 1999. Tại khu vực phía đông xã Đồng Bài gần cửa Lạch Huyện, diện tích bị xói lở trong giai đoạn 1999 - 2003 vào khoảng 180 - 190m2. Đoạn xói lở dài khoảng 300 - 350m và tốc độ xói đạt 110m/năm (hình 3.2). Từ 2009 đến nay, đã có rất nhiều dự án gia cố đê biển huyện Cát Hải, do vậy hiện tượng xói lở đường bờ diễn ra không còn mạnh như trước, xói lở diện đã chuyển sang hình thức khoét đáy là chủ yếu.

Theo sơ đồ đường bờ các năm và khoanh vùng diện tích các khu vực ven biển, thấy rằng một phần phía đông bán đảo Đình Vũ cũng có dấu hiệu đường bờ dịch vào phía đất liền một khoảng là 20 - 30m trong giai đoạn từ 1999 đến 2003. Do ở đây xảy ra quá trình xói lở xen kẽ với quá trình bồi tụ luồng lạch, song do mức độ bồi tụ chiếm ưu thế lớn trong một thời gian dài nên từ 1989 - 2011 kết quả đường bờ các năm đều thể hiện xu hướng bồi tụ.

Hình 4.1. Sơ đồ diện tích khu vực ven biển từ tây nam mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Öc giai đoạn từ năm 1999 và năm 2003

Cát Hải và bán đảo Đình Vũ, phường Bàng La quận Đồ Sơn cũng có một số nơi có hiện tượng xói lở, đường bờ dịch sâu về phía đất liền. Tại đây vào năm 2003 đường bờ khúc khuỷu, có những đường cắt xẻ hình răng lược. Theo sơ đồ diện tích các khu vực ven biển cũng cho thấy diện tích bị mất đi ở đây là khoảng 1-1,1 km2 (hình 4.1).

4.2.2. Tai biến liên quan đến bồi tụ gây biến động luồng lạch đới ven biển Hải Phòng Phòng

Đới ven biển Hải Phòng là khu vực tập trung nhiều cảng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nên vấn đề bồi tụ càng được quan tâm nhiều hơn. Theo số liệu từ cảng vụ Hải Phòng, giai đoạn 2001 - 2005, hàng năm khối lượng nạo vét luồng và cảng Hải Phòng trong các năm gần đây từ 2,3 - 2,9 triệu m3. Như vậy hàng năm cảng Hải Phòng phải đầu tư hàng chục tỷ đồng cho việc nạo vét các luồng lạch vào cảng. Qua kết quả phân tích biến động đường bờ giai đoa ̣n 1989 – 2011 cho thấy đới ven biển Hải Phòng đang chịu tác động và có biểu hiện trở thành tai biến do hoạt động bồi tụ gây biến động luồng lạch, đặc biệt là bồi tụ thu hẹp cửa Cấm (hình 4.2, 4.3).

Hình 4.3. Sơ đồ diện tích khu vực ven biển Hải Phòng năm 1989 và năm 2011

Khu vực cửa Cấm là khu vực bồi tụ điển hình củ a đ ới ven biển Hải Phòng. Trong giai đoạn 1989 - 2011, tốc độ bồi tụ tại đay đạt trung bình 179 - 182m/năm. Diện tích bồi tụ ta ̣i khu vực năm 2011 gấp khoảng 2 lần diện tích bãi bồi năm 1989. Như vâ ̣y trong vòng 22 năm (1989 - 2011) khu vực cửa Cấm đã bối tu ̣ khoảng 15- 16km2, đặc biệt là khu vực phía bờ bắc cửa sông.

Như vậy, sau 30 năm đắp đập Đình Vũ (1981) phần luồng vào cửa Cấm đã gần như bị lấp hoàn toàn, cửa Cấm bị đẩy xa ra phía biển, hai bên cửa là những bãi bồi nổi cao được quai đắp thành nhiều đầm nuôi trồng thủy sản. Như vậy, quá trình xói lở bãi bồi nổi cao, bồi tụ mở rộng bãi bồi thấp xảy ra liên tục trong suốt giai đoa ̣n 1989 - 2011. Kết quả là trên bản đồ đường bờ năm 2011 (hình 4.4), hai bên bờ cửa Cấm giữa Đình Vũ và Tràng Cát chỉ còn cách nhau khoảng 100 - 200m làm lạch triều lấy nước và tiêu thoát nước đầm nuôi. Riêng phần phía bắc, đông bắc cửa Cấm, khu vực bán đảo Đình Vũ do quá trình xói xảy ra mạnh hơn nên kết quả năm

2011 cho thấy bãi bồi tụ không rõ rệt.

4.2.3. Bồi tụ mở rộng quỹ đất

Liên quan đến hoạt động bồi tụ lấn biển của dải đường bờ vùng nghiên cứu từ năm 1989 đến năm 2011, diện tích bồi tụ của khu vực ven biển nghiên cứu khá lớn, trong đó khu vực được bồi tụ mạnh tập trung ở khu vực các bãi bồi trên địa bàn nghiên cứu, đây lại là hoạt động có lợi bởi quá trình này cung cấp quỹ đất cho cộng đồng dân cư ven biển Hải Phòng. Trong đó, mô ̣t số khu vực có hoa ̣t đô ̣ng bồi tu ̣ điển hình như : khu vực bãi bồi từ tây nam Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc , bãi bồi huyê ̣n Tiên Lãng và bãi bồi nhỏ quâ ̣n Dương Kinh . Tuy nhiên tốc đô ̣ bồi tu ̣ không chỉ khác nhau ở các khu v ực và còn khác nhau ở những giai đoạn khác nhau . Trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiến hóa các thành tạo trầm tích oligocen miocen phía đông nam miền võng hà nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)