Các nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá sự vận động của cơ lưng và cột sống ở người lao động khi nâng nhấc vật nặng bằng tay (Trang 28 - 31)

Ở Việt Nam, chƣa có công trình nghiên cứu nào xây dựng trọng lƣợng nâng nhấc cho phép tối đa và nghiên cứu về mối liên quan giữa đau mỏi lƣng với nâng nhấc vật nặng, chỉ có các điều tra, phỏng vấn đƣa ra tỷ lệ đau mỏi cơ xƣơng khớp trong đó có thắt lƣng ở các công việc khác nhau. Có thể kể ra các công trình nghiên cứu điều tra, phỏng vấn đƣa ra tỷ lệ đau mỏi cơ xƣơng khớp dƣới đây:

Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Bạch Ngọc [15] cho rằng, mức độ căng thẳng và mệt mỏi cơ phụ thuộc rất rõ vào vị trí của tay và đầu, đặc biệt là góc dạng,

gấp cánh tay do gánh nặng vận cơ tĩnh để duy trì tƣ thế của tay tập trung chủ yếu vào 2 cơ denta và cơ thang. Góc gấp và dạng cánh tay > 600 sẽ làm tăng gánh nặng đối với các cơ vùng đai vai và gáy. Vị trí căng thẳng nhất và mệt mỏi nhất đối với các cơ đai vai và cánh tay là khi duy trì tay ở ngang tầm vai ở vùng xa mép bàn nhất (50cm). Nguyên nhân trực tiếp gây đau mỏi cơ ở đây liên quan tới vấn đề tuần hoàn máu không đầy đủ đến các cơ quan chủ đạo trong trạng thái tĩnh.

Theo Tạ Tuyết Bình và CS (1996), khi phỏng vấn trực tiếp 98 nữ công nhân sản xuất gạch tuynen cho thấy: 72% công nhân đau thắt lƣng, 20-38% đau mỏi chi trên, 34-36% đau mỏi vai, 43% đau mỏi cổ. Nghiên cứu cũng đƣa ra tỷ lệ phải nghỉ việc, điều trị do đau cấp. Đồng thời phân tích những nguyên nhân, đề xuất phƣơng pháp cải thiện [2].

Nguyễn Thê Công và CS (2001) phân tích 100 phiếu điều tra cá nhân tại Liên doanh lắp ráp ô tô ACC cho thấy mức độ phàn nàn về các triệu chứng đau nhức tại các vị trí trên cơ thể của công nhân ở cả 3 phân xƣởng (PX Hàn, PX Sơn, PX Lắp ráp) đều ở mức cao và phổ biến. Tỷ lệ tƣơng ứng ở các phân xƣởng lần lƣợt là 59,38-90,63%, 33,3-72,22%, 21,87-75%. Đặc biệt tỷ lệ công nhân đau nhức vùng thắt lƣng khá cao: PX Sơn 50%, PX Hàn 34,38%, PX Lắp ráp 28,33% [3].

Dƣơng Khánh Vân (1998) điều tra công nhân hái chè thấy 90,4% đau lƣng, 55-58% đau vai, 54-56% đau đầu gối, 45-48% đau tay và 31-34% đau cổ tay [18]. Nguyễn Ngọc Ngà (2001) điều tra 240 nữ công nhân lao động trên dây chuyền gò giầy thấy tỷ lệ than phiền đau mỏi cao là thắt lƣng 55%, cổ tay 37%, bàn tay 23%, cánh tay 10,4%, khuỷu tay 9,6%, cẳng tay 7,5%, lƣng 10,4%, chân 22,1%. Tỷ lệ đau mỏi cơ xƣơng ở từng vị trí phụ thuộc rất rõ rệt vào tính chất công việc và thiết kế vị trí lao động của các nhóm công nhân [13].

Nguyễn Thế Công và CS (1998-2000) phỏng vấn 1813 công nhân thuộc 13 cơ sở sản xuất giày thấy: 56,7% nữ công nhân bị đau lƣng, 51,4% đau cổ, 35,7% đau vai, 39,3% đau thắt lƣng và đau ở tay là 45,7%. Điều tra 1167 công nhân chế biến thủy sản tại 16 doanh nghiệp toàn quốc thấy tỷ lệ nữ công nhân có triệu chứng đau mỏi ở các bộ phận cơ thể lớn hơn nam có ý nghĩa thống kê, trong đó: đau thắt lƣng: 55,0%, lƣng: 57,4%, cổ: 66,9%, vai: 55,6%, ngón tay: 37,3% [4].

Nguyễn Sỹ và CS (1999), phỏng vấn trên 300 công nhân tại 3 mỏ than ở Quảng Ninh thấy: 41,0% công nhân bị đau cổ tay, 80,1% đau vai, 6,4% đau khuỷu tay, 35,5% đau ở vùng hông-thắt lƣng. Nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố nguy cơ và đề xuất biện pháp làm giảm thiểu tình trạng tổn thƣơng xƣơng khớp [17].

Trong những năm gần đây, Trung tâm Y tế Dệt May Việt Nam đã tiến hành khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho công nhân may toàn ngành và thấy: tỷ lệ công nhân bị bệnh về cơ xƣơng khớp chiếm 10-20%, trong đó số công nhân bị đau thắt lƣng chiếm khoảng 70-80% [6].

Phan Hạnh Dung, Nguyễn Đức Trọng (2006) nghiên cứu tình trạng đau mỏi cơ xƣơng của công nhân một số công ty cơ khí cho thấy đối với công nhân cơ khí có tới 27 vị trí đau mỏi trên cơ thể ngƣời lao động, trong đó 7 vị trí có tỷ lệ đau mỏi cao hơn so với những vị trí khác đó là cổ (42,8%), bả vai trái (36,9%), bả vai phải (41,7%), lƣng (51,8%), thắt lƣng (53,5%), đầu gối trái (46,2%), đầu gối phải (50,4%). Qua nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa tƣ thế làm việc với tình trạng đau mỏi cơ xƣơng của công nhân: đối với công nhân hàn do tƣ thế ngồi để hàn vì đầu phải cúi nhiều nên tỷ lệ đau mỏi cổ và vùng thắt lƣng khá cao (62,8% và 81,8%) [5].

Nguyễn Đức Hồng và CS [10] đã tiến hành nghiên cứu tại các phân xƣởng hoàn thành của 5 cơ sở sản xuất giầy ở Hải Phòng. Thông qua phỏng vấn trực tiếp 855 công nhân cho thấy: Hơn 90% vị trí lao động trên dây chuyền hoàn thành có tính đơn điệu ở mức độ cao; nhịp độ làm việc nhanh, cƣờng độ lao động căng thẳng, ngày làm việc kéo dài và liên tục. Tỷ lệ đối tƣợng đƣợc khảo sát bị đau mỏi vùng thắt lƣng trong vòng một năm trƣớc thời điểm điều tra cao nhất (50,6%), tiếp đến là vùng cổ (47,3%, vùng vai (44,5%). Thâm niên làm việc có ảnh hƣởng đến tình trạng đau mỏi thắt lƣng, cổ vai, khuỷu tay và bàn/cổ tay theo xu hƣớng thâm niên làm việc càng nhiều thì tỷ lệ có tổn thƣơng các cơ xƣơng khớp càng cao.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá sự vận động của cơ lưng và cột sống ở người lao động khi nâng nhấc vật nặng bằng tay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)