1. Kết luận
Quản lý đào tạo ở các trường Cao đẳng Kinh tế theo tiếp cận TQM là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng góp phần nâng cao CLĐT của các trường trong giai đoạn hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, tác giả luận án đã nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. Trên cơ sở đó, làm sâu sắc hơn và xác định khung cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở các Trường cao đẳng Kinh tế theo tiếp cận TQM với các vấn đề như: Làm rõ sự cần thiết phải quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở các trường cao đẳng kinh tế trong giai đoạn hiện nay; Làm rõ đặc trưng, triết lý và tính ưu việt của quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể; Làm rõ nội dung quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM, đồng thời khẳng định vai tro của các cá nhân và tập thể có liên quan, đặc biệt là khẳng định vai tro của Hiệu trưởng - Nhạc trưởng trong việc quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM; đồng thời chỉ ra
được các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM của các trường, đặc biệt là các yếu tố chủ quan. Đây là những luận cứ quan trọng để nghiên cứu làm rõ những đặc điểm có tính đặc thù đối với các Trường cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đào tạo, thực trạng quản lý đào tạo và thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM, đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở các Trường cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ trong giai đoạn hiện nay: Tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL, GV và SV về quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM; Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn, chính sách chất lượng và công cụ giám sát chất lượng đào tạo; Chỉ đạo hoàn thiện bộ máy quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM; Cải tiến cơ chế quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM; Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác quản lý đào tạo các cấp; Xây dựng môi trường văn hóa chất lượng, kiện toàn các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Đồng thời, để minh chứng cho tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả luận án đã tiến hành khảo sát, trao đổi, phỏng vấn CBVC và GV có liên quan về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp, đồng thời thử nghiệm 01 biện pháp để khẳng định biện pháp đề xuất có tính cấp thiết và khả thi cao.