cña Hµn Quèc
Quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc từ năm 1960 đến nay đã để lại rất nhiều kinh nghiệm và bài học, đặc biệt là trong giai đoạn cất cánh (1962 - 1980). Trước hết phải nói về công tác xây dựng kế hoạch, trong quá trình phát triển phải có chiến lược rõ ràng phù hợp với trình độ hiện tại của quốc gia, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng kinh tế. Trong quá trình phát triển, Hàn Quốc đã chọn công nghiệp hóa thông qua hai giai đoạn đẻ tạo nên mô hình tăng trưởng rút ngắn.
Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng
để thay thế nhập khẩu, hay còn gọi là chiến lược thay thế nhập khẩu. Trong giai đoạn này, Hàn Quốc chú trọng phát triển công nghiệp tiêu dùng, phát triển cơ sở công nghiệp ngắn hạn, đầu tư vốn ít, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh tôc độ chu chuyển vốn. Đây là giai đoạn tích lũy ban đầu có vai trò quyết định quan trọng với thắng lợi và thất bại của quá trình công nghiệp hóa.
Giai đoạn hai, Hàn Quốc chú trọng phát triển công nghiệp hướng về
xuất khẩu hay còn gọi là chiến lược CNH “hướng về xuất khẩu”. Trong giai đoạn này, Hàn Quốc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế tạo, nhập khẩu các hàng chế tạo và sản phẩm trung gian, đầu tư nâng cao năng suất lao động.
Một nhân tố rất quan trọng trong sự phát triển của Hàn Quốc là nguồn nhân lực. Hàn quốc tập trung vào phát triển nguồn nhân lực vì đây được coi là động lực chính để tạo nên tăng trưởng. Phát triển nguồn nhân lực ở Hàn Quốc bao gồm việc đào tạo giới quan chức lãnh đạo, bộ máy chính phủ đến bồi dưỡng đội ngũ các nhà quản lý kinh doanh giỏi, từ chính sách phổ cập giáo dục toàn dân đến các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với việc nâng cao kiến thức và trình độ dân cấp, nhà nước rất chú trọng tới hệ thồng giáo dực đa dạng. việc chú trọng yếu tố con người trong quá trình phát triển kinh tế, 95% dân số biết chữ và nhờ có đội ngũ lao động được đào tạo, có kiến thức quản lý mặc dù không có tài nguyên nhưng vẫn tận dụng được mọi khả năng tăng trưởng kinh tế.
Sự thành công trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc không thể không nói đến vai trò của “bàn tay hữu hình” của Chính phủ Hàn Quốc. Vai trò của chính phủ là sự kết hợp cuẩ 3 vấn đề cơ bản: Tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị và công bằng xã hội. Ba vấn đề này có quan hệ mật thiết là tác động hỗ trợ lẫn nhau và đó cũng là mục tiêu mà bất kì chính phủ nào cũng phải tính đến. Trước hết vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ Hàn Quốc được thực hiện thông qua một số biện pháp như:
Kỷ luật tài chính: Chính phủ áp dụng kỉ luật kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát vững chắc sự thâm hụt tài chính và thâm hụt nợ nước ngoài, chính phủ kiểm soát chặt chẽ giữa các khoản thu chi ngân sách với việc thực hiện chính sách thận trọng vay nợ nước ngoài, chính phủ sử dụng các biện pháp khống chế lạm phát và cải cách tỷ giá hối đoái như là giảm nhanh lượng tiền cung ứng, thực hiện chính sách tài chính chặt chẽ, sửa đổi luật thuế để tăng thu
giảm chi, kiểm soát giá hàng hóa của các nhà kinh doanh, giảm bớt việc mua lương thực của nông dân làm giá hàng hóa giảm xuống.
Tăng khả năng tiết kiệm tạo nên sự ổn định về kinh tế vĩ mô, tăng khả năng đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải.
Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả. Chính phủ Hàn Quốc rất thận trọng trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư. Trong việc vay vốn của nước ngoài, chính phủ Hàn Quốc luôn vay ở một nhóm các ngân hàng để giảm bớt rủi ro và giảm bớt các thủ tục, khi phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế, nước đi vay phải chọn ngân hàng mạnh, có uy tín cao với số vốn lớn để bảo lãnh, trước khi vay vốn nước ngoài phải huy động các chuyên gia tính toán mọi phương án để có thể vay vốn với lãi suất thấp nhất. Trong việc sủ dụng vốn, chính phủ luôn cân nhắc kĩ lưỡng các hình thức và lĩnh vực đầu tư, để đón nhận các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài, bản thân nền kinh tế đã xây dựng được các thể chế thích ứng mà không phải mất thời gian và cơ hội thăm dò các hoạt động đầu tư, các khoản đầu tư tập trung vào các lĩnh vực kinh tế có khả năng hoàn vốn nhanh.
Chính phủ có vai trò rất lớn trong việc dẫn dắt các khu vực tư nhân. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, do khu vực tư nhân còn yếu (cả trong nước và cả uy tín cạnh tranh quốc tế). Chính phủ đã thành lập một số công ty của nhà nước để dẫn dắt khu vực tư nhân phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm. Khi nền kinh tế đã phát triển đến một trình độ nhất định, khu vực tư nhân đạt hiệu quả hơn thì nhà nước bán lại các doanh nghiệp để lấy tiền đầu tư vào cơ sỏ hạ tầng. Hay trong khi phát triển công nghệp nặng, chính phủ đã chọn một vài công ty mạnh để áp dụng những khuyến khích ưu đãĩ riêng. Nhưng khi các công ty này đã đứng vững trong cạnh tranh thì chính phủ một mặt bãi bỏ các ưu đãi đó, mặt khác chuyển sang chống các công ty này lũng đoạn, độc quyền, bảo hộ cho các công ty vừa và nhỏ.
Chính phủ đã thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại. Chính phủ lấy xuất khẩu làm hướng chính, là nội dung cơ bản
của chính sách mở cửa. Việc hướng đất nước xuất khẩu nhằm khắc phục sự hạn chế của phát triển nôi địa và mở rộng giới hạn về thị trường tiềm năng trong nước, nhưng việc hướng ngoại không có nghĩa là thả nổi thị trường nội địa, mà mở cửa phải gắn với bảo hộ mậu dịch và bảo hộ công nghiệp là động lực chủ yếu, chi phối các hoạt động kinh tế của đất nước. Chính phủ áp dụng các chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho xuất khẩu, chính sách cấp tín dụng với lãi suất thấp cho các ngành xuất khẩu ưu tiên, thay đổi tỷ giá hối đoái, hỗ trợ nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu và các sản phẩm trung gian.
Trong phát triển mạnh công nghiệp thì công nghệ đóng vai trò quan trọng. Hàn Quốc đã thực hiện chính sách đa dạng hóa chính sách phát triển công nghiệp, thực hiện các chính sách công nghệp khác nhau để thay đổi cơ cấu kinh tế. Gắn quá trình chuyển dịch cơ cấu thích ứng trong từng giai đoạn với những thay đổi liên tục về chuyển giao kĩ thuật công nghiệp. Muốn thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa thì phải có những bước nhảy tắt về khoa học công nghệ.
C.KẾT LUẬN
Kể từ năm 1950 đến nay, kinh tế Hàn Quốc đã trải qua những giai đoạn phát triển thăng trầm, từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, ¾ đất đai là đồi núi, tài nguyên thiên nhiên nghèo kiệt đã vươn lên trở thành một nước có nền kinh tế công nghiệp hiện đại.
Bước sang thế kỉ XXI, Hàn Quốc là một nước công nghiệp mới (NIC) phát triển nhanh, mạnh, vững chắc, có tiềm lực kinh tế, khoa học - kĩ thuật và vị thế ngày càng tăng trên trường quốc tế. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô - bốt. Hàn Quốc là thành viên của Liên hiệp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa đặc biệt là ở châu Á, còn được gọi là Làn sóng Hàn Quốc.
Thời kì sau chiến tranh lạnh, trước sự phát triển lấy kinh tế làm trung tâm và xu thế toàn cầu hóa, Hàn Quốc bắt đầu nhận thấy Việt Nam có tiềm năng hợp tác to lớn trên nhiều lĩnh vực. Bởi vậy, Hàn Quốc đã tích cực đẩy mạnh mối quan hệ nhiều mặt với Việt Nam, hy vọng sẽ có một chỗ đứng tương xứng với tiềm năng của mình ở Đông Á và cân bằng với sự có mặt của các nền kinh tế trong khu vực này. Với sự hiểu biết đó, Hàn Quốc đã cùng Việt Nam có những bước đi chắc chắn trong quá trình hợp tác. Về phía Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra quan điểm: là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực vì sự thịnh vượng chung của nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước. Với Hàn Quốc, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn để đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt. Việt Nam khắc phục khó khăn, vượt qua trở ngại cho mối quan hệ giữa hai bên đi vvào chiều sâu và có hiệu quả.