Khoa học tự nhiên

Một phần của tài liệu Môn lịch sử thế giới văn hóa hy lạp cổ đại 1 tiểu luận cao học (Trang 26 - 28)

Người Hy Lạp cổ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về khoa học tự nhiên. Trong nhiều lĩnh vực, tư duy khoa học của họ đã vươn tới trình độ khái quát hóa cao, hình thành những định lý, tiền đề, nguyên lý có giá trị. Những tri thức khoa học mà người Hy Lạp cổ đại tích lũy được đã đặt nền móng cho các ngành khoa học tự nhiên ở châu Âu sau này.

Thứ nhất, những thành tựu về toán học địa lý và thiên văn học.

Người Hy Lạp đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về toán học, thiên văn học, triết học là Ta - lét (thế kỉ VI TCN). Ông đã tiếp thu được nhiều thành tựu quý báu của Babilon, Ai Cập. Ông đã căn cứ vào bóng tháp ở Ai Cập để đo chiều cao của nó. Do nắm được những hiểu biết sâu sắc về thiên văn học, cho nên Ta - lét đã dự tính đúng nhật thực vào ngày 28 tháng 5 năm 585 TCN. Nhà toán học Pi - ta - go (580 - 500 TCN) đã phát minh ra định lý về tam giác vuông: bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Ở thế kỉ V TCN, Mêtôn đã tính được một năm có 365 ngày.

Ở thế kỉ III TCN, thành phố Alếchxăngđri là trung tâm văn hóa của thế giới Hy Lạp. Về toán học, Ơclít (thế kỉ III TCN) là người đứng đầu phái Alếchxăngđri , ông đã tổng kết những hiểu biết của toán học lúc bấy giờ. Về lý luận, Ơclít đề ra "thuyết vô hạn". Cũng ở Alếchxăngđri, nhà bác học Êratôxten hoạt động rất sâu sắc trong nhiều lĩnh vực khoa học như toán học, vật lý học, địa lý học, thiên văn học, sử học, ngôn ngữ học. Ông phụ trách thư viện Alếchxăngđri. Ông tính được độ dài của chu vi quả đất khoảng 39.7000km.

1 C.Mác: Lời mở đầu phê phán kinh tế chính trị, Sđd, tr.102.

Những phát minh lớn của nhà bác học Asimet( khoảng 287 - 212 TCN) đã có giá trị rất quan trọng đối với kho tàng của tri thức loài người. Ông là người đặt cơ sở lý luận cho môn lực học và thủy lực học. Asimet đã đưa ra những nguyên lý cơ bản về đòn bẩy, sức đẩy của nước, đã chế ra máy bơm nước và những vũ khí để bảo vệ thành Xiraquy khi bị quân La Mã tấn công. Ông đã tính được tương đối chính xác số л.

Thứ hai, những thành tựu về y học.

Từ thế kỉ V TCN, ở Hy Lạp đã xuất hiện những thầy thuốc giỏi và nhiều tài liệu y học có giá trị. Hippôcơrat (khoảng 460 - 370 TCN) là một trong những thầy thuốc nổi tiếng nhất của Hy Lạp, ông được coi là người sáng lập ra nền y học cổ đại. Ngày nay người ta còn giữ lại được Tuyển tập

Hippôcơrat gồm 58 tác phẩm (tuy nhiên tuyển tập này bao gồm nhiều học

thuyết của các trường phái y học khác nhau, khó có thể chỉ ra tác phẩm nào của Hippôcơrat). Tất cả các tác phẩm này được viết trong khoảng thời gian từ thế kỉ V đến thế kỉ I TCN, nhưng phần lớn được viết trong thời Hippôcơrat.

Hippôcơrat cho rằng bệnh tật không phải do thần thánh gây nên mà do những nguyên nhân hoàn toàn có thể giải thích được, chẳng hạn do ảnh hưởng của môi trường xung quanh ( Bàn về không khí, nước, địa thế). Theo thuyết của Hippôcơrat, sức khỏe của con người phụ thuộc vào sự phối hợp của 4 chất dịch trong cơ thể: máu, đờm, mật vàng và mật đen (Bàn về bản chất con

người). Khi sự kết hợp này bị phá vỡ, con người sẽ bị bệnh tật sau đó nhờ các

quá trình diễn ra trong máu, sự kết hợp này lại được khôi phục, sức khỏe được phục hồi. Các thầy thuốc phái Hippôcơrat cũng rất chú ý đến việc chăm nom, bồi dưỡng và động viên tinh thần để giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe. Trong phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật xương, họ đã biết sử dụng những biện pháp giảm đau. Thuyết về các chất dịch của Hippôcơrat có ảnh hưởng lớn đến y học châu Âu đến tận thế kỉ XIX.

Câu châm ngôn nổi tiếng của ông đã được truyền bá rộng rãi: "thuốc

không chữa được, thì dùng sắt mà trị, sắt không chữa được, thì dùng lửa mà trị, lửa không chữa được, thì không thể nào chữa được".

Một phần của tài liệu Môn lịch sử thế giới văn hóa hy lạp cổ đại 1 tiểu luận cao học (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w