Tầng vật lí

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu năng của giao thức mạng không dây cá nhân Zigbee (Trang 37 - 38)

Mạng không dây UWB – IEEE 802.15.3 sử dụng phương pháp điều chế TCM (Trellis Coded Modulation) để truyền tín hiệu có tần số cao để đạt được tốc độ truyền cao theo công thức Shannon. Có 3 cách để định nghĩa dải tần của mạng UWB:

- Định nghĩa theo tỉ số độ rộng băng tần (fractional bandwidth) với hệ số băng thông được tính bằng công thức FB = (fH – fL)/fC >20% với f-

H là tần số lớn nhất, fL là tần số bé nhất và fC là tần số trung tâm của dải phổ UWB dựa trên quy định của Cơ quan quản lí viễn thông liên bang FCC.

- Định nghĩa theo độ rộng băng tần tuyệt đối (absolute bandwidth), với các mạng có tần số lớn hơn 2.5GHz, mạng được coi là mạng UWB khi độ rộng băng tần tuyệt đối ít nhất bằng 500MHz (phân theo dải kênh cố định).

- Một cách định nghĩa rộng rãi khác cũng được áp dụng để định nghĩa dải tần của mạng UWB là dải tần của UWB là các sóng có tần số từ 3.1GHz đến 10.6GHz và độ rộng băng tần là 7.5GHz.

Hiện nay có hai tiêu chuẩn UWB khác nhau là DS-UWB do diễn đàn UWB (UWB forum) đề xuất và chuẩn thứ hai được tổ chức WiMedia Alliance dựa trên điều chế phân chia tần số trực giao đa băng tần đa sóng mang trực giao MB-OFDM (Multiband Orthogonal Frequency Division Modulation).

DS-UWB sử dụng hai dải phổ chính là dải phổ băng thấp (từ 3.1GHz đến 4.85GHz – dải được đề xuất ) và dải phổ băng cao (từ 6.2GHz đến 9.7GHz – dải phổ tùy chọn).

Hình 2. 8: Dải phổ tần số của công nghệ DS-UWB

Không giống như DS-UWB, Multiband – OFDM dùng tất cả dải phổ từ 3.1GHz đến 10.6GHz và chia chúng thành 14 dài tần con đều nhau với độ rộng mỗi dải con là 528MHz với tốc độ truyền dữ liệu có thể lên tới 480Mbps. 12 băng tần đầu tiên được nhóm thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 băng tần con, hai băng tần cuối cùng được nhóm thành một nhóm.

Hình 2. 9: Dải phổ tần số của công nghệ MB-OFDM

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu năng của giao thức mạng không dây cá nhân Zigbee (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)