Phương pháp thu mẫu và các thông số đo đạc

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các kích cỡ lục bình nghiền nhỏ lên khả năng sinh khí sinh học (Trang 30 - 31)

a. Các chỉ tiêu môi trường mẻ ủ

Theo dõi các chỉ tiêu môi trường của mẻ ủ (nhiệt độ, pH, điện thế oxi hóa – khử). Phương pháp thực hiện: đo trực tiếp từ tâm bình ủ bằng điện cực với chu kì 2 ngày 1 lần bắt đầu từ ngày đầu tiên của thí nghiệm vào 7h00 sáng, nhiệt độ được tiến hành đo vào 9h00.

b. Các mẫu khí biogas

Thu mẫu khí: khí sinh ra từ các nghiệm thức được thu và trữ vào các túi nhôm. Tiến hành đo vào 7h00 sáng, theo chu kì 2 ngày/lần và theo dõi liên tục trong 45 ngày. Theo dõi, đo đạc tổng lượng khí thu được bằng đồng hồ đo thể tích Ritter và phân tích thành phần khí (% CH4, %CO2, %O2 và % H2S) bằng máy Biogas 5000. Sau khi nạp nguyên liệu vào bình ủ chưa thu khí ngay mà để một ngày cho khí sinh ra lấp đầy phần mặt thoáng trong bình, công tác thu khí đo đạc bắt đầu từ ngày thứ hai.

(A) (B)

Hình 3.2 Thiết bị đo các khí thành phần (A) và đồng hồ đo thể tích khí (B)

c. Các mẫu hỗn hợp mẻ ủ

Hỗn hợp mẻ ủ được xay nhỏ, trộn đều tạo mẫu đồng nhất và tiến hành thu mẫu để phân tích các chỉ tiêu VS, TS, TN, TP, vi sinh (vi sinh vật yếm khí, tổng coliform và faecal coliform) của các mẻ ủ tương ứng với các ngày lấy mẫu là ngày đầu, ngày 20, 45.

Sau 20 ngày thí nghiệm tiến hành lấy 1 bình ủ của mỗi nghiệm thức để phân tích các chỉ tiêu TS, VS, tỉ lệ C/N, độ kiềm và pH nhằm xác định khả năng phân hủy của các vật liệu, cuối cùng sau 45 ngày phân tích các bình còn lại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các kích cỡ lục bình nghiền nhỏ lên khả năng sinh khí sinh học (Trang 30 - 31)