Phương pháp đánh giá khả năng chống chịu mặn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long [Toàn văn] (Trang 59 - 63)

(Gregorio et al., 1997) [89]

Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng gốc

Chuẩn bị dung dịch gốc phù hợp là cần thiết để tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng và độc tính của khoáng chất mà không do độ mặn gây ra. Thay mới dung dịch gốc hai tháng một lần. Vì vậy, lượng chuẩn bị nên phụ thuộc vào số lượng của các giống thanh lọc trong thời gian hai tháng. Bảng 3.4 cho biết chi tiết chuẩn bị 4 lít dung dịch gốc.

Đối với dung dịch gốc đa lượng, cân đủ số lượng cho từng hợp chất (xem Bảng 3.4) và chuyển qua cốc 1000-ml và khuấy với 750 ml nước cất. Đổ hỗn hợp vào bình định mức 2 lít, sau đó thêm nước cất và định mức tới 2 lít. Khuấy đều hỗn hợp trong 15 phút với cá từ rồi chuyển vào chai đựng dung dịch gốc.

Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng vi lượng gốc rất quan trọng bởi vì hầu hết chất dinh dưỡng còn thiếu và độc tính khác có thể do được chuẩn bị không đúng. Mỗi hợp chất của dinh dưỡng vi lượng được liệt kê trong Bảng 3.4 phải được hòa tan một cách riêng biệt. Sử dụng 50 ml nước cất để hòa tan mỗi hợp chất trừ clorua sắt, riêng clorua sắt phải được hòa tan trong 100 ml nước cất. Trộn tất cả các dung dịch với nhau trong 1 lít nước cất bằng cách sử dụng bình định mức 2 lít. Thêm dung dịch clorua sắt trước khi cho acid citric và khuấy đều hỗn hợp trong 15 phút bằng con cá từ. Cuối cùng thêm 100 ml axit sulfuric vào hỗn hợp và định mức đến 2 lít. Khuấy thêm 10 min và trữ trong một chai thủy tinh tối. Màu cuối cùng của dung dịch này phải là màu vàng nâu. Tất cả các dung dịch gốc phải được dán nhãn đúng cách và được giữ trong chai riêng biệt.

Bảng 3.4 Chuẩn bị dung dịch gốc

Nguyên tố Hợp chất Chuẩn bị (g/4 L dd)

Đa lượng

N Amonium nitrate (NH4NO3) 365,6

P Sodium phosphate, monobasic monohydrate (NaH2PO4.H2O)

142,4

K Potassium sulfate (K2SO4) 285,6

Ca Calcium cloride, dihydrate (CaCl2.2H2O) 469,4

Mg Magiesium sulfate, 7-hydate (MgSO4.7H2O) 1.296,0

Vi lượng Hòa tan hợp chất riêng biệt và trộn với 2 lít nước cất, sau đó thêm 200 ml H2SO4 cuối cùng lên thể tích đủ 4 lít

Mn Maganous chloride, 4-hydrate (MnCl2.4H2O) 6,000

Mo Amonium molybdate, 4-hydrate [(NH4)6Mo7O24.4H2O]

0,296

Zn Zinc sulfate, 7-hydrate (ZnSO4.7H2O) 0,140

Bo Boric acid (H3BO3) 3,736

Cu Cupric sulfate, 5-hydrate (CuSO4.5H2O) 0,124

Fe Ferric chloride, 6-hydrate (FeCl3.6H2O) 30,800

Citic acid monohydrate (C6H8O7.H2O) 47,600

Nguồn: Yoshida et al., 1976 [270]

Lưu ý: Để việc pha chế và lưu trữ dễ dàng, các hợp chất ngậm nước là thích hợp

Bảng 3.5 Thành phần nguyên tố của dung dịch dinh dưỡng Nguyên tố Hợp chất ml dd gốc/360 L dung dịch dinh dưỡng Nồng độ của nguyên tố (ppm) Đa lượng

N Amonium nitrate (NH4NO3) 450 40

P Sodium phosphate, monobasic monohydrate (NaH2PO4.H2O)

450 40

K Potassium sulfate (K2SO4) 450 40

Ca Calcium sulfate, dehydrate (CaCl2.2H2O) 450 40

Mg Magiesium sulfate, 7-hydate (MgSO4.7H2O)

450 40

Vi lượng

Mn Maganous chloride, 4-hydrate (MnCl2.4H2O)

0,50 Mo Amonium molybdate, 4-hydrate

[(NH4)6Mo7O24.4H2O]

0,05

Zn Zinc sulfate, 7-hydrate (ZnSO4.7H2O) 450 0,01

Bo Boric acid (H3BO3) 0,20

Cu Cupric sulfate, 5-hydrate (CuSO4.5H2O) 0,01

Fe Ferric chloride, 6-hydrate (FeCl3.6H2O) 2,00

Mặn hóa dung dịch dinh dưỡng

Dung dịch dinh dưỡng mặn được chuẩn bị bằng cách thêm NaCl trong khi khuấy để có được EC mong muốn (Ví dụ: 6; 7,5 và 9 g NaCl/lít dung dịch dinh dưỡng để có EC là 12, 15 và 18 dSm-1 tương ứng). Đổ dung dịch vào các khay đủ để chạm vào đáy lưới của tấm xốp. Dung dịch cần thiết cho mỗi khay khoảng 3 lít. Tuy nhiên, thực tế chuẩn bị nhiều hơn số lượng chính xác trong trường hợp tràn đổ.

Quản lý dung dịch dinh dưỡng

Việc duy trì dung dịch dinh dưỡng là rất quan trọng. Quan trọng nhất là việc điều chỉnh độ pH. Theo dõi và duy trì độ pH của dung dịch dinh dưỡng là rất quan trọng bởi vì điều này kiểm tra sự cân bằng của các chất dinh dưỡng có sẵn, nếu pH của dung dịch dinh dưỡng lệch ± 1,0 so với pH 5,0 sẽ làm cho một số chất dinh dưỡng trở nên độc hại và một số chất khác thiếu, do đó một máy đo pH đáng tin cậy và hiệu chuẩn thường xuyên là cần thiết.

Amonium và Nitrat là nguồn cung cấp đạm, pH sẽ giảm trong những ngày đầu tiên bởi vì ion ammonium được thuận lợi hấp thụ bởi cây trồng hơn ion nitrat. pH sau đó sẽ tăng khi ion ammonium cạn kiệt và nhiều ion nitrat được hấp thu bởi cây trồng. Việc tăng pH trong dung dịch dinh dưỡng có thể được sử dụng như một chỉ báo rằng nguồn đạm bắt đầu bị thiếu. Thay đổi dung dịch dinh dưỡng sau mỗi 8 ngày.

Sự thâm nhập của ánh sáng vào dung dịch dinh dưỡng thúc đẩy sự tăng trưởng của tảo. Tảo không có hại, nhưng nó có xu hướng làm tăng pH đặc biệt là vào giữa ngày và đầu giờ chiều. Nếu tốc độ tăng trưởng đáng kể tảo được quan sát, nên điều chỉnh pH hai lần một ngày, ví dụ như vào lúc 9 giờ và 15 giờ. Do bốc hơi và thoát hơi nước sẽ mất thể tích dung dịch trong các khay. Giữ nguyên lượng dung dịch trong khay với nước cất sau mỗi 2 ngày.

Hiệu chuẩn pH và EC

Duy trì độ pH của dung dịch nuôi trồng là rất quan trọng. Bất kỳ lỗi nào về pH có thể tạo ra stress không cần thiết cho cây do độc tính hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà không phải do độ mặn gây ra. Do đó, hiệu chỉnh pH phải được thực hiện thường xuyên. EC của dung dịch sẽ không thay đổi đáng kể từ ngày 1 đến khoảng ngày thứ 8. Lỗi từ thiết bị đo EC có thể dễ dàng phát hiện bởi vì trước khi đo, lượng NaCl cần dự kiến (Ví dụ: 6 g NaCl/lít cho EC 12 dSm-1). Tuy nhiên, hiệu chuẩn EC nên được thực hiện ít nhất một lần một tháng bằng cách sử dụng chuẩn EC 7,01 dSm-1.

Xlý cây m và s mặn hóa

Hạt giống thử nghiệm phải được xử lý nhiệt 5 ngày trong tủ sấy thiết lập nhiệt độ ở mức 500C để phá vỡ miên trạng của hạt giống. Nảy mầm không

đồng đều sẽ ảnh hưởng đến kết quả thanh lọc. Tại thời điểm này sự nhiễm mặn xảy ra từ rất sớm ở giai đoạn mạ. Sau khi phá miên trạng, khử trùng hạt giống với thuốc diệt nấm và rửa sạch với nước cất. Đặt hạt đã tiệt trùng trong đĩa petri với giấy ẩm và ủ ở 300C trong 48 giờ để hạt nảy mầm. Gieo 2 hạt nảy mầm vào mỗi lỗ trên các phao xốp cây giống. Rễ mâ m sẽ được chèn qua lưới nylon. Trong quá trình này, rể mâ m có thể bị hư hỏng và thiệt hại nhưng ta không nhìn thấy được. Bất kỳ thiệt hại nào cho các rể nhỏ sẽ phá hủy các cơ chế chịu mặn chính của lúa. Vì vậy, phải đủ thời gian cho phép cây con hồi phục lại với những thiệt hại. Vì lý do này, hạt giống vừa nảy mầm không nên đặt trong dung dịch dinh dưỡng mặn. Chỉ để cây con trên khay xốp chứa đầy nước cất. Các chất dinh dưỡng đầy đủ trong nội nhũ sẽ cho cây con phát triển bình thường sau 3-4 ngày. Sau 3 ngày, khi cây con phát triển tốt, thay thế nước cất với dung dịch dinh dưỡng mặn. Ngưỡng độ mặn là ban đầu tại EC = 6; 7,5 và 9 dSm-1. Ba ngày sau, tăng độ mặn EC = 12; 15; 18 dSm-1 bằng cách thêm NaCl vào dung dịch dinh dưỡng. Đổi mới dung dịch dinh dưỡng mỗi 8 ngày và duy trì độ pH 5,0 mỗi ngày. Các thí nghiệm có thể được đánh giá cao nhất ở 10 và 16 ngày sau khi mặn hóa.

Kiểm tra giống/dòng thử nghiệm và giống đối chứng

Tấm xốp nổi chứa cây mạ có 10 hàng với 10 lỗ/hàng. Một hàng có thể được sử dụng cho một giống/dòng. Điều này cần thiết để có thể so sánh triệu chứng thấy được do stress mặn. Sử dụng 2 giống đối chứng là IR28 - chuẩn nhiễm mặn, Đốc Phụng - kháng mặn.

Đánh giá các triệu chứng stress mặn

Sử dụng tiêu chuẩn đánh giá cấp điểm (xem Bảng 3.6) để đánh giá các triệu chứng ngộ độc do mặn. Phận loại theo cấp từ kiểu gen chống chịu, chống chịu trung bình đến mẫn cảm. Đánh giá cấp bắt đầu khi giống chuẩn nhiễm IR28 biểu hiện nhiễm mặn ở cấp 9 vì thời gian này, sẽ có một sự phân biệt rõ ràng giữa các giống thí nghiệm: chống chịu, chống chịu trung bình và mẫn cảm.

Bảng 3.6 Tiêu chuẩn đánh giá cấp (SES) các triệu chứng tổn thương mặn giai đoạn mạ

Cấp Mô tả triệu chứng Đánh giá

1 Tăng trưởng bình thường không có vết lá cháy Chống chịu tốt 3 Gần như bình thường, nhưng đầu lá hoặc vài lá có vết trắng, lá

hơi cuốn lại

Chống chịu

5 Tăng trưởng chậm, hầu hết lá bị khô, một vài chồi bị chết Chống chịu trung bình

7 Tăng trưởng bị ngưng lại hoàn toàn, hầu hết lá bị khô, một vài cây bị chết.

Mẫn cảm 9 Hầu hết tất cả cây bị chết hoặc sắp chết (do mất màu diệp lục) Rất mẫn cảm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long [Toàn văn] (Trang 59 - 63)