Chính phủ có thể sử dụng chi tiêu công như một công cụ nhằm hướng đến xóa đói giảm nghèo bằng các hình thức như chi đầu tư, chi thường xuyên để hướng đến thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao thu nhập cho dân cư, trong đó có người nghèo.
1. Hướng chi tiêu công vào những loại dịch vụ công thiết yếu nhất của xã hội nhằm tạo cơ hội lớn hơn cho người nghèo trong hưởng thụ các dịch vụ này. Chính phủ nên hỗ trợ ngân sách ở mức tối đa cho việc cung cấp các dịch vụ giáo dục tiểu học và chăm sóc sức khoẻ ban đầu - là những dịch vụ thiết yếu cho tất cả mọi người - để tăng cơ hội hưởng thụ của người nghèo. Ở Việt Nam, mục tiêu chi ngân sách cho giáo dục và y tế cũng được coi trọng, chẳng hạn Chính phủ dự kiến duy trì ngân sách chi cho giáo dục ở mức 20% tổng chi ngân sách và tăng tỷ trọng chi cho y tế trong tổng chi NSNN từ 5% hiện nay lên 12% vào năm 2015. Điều này là cần thiết để bảo đảm có đủ kinh phí thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Chẳng hạn, theo chủ trương của Chính phủ về việc trợ cấp tài chính cho khám chữa bệnh đối với người nghèo và hỗ trợ một phần cho người cận nghèo, ước tính, diện bao phủ của chính sách BHYT miễn phí cho người nghèo năm 2008 là khoảng 27 triệu người, nếu tính cả số người cận nghèo dự kiến được trợ cấp 50% mệnh giá BHYT thì số người được nhận trợ cấp lên đến 41 triệu người. Để trợ cấp được toàn bộ số đối tượng nói trên, dự kiến NSNN phải chi 6,6 ngàn tỷ đồng/năm, gấp hơn 2 lần số chi thực tế từ NSNN thông qua BHYT hiện nay.
2. Để nâng cao khả năng đáp ứng các dịch vụ công cho dân cư địa phương, đặc biệt là người nghèo,Chính phủ cần tăng cường phân cấp ngân sách cho các cấp chính quyền địa
trung nhiều hơn vào việc hoạch định chính sách và các chức năng quản lý nhà nước. Do đó, việc tăng cường phân cấp ngân sách cho cấp dưới sẽ tạo điều kiện cho các cấp này thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ công tốt hơn. Các dịch vụ công do cấp chính quyền càng gần dân cung ứng thì càng có điều kiện sát hợp hơn với nhu cầu của người dân, đồng thời do cấp chính quyền này nắm vững hơn về dân cư trên địa bàn nên sẽ tăng khả năng phục vụ đúng các đối tượng mà nhà nước quan tâm, đặc biệt là người nghèo.
Chính quyền cấp dưới chỉ có thể chủ động cung ứng dịch vụ công cần thiết ở địa phương khi có nguồn thu xác định, đầy đủ và ổn định, đồng thời được giao các nhiệm vụ chi rõ ràng và phù hợp. Mặc dù cơ chế phân cấp hiện nay thực hiện theo mô hình tập trung quyền lực ở trung ương và bảo đảm sự điều hoà của trung ương cho các tỉnh, song việc tập trung quá mức các nguồn thu ở trung ương sẽ dẫn đến chỗ hình thành một cơ chế chuyển giao phức tạp và dễ bị yếu tố chủ quan làm cho sai lệch. Cần bảo đảm để địa phương có đủ nguồn để trang trải khoảng 2/3 nhiệm vụ chi tiêu của địa phương, còn 1/3 còn lại là dựa vào sự điều tiết và chuyển giao của trung ương.
Cần thống nhất về nguyên tắc trong phương thức phân bổ ngân sách ở các tỉnh.Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đã trao cho các tỉnh thẩm quyền tương đối rộng trong phân bổ ngân sách cho các cấp thấp hơn. Điều đó cho thấy, khi tính công bằng trong phân bổ ngân sách giữa các tỉnh được cải thiện, cũng chưa bảo đảm rằng sẽ khắc phục được tình trạng phân bổ không đồng đều giữa các cấp tỉnh, huyện và xã nếu cấp tỉnh không chú trọng đến tính công bằng trong phân bổ nguồn lực. Vì vậy, ngay tại từng tỉnh cũng cần có cơ chế phân cấp hợp lý giữa cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, sao cho các cấp cơ sở có điều kiện đáp ứng tốt nhất dịch vụ công cho các đối tượng dân cư trên địa bàn và chú trọng đến người nghèo.
3. Cải tiến cách thức phân bổ ngân sách để khắc phục tình trạng bất bình đẳng giữa các khu vực về các dịch vụ công thiết yếu. Theo đó, khu vực nào có tiềm năng lớn hơn sẽ có điều kiện chi tiêu nhiều hơn, trong khi đó những vùng nghèo khó do thiếu kinh phí nên thường có xu hướng cắt giảm các chi tiêu về dịch vụ công để đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thiết yếu khác của bộ máy.
Vì vậy, cần tính đến mức thu nhập bình quân đầu người của các địa phương trong việc phân bổ NSNN, kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên. Việc phân bổ ngân sách hiện chưa tính đầy đủ đến yếu tố mức thu nhập của dân cư. Chính mức thu nhập của dân cư tác động rõ nét đến quy mô chi tiêu công của tỉnh đó.Khi kinh phí từ NSNN còn hạn hẹp thì chính sự đóng góp của dân cư sẽ giúp chính quyền nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công ở địa phương mình. Nếu không tính đến yếu tố này thì sự phân bổ ngân sách của Chính phủ mới chỉ mang tính phiến diện và bất bình đẳng về tài chính giữa các địa phương sẽ ngày càng rộng.
4. Tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Cách thức này tránh được những rủi ro do cơ sở cung ứng không chi cho đúng đối tượng được ưu đãi và sự lạm dụng nguồn lực để mưu lợi riêng.
Nhà nước cần tiếp tục dành một nguồn kinh phí thoả đáng để hỗ trợ học sinh nghèo thông qua chính sách miễn giảm học phí. Số kinh phí này nên phân bổ cho các địa phương căn cứ vào số lượng học sinh, sinh viên và mức độ khó khăn của từng vùng. Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp quyết định phân bổ quỹ này cho các địa phương cấp dưới trực tiếp.HĐND cấp cơ sở xem xét, quyết định danh sách học sinh, sinh viên trong xã, phường được cấp học bổng dưới hình thức phiếu thanh toán chỉ có giá trị trả học phí. Việc sử dụng quỹ khuyến học ở các cấp phải được công khai hoá cho nhân dân địa phương biết để giám sát và kiểm tra thực hiện.
Để tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận nhiều hơn đến dịch vụ khám chữa bệnh, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ chi phí y tế cho người nghèo và cận nghèo bằng cách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và hỗ trợ một phần cho người cận nghèo, đồng thời có cơ chế hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại cho người nghèo khi họ phải điều trị nội trú tại các bệnh viện. Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế để chia sẻ rủi ro cho các đối tượng thiệt thòi trong xã hội, đặc biệt là người nghèo.
Nâng cao hiệu quả của các chương trình chi tiêu nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Cần tăng mức cấp vốn từ ngân sách trung ương cho các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm giảm đói nghèo, bởi vì số kinh phí hiện tại còn nhỏ bé để tạo ra sự thay đổi cơ bản về cơ sở hạ
5. Việc xây dựng các chương trình trợ cấp cần có sự định hướng vừa theo vùng địa lý, vừa theo loại hàng hoá. Định hướng theo vùng địa lý sẽ bảo đảm chương trình trợ cấp đến với các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa là nơi có nhiều người nghèo sinh sống. Định hướng theo loại hàng hoá sẽ giúp cho các chương trình trợ cấp đưa được những loại hàng hoá, dịch vụ mà người nghèo sử dụng nhiều hơn các nhóm dân cư khác đến được với họ.
Các chương trình cần tập trung hơn nữa vào đối tượng nghèo nhất thông qua việc tăng định mức phân bổ ngân sách cho các vùng nghèo đói và bảo đảm phân bổ đúng cho các đối tượng nghèo. Việc xây dựng năng lực cho các hộ nghèo để họ có thể tham gia vào quá trình thực thi và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia nói trên là một đòi hỏi quan trọng để nâng cao hiệu quả của các chương trình. Ngoài ra, các vấn đề nghiệp vụ trong quản lý tài chính các chương trình phải được quan tâm đầy đủ hơn, chẳng hạn như phải cải tiến quy chế điều hành và các thủ tục quản lý tài chính hợp lý hơn, bảo đảm thời hạn cấp phát kinh phí phù hợp với tiến độ công việc...
Tóm lại, giảm nghèo không chỉ là thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh, mà cần có sự can thiệp của Chính phủ như một tác nhân chủ yếu tác động trực tiếp đến giảm nghèo, trong đó cải cách chi tiêu công của Chính phủ theo hướng tập trung nhiều hơn vào người nghèo là một công cụ hữu hiệu và có tác động trực tiếp tới mục tiêu nói trên.