Xác định độ chính xác của ph−ơng pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quang phổ lò graphit (GHA AAS) để định lượng chì (pb) trong máu và nước tiểu 2008 (tt) (Trang 34 - 48)

Kết quả độ chính xác của ph−ơng pháp cho thấy:

- Giới hạn phát hiện của ph−ơng pháp định l−ợng chì máu là 0,2μg/dl, chì niệu là 2,24μg/l.

- Độ biến thiên trung bình của hai ph−ơng pháp: chì máu (5,04%), chì niệu (7,54%).

- Tỷ lệ thu hồi của các lần thử nghiệm đối với mẫu máu đạt trung bình là 93,99%, đối với mẫu n−ớc tiểu đạt trung bình là 90,74%.

Tr−ớc đây ph−ơng pháp định l−ợng chì vẫn đ−ợc sử dụng là ph−ơng pháp soi màu phức hợp Dithizonat – chì, rất tốn thời gian và các b−ớc thực hiện phức tạp. Độ nhạy của ph−ơng pháp là 0,2μg/8ml (25μg/l) [12]

Sau này ph−ơng pháp cực phổ đ−ợc đ−a vào ứng dụng. Ph−ơng pháp này có −u điểm là giới hạn phát hiện thấp, độ nhạy cao, độ chọn lọc cao và l−ợng mẫu cần dùng để phân tích nhỏ. Tuy vậy, sử dụng ph−ơng pháp này, ng−ời phân tích phải tiếp xúc với thuỷ ngân, nguyên tố có khả năng bay hơi ngay cả ở nhiệt độ phòng. Đồng thời, việc loại các yếu tố nhiễu còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là đối với các mẫu có thành phần phức tạp nh− mẫu máu và n−ớc tiểu.

Tác giả Đặng Thị Minh Ngọc định l−ợng chì niệu bằng Cực phổ xung vi phân cho giới hạn phát hiện của ph−ơng pháp là 1μg/l (2.10-9M/mẫu), hệ số biến thiên là 1,5%, độ thu hồi 90,69%. Kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy, hệ số biến thiên đối với chì máu, chì niệu cao hơn so với hệ số biến thiên của ph−ơng pháp định l−ợng chì niệu bằng cực phổ xung vi phân (5,04% và7,54% so với 1,15%). Hệ số thu hồi của ph−ơng pháp định l−ợng chì máu là 93,99%, chì niệu là 90,74% t−ơng đ−ơng với ph−ơng pháp định l−ợng chì bằng cực phổ xung vi phân 90,69% [5] .

Ph−ơng pháp Quang phổ hấp thụ nguyên tử có những −u điểm đáng kể của một ph−ơng pháp phân tích: có độ nhạy, độ chính xác, độ chọn lọc cao, l−ợng mẫu sử dụng ít, thời gian phân tích nhanh, phân tích hàng loạt rất thuận lợi cho nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ ng−ời lao động cũng nh− cộng đồng.

Độ chính xác của kết quả theo ph−ơng pháp của chúng tôi đạt đ−ợc giới hạn sai số cho phép của phép phân tích. Ph−ơng pháp định l−ợng chì máu, chì niệu là đáng tin cậy.

Tính −u việt của ph−ơng pháp

Từ tr−ớc tới nay, phòng thí nghiệm Sinh hoá - Huyết học, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi tr−ờng th−ờng định l−ợng chì trong máu và n−ớc tiểu bằng ph−ơng pháp trắc quang, cực phổ sóng vuông, cực phổ xung vi phân. Ph−ơng pháp sử lý mẫu để đo cực phổ sóng vuông và xung vi phân là vô cơ hoá −ớt. So sánh 2 ph−ơng pháp phá mẫu:

Lò vi sóng Vô cơ hoá −ớt Kỹ thuật

Máu N−ớc tiểu Máu N−ớc tiểu

L−ợng mẫu phân tích 1ml 3ml 0,5ml 5ml

Tác nhân oxy hoá 9ml HNO3, 5 ml H2O2 7ml HNO3, 4 ml H2O2 1-2ml HNO3, 0,5 ml H2O2 1-2ml HNO3, 0,5 ml H2O2 Thời gian xử lý 60 phút 60 phút 15 – 16 tiếng 15 – 16 tiếng

Độ thu hồi 93,99% 90,74% 92,5% -

Qua bảng tóm tắt trên ta thấy: Cả hai ph−ơng pháp vô cơ hoá mẫu trong lò vi sóng và vô cơ hoá −ớt trong tuýp đều cho độ thu hồi tốt, đặc biệt là mẫu máu.

Ph−ơng pháp vô cơ hoá −ớt thời gian sử lý lâu và là hệ hở nên trong quá trình xử lý đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ để tránh mẫu bị phụt hay cháy gây mất mẫu phân tích.

L−ợng Axit dùng để oxy hoá mẫu phá trong lò vi sóng nhiều hơn so với vô cơ hoá −ớt bằng tuýp vì chúng tôi sử dụng bình phá mẫu cỡ 60ml, t−ơng đối lớn so với thể tích mẫu phân tích. Vì vậy, giá thành của mẫu cao hơn so với phá mẫu vô cơ hoá −ớt.

Hiện nay, ph−ơng pháp hiện đại là phá mẫu bằng lò vi sóng với các ống kín áp suất cao rất phù hợp với xu h−ớng chung của các phòng thí nghiệm trên thế giới, thời gian xử lý mẫu nhanh và triệt để. Nhiệt độ đ−ợc kiểm soát chính xác và ổn định và không bị mất mẫu. Mỗi lần phá mẫu đ−ợc 12 mẫu, thích hợp cho yêu cầu phân tích nhanh với số l−ợng lớn.

4.3. Khảo sát hàm l−ợng Pb trong máu và n−ớc tiểu của ng−ời bình th−ờng

Rất nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, việc xác định hàm l−ợng chì máu và chì niệu là xét nghiệm cận lâm sàng dùng để phát hiện sớm sự tiếp xúc quá ng−ỡng với chì,

đây là nghiệm pháp tiếp xúc đồng thời còn đ−ợc sử dụng để theo dõi hiệu quả gây thải chì trong điều trị, trong giám định nhiễm độc chì.

Hàm l−ợng chì trong máu ng−ời bình th−ờng

Nhiều tác giả đánh giá cao ph−ơng pháp xác định chì máu và cho nó là một xét nghiệm tốt nhất phản ánh về gánh nặng chì của cơ thể đối với các đối t−ợng tiếp xúc với chì th−ờng xuyên [20,22].

Năm 1975, Grinffin đã nghiên cứu trên các nữ thanh niên tình nguyện tiếp xúc với chì trong không khí 23 giờ/ngày trong vòng 3-4 tháng, kết quả cho thấy l−ợng chì trong máu tăng từ 20μg/dl tới 27μg/dl và 37μg/dl t−ơng ứng với mức tiếp xúc ở ng−ỡng 3,2μg/m3, 10,9μg/m3 chỉ sau 5 tuần tiếp xúc [27].

Dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi xác định đ−ợc hàm l−ợng chì trung bình trong máu của 92 ng−ời bình th−ờng, khoẻ mạnh, không tiếp xúc nghề nghiệp với chì, không sống gần nguồn ô nhiễm, khai thác, tái chế chì là 11,83 ± 5,51μg/dl. Các giá trị dao động từ 4,05μg/dl đến 29,04μg/dl

Theo Lê Văn Trung, trị số chì huyết nhỏ hơn 30μg/dl gặp ở ng−ời hoàn toàn không tiếp xúc với chì. ở trị số này, l−ợng delta – ALA niệu, chì niệu đều ở giới hạn sinh lý bình th−ờng[10]

Kết quả của chúng tôi cao hơn nhiều so với kết quả của Vũ Khánh Vân. Năm 2004, tác giả đã xác định hàm l−ợng chì huyết trung bình của 200 ng−ời không tiếp xúc với chì bằng ph−ơng pháp cực phổ xung vi phân cho kết quả là 2,06 ± 1,05 μg/dl, các giá trị có thể gặp từ 0,12 đến 9,86 μg/dl [13]

Năm 1988, Nguyễn Thị Xuân Thuỷ đã tiến hành định l−ợng chì trong máu của 30 ng−ời khoẻ mạnh trên máy cực phổ sóng vuông cho kết quả: hàm l−ợng chì giao động từ 9,76 - 37,76μg/dl. Hàm l−ợng chì huyết trung bình 18,64μg/dl [8].

ở Mỹ và Châu Âu, nghiên cứu hàm l−ợng chì máu trung bình từ năm 1980 đến 1990 cho thấy hàm l−ợng chì máu dao động từ 7 - 14 μg/dl, những năm gần đây trị số này nhỏ hơn 4 μg/dl [18]

ở khu vực Đông và Nam Châu á, hàm l−ợng chì máu của nữ giới dao động từ 1,9 – 6,5μg/dl. ở Đài Loan, những nghiên cứu gần đây cho thấy hàm l−ợng chì máu ng−ời bình th−ờng không tiếp xúc nghề nghiệp trong khoảng 7,5 -9μg/dl, chỉ có

10% số đối t−ợng trong khoảng 14 – 15 μg/dl (giá trị cao nhất là 58μg/dl) [18] Tại Nhật Bản, hàm l−ợng chì máu của các nhân viên cảnh sát giao thông ở Tokyo năm 1970 là từ 17,5 – 19,1μg/dl và 200 giao viên sống, làm việc tại Tokyo có ng−ỡng chì máu trung bình là 6,3μg/dl . Hàm l−ợng chì máu của 2026 nông dân sống ở khu vực nông thôn Tokyo thấp hơn, là 3,8μg/dl [35]

Năm 1968, tại hội nghị các chuyên gia về nhiễm độc chì thế giới đ−a ra ng−ỡng chì máu ng−ời bình th−ờng <40 μg/dl, cho phép: 40 – 60 μg/dl, quá mức: 60-100μg/dl, nguy hiểm là >100μg/dl

Năm 1994, Trung tâm phòng chống bệnh tại Mỹ (CDC) thông báo, đối với trẻ em ng−ỡng an toàn của chì đ−ợc chấp nhận là 10μg/dl [14].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, mối liên quan giữa giới và hàm l−ợng chì máu ch−a điển hình. So sánh hàm l−ợng Pb máu giữa nam và nữ cho thấy hàm l−ợng Pb máu trung bình của nam cao hơn nữ (12,53 ± 7,14μg/dl so với 11,36 ± 4,15μg/dl ). Sự chênh lệch hàm l−ợng Pb giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Hàm l−ợng chì niệu ng−ời bình th−ờng

Xét nghiệm chì niệu từ lâu vẫn đ−ợc coi là một test tiếp xúc có giá trị do những −u điểm:

- Chì niệu có mối t−ơng quan với chì máu và chì trong không khí môi tr−ờng [1].

- Lấy mẫu t−ơng đối dễ dàng, bảo quản đơn giản, l−ợng mẫu xét nghiệm lớn thuận tiện cho việc phân tích.

- Tuy nhiên, mẫu cũng dễ bị nhiễm chì từ môi tr−ờng và lấy mẫu 24giờ hiện nay là một việc khó khăn. Để khắc phục nh−ợc điểm trên, một số tác giả đề nghị lấy n−ớc tiểu bãi và hiệu chỉnh theo creatinin niệu.

Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Vệ sinh công nghiệp Mỹ 1994 – 1995 công bố: hàm l−ợng chì niệu ng−ời không tiếp xúc nghề nghiệp nhỏ hơn 50 μg/l, nhỏ hơn 80μg/24h [18].

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán năm 1985, giới hạn chì niệu là 80μg/24 giờ (ph−ơng pháp dithizon), trên 80μg/24 giờ là có thẫm nhiễm bệnh lý, trên 150μg/24 giờ có thể có biểu hiện lâm sàng [10].

Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Trình và ctv (1971) cho thấy, trị số chì niệu ở ng−ời Việt nam bình th−ờng là 36 ± 18 μg/l hay 43 ± 20μg/24h, sự chênh lệch giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê [ 9 ].

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, hàm l−ợng chì niệu trung bình của ng−ời bình th−ờng là 12,01 ± 4,68μg/l, các giá trị dao động từ 4,53μg/l đến 24,34μg/l, thấp hơn các trị số trên. So sánh hàm l−ợng chì niệu giữa nam và nữ cho thấy hàm l−ợng Pb niệu trung bình của nữ cao hơn của nam (12,11 ± 5,13μg/l so với 11,80 ± 4,08μg/l ), sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê. Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả n−ớc ngoài cho thấy rằng độ mẫn cảm đối với chì cũng nh− đối với tác hại của chì không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Kết luận

1. Ph−ơng pháp vô cơ hoá bằng lò vi sóng có nhiều −u điểm phù hợp đối với phá mẫu máu và n−ớc tiểu và thích hợp cho việc phân tích trên máy Quang phổ hấp thụ nguyên tử lò graphit.

Giới hạn phát hiện của ph−ơng pháp định l−ợng chì máu là 0,2μg/dl, chì niệu là 2,24 μg/l

Độ lặp lại của ph−ơng pháp định l−ợng chì máu là 5,04%, chì niệu là 7,54%. Độ thu hồi của ph−ơng pháp định l−ợng chì máu là 93,99%, chì niệu là 90,74% Độ nhạy và độ chính xác của ph−ơng pháp đạt đ−ợc giá trị lý thuyết cho phép phân tích cho các nguyên tố

2. ứng dụng ph−ơng pháp Quang phổ hấp thụ nguyên tử lò Graphit chúng tôi đã khảo sát đ−ợc hàm l−ợng chì trong máu và n−ớc tiểu của ng−ời bình th−ờng để làm giá trị tham khảo:

Hàm l−ợng Pb máu trung bình là: X ± σ =11,83 ± 5,51μg/dl Các giá trị dao động từ 4,05μg/dl đến 29,04μg/dl Hàm l−ợng Pb niệu trung bình là: X ± σ =12,01 ± 4,68μg/l Các giá trị dao động từ 4,53μg/l đến 24,34μg/l

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quang phổ lò graphit (GHA AAS) để định lượng chì (pb) trong máu và nước tiểu 2008 (tt) (Trang 34 - 48)